Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 11 cánh diều giữa học kì 1 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 11 giữa học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Điểm giống nhau về điều kiện tự nhiên của các nước Tây Nam Á và Trung Á là

  • A. địa hình phần lớn là núi cao, rừng rậm, đồng bằng rộng lớn.
  • B. địa hình phần lớn là núi đá, hoang mạc, đất trồng hiếm,
  • C. địa hình chủ yếu là đồng bằng và hoang mạc xen kẽ.
  • D. địa hình chủ yếu là các hồ băng hà, ốc đảo, hoang mạc.

Câu 2: Ý nào dưới đây không phải là hệ quả toàn cầu hoá kinh tế?

  • A. Giá cả hàng xuất khẩu của mỗi nước sẽ tăng có lợi cho các nước
  • B. Phân công lao động quốc tế sâu và rộng,
  • C. Thúc đẩy sản xuất thế giới phát triển.
  • D. Tăng đầu tư nước ngoài.

Câu 3: Châu Phi có tỉ lệ người HIV cao nhất thế giới là do:

  • A. Trình độ dân trí thấp.
  • B. Có ngành du lịch phát triển.
  • C. Xung đột sắc tộc.
  • D. Nhiều hủ tục chưa được xóa bỏ.

Câu 4: Việc dân số thế giới tăng nhanh đã

  • A. Thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế
  • B. Làm cho tài nguyên suy giảm và ô nhiễm môi trường
  • C. Làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng tăng
  • D. Thúc đẩy giáo dục và y tế phát triển

Câu 5: Trụ sở của Liên hợp quốc được đặt ở

  • A. Oa-sinh-tơn, Hoa Kỳ.
  • B. Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ.
  • C. Thành phố Niu Oóc, Hoa Kỳ.
  • D. Xin-ga-po.

Câu 6: Các nước nào sau đây thuộc khối thị trường chung Nam Mĩ?

  • A. Ác-hen-ti-na, Ni-ca-ra-goa, Ha-i-ti, Ca-na-da.
  • B. Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay.
  • C. U-ru-goay, Chi-lê, Mê-hi-cô, Cô-lôm-bi-a.
  • D. Bra-xin, Mê-hi-cô, Cô-lôm-bi-a, Cu-ba.

Câu 7: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước phát triển?

  • A. GDP bình quân đầu người cao
  • B. Đầu tư ra nước ngoài nhiều
  • C. Chỉ số phát triển con người ở mức cao
  • D. Dân số đông và tăng nhanh

Câu 8: Căn cứ để phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước

  • A. đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội.
  • B. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển xã hội.
  • C. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế.
  • D. trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 9: Tổ chức kinh tế nào có các nước ở nhiều châu lục làm thành viên nhất?

  • A. Thị trường chung Nam Mĩ.
  • B. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
  • C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
  • D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Câu 10: Ý nào sau đây không thể hiện tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại:

  • A. chuyển dịch cơ cấu kinh tế
  • B. làm xuất hiện nhiều ngành mới
  • C. làm chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu việc làm
  • D. làm thay đổi nền kinh tế

Câu 11: Trong các quốc gia sau đây, quốc gia nào là nước có trình độ kinh tế-xã hội phát triển

  • A. U-ru-goay.
  • B. Nhật Bản.
  • C. Thái Lan.
  • D. A-rập Xê-út.

Câu 12: Khu vực hoá kinh tế không bao gồm biểu hiện nào sau đây?

  • A. Thương mại nội vùng giữa các quốc gia trong cùng khu vực tăng
  • B. Nhiều hiệp định kinh tế, chính trị khu vực được kí kết.
  • C. Số lượng của các công ty đa quốc gia và chi nhánh không ngừng tăng.
  • D. Nhiều tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành.

Câu 13: Nguyên nhân chính dẫn đến xung đột dai dẳng giữa Ixraen và Palextin là

  • A. tranh giành khai thác tài nguyên dầu mỏ.
  • B. sự can thiệp của thế lực bên ngoài.
  • C. tranh giành nguồn nước và đất đai.
  • D. bất đồng về tôn giáo và các tổ chức cực đoan.

Câu 14: Nước nào dưới đây thuộc các nước công nghiệp mới (NICs)?

  • A. Hàn Quốc, Bra-xin, Ác-hen-ti-na
  • B. Hoa Kì, Nhật Bản, Pháp
  • C. Pháp, Bô-li-vi-a, Việt Nam
  • D. Ni-giê-ri-a, Xu-đăng, Công-gô

Câu 15: Sự hợp tác giữa các công ty thuộc nhiều quốc gia khác nhí để tạo nên một sản phẩm đó là biểu hiện của

  • A. khu vực hoá kinh tế.
  • B. sự phân công lao động quốc tế càng rộng và sâu.
  • C. sự phụ thuộc lẫn nhau về khoa học công nghệ.
  • D. sự lũng đoạn kinh tế của các công ty xuyên quốc gia.

Câu 16: Hiện nay, nguồn nước ngọt ở nhiều nơi trên thế giới bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu là do

  • A. Nước xả từ các nhà máy thủy điện
  • B. Chất thải công nghiệp chưa qua xử lí.
  • C. Chất thải trong sản xuất nông nghiệp
  • D. Khai thác và vận chuyển dầu mỏ.

Câu 17: Tác động tích cực của quá trình toàn cầu hóa làm

  • A. thúc đẩy sản xuất phát triển.
  • B. thúc đẩy kinh tế chậm phát triển.
  • C. gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
  • D. thúc đẩy tự do hóa thương mại.

Câu 18: Nhân tố giữ vai trò quyết định để một nước đang phát rút ngắn, đi tắt, đón đầu tiến kịp các nước phát triển là

  • A. khai thác triệt để các nguồn lực của quốc gia đang có.
  • B. phát triển nguồn lao động cả số lượng lẫn chất lượng.
  • C. tranh thủ được vốn và tri thức của các nước phát triển.
  • D. chính sách phát triển khoa học và công nghệ của quốc gia đó.

Câu 19: Những thách thức lớn đối với châu Phi hiện nay là

  • A. Trình độ dân trí thấp, đói nghèo, bệnh tật, xung đột.
  • B. Già hóa dân số, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp.
  • C. Cạn kiệt tài nguyên, thiếu lực lượng lao động.
  • D. Các nước cắt giảm viện trợ, thiếu lực lượng lao động.

Câu 20: Vùng núi nổi tiếng nhất ở Mĩ Latinh là

  • A. Anđét.
  • B. Antai.
  • C. Anpơ.
  • D. Coocdie.

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 11 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 11 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.