TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đâu không phải là vấn đề an ninh phi truyền thống?
- A. Biến đổi khí hậu.
- B. Xung đột sắc tộc.
-
C. Xung đột vũ trang.
- D. Dịch bệnh.
Câu 2: An ninh truyền thống là các vấn đề liên quan đến?
- A. khí hậu.
-
B. quân sự.
- C. dịch bệnh.
- D. lương thực.
Câu 3: Đâu không phải là một vấn đề mang tính toàn cầu?
- A. An ninh lương thực.
- B. An ninh năng lượng.
- C. Biến đổi khí hậu.
-
D. Thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia.
Câu 4: An ninh lương thực được hiểu là?
- A. Sự dư thừa về lương thực thực phẩm của một quốc gia.
-
B. Sự đảm bảo của mỗi quốc gia về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực.
- C. Tình trạng hấp thu dinh dưỡng từ lương thực, thực phẩm của người dân có được tốt hay không và sự tác động của chính quyền đến vấn đề đó.
- D. Khả năng sản xuất lương thực ở mỗi quốc gia và sự dư thừa về lương thực, chứng minh cho sự dồi dào của một quốc gia về lương thực.
Câu 5: Chọn đáp án đúng.
- A. Tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực đang có xu hướng suy giảm.
- B. Châu Á là khu vực có tình trạng khủng hoảng an toàn lương thực cao nhất trên thế giới.
-
C. Năm 2020, trên toàn thế giới có 345 triệu người ở 82 quốc gia trong tình trạng thiếu lương thực.
- D. Tình trạng khủng hoảng lương thực là vấn đề riêng của mỗi quốc gia.
Câu 6: Khu vực có tình trạng khủng hoảng an toàn lương thực cao nhất trên thế giới là?
-
A. Châu Phi.
- B. Châu Á.
- C. Châu Âu.
- D. Châu Mỹ.
Câu 7: Khủng hoảng an ninh lương thực trên thế giới do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
- A. Bùng nổ dân số, xung đột sắc tộc và cháy rừng.
- B. Ô nhiễm môi trường, các loại dịch bệnh và lũ lụt.
-
C. Xung đột vũ trang, thiên tai và biến đổi khí hậu.
- D. Dịch bệnh diện rộng, bùng nổ dân số và hạn hán.
Câu 8: Chọn đáp án đúng. An ninh năng lượng được hiểu là:
- A. Việc duy trì các nguồn cung cấp năng lượng và khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp.
-
B. Sự bảo đảm về đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên các nguồn năng lượng sạch và giá thành rẻ.
- C. Công việc điều phối hoạt động sản xuất dầu khí phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị thế giới.
- D. Khả năng tối ưu hoá việc sử dụng năng lượng và sản xuất năng lượng, sao cho các nước luôn được tự chủ về vấn đề năng lượng.
Câu 9: Trong cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới, năng lượng được sử dụng nhiều nhất là?
-
A. Dầu mỏ.
- B. Than đá.
- C. Thủy điện.
- D. Năng lượng hạt nhân.
Câu 10: Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ có tên viết tắt là?
- A. IEA.
- B. FAO.
- C. ILO.
-
D. OPEC.
Câu 11: Đâu không phải một giải pháp được thế giới đưa ra nhằm giải quyết vấn đề an ninh năng lượng?
-
A. Đẩy mạnh sử dụng tiết kiệm năng lượng; mỗi cá nhân, tổ chức cần có trách nhiệm sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng.
-
B. Các nước lớn cần tập trung đàm phán để thống nhất một nước nắm quyền điều hành tất cả về năng lượng, từ đó tạo sự ổn định về sản xuất và cung ứng năng lượng toàn cầu.
-
C. Đầu tư khoa học công nghệ, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới; phát triển năng lượng gắn với bảo vệ môi trường.
-
D. Đẩy mạnh tìm kiếm, thăm dò các nguồn tài nguyên năng lượng; khai thác hợp lý, sử dụng để tránh lãng phí các nguồn tài nguyên năng lượng.
Câu 12: IEA là tên viết tắt của?
-
A. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
-
B. Tổ chức lao động quốc tế.
-
C. Cơ quan Năng lượng Quốc tế.
-
D. Chương trình Lương thực thế giới.
Câu 13: Chọn đáp án đúng.
-
A. An ninh nguồn nước không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà đã trở thành vấn đề toàn cầu.
- B. An ninh nguồn nước là vấn đề của các nước đang phát triển.
- C. An ninh nguồn nước là vấn đề của các nước phát triển.
- D. An ninh nguồn nước là vấn đề của các nước Châu Phi.
Câu 14: An ninh nguồn nước được hiểu là?
- A. Sự bảo đảm được bảo vệ trước các dịch bệnh, thiên tai liên quan đến nước, bảo tồn hệ sinh thái trong môi trường hoà bình và ổn định chính trị
- B. Sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước đối với việc sử dụng và sản xuất nước sạch ở mỗi quốc gia.
- C. Khả năng tối ưu hoá việc sử dụng nước sạch, sao cho các nước luôn được tự chủ về vấn đề cung cấp nước sạch.
-
D. Sự bảo đảm về trữ lượng nước, chất lượng nước để phục vụ cho sinh kế, hoạt động sản xuất, môi trường sinh thái đối với cộng đồng dân cư.
Câu 15: Câu nào sau đây không đúng về an ninh nguồn nước?
-
A. Nguồn nước trên tất cả các hệ thống sông không thể dùng được nước nữa trong khi ao hồ thì bị ô nhiễm, cạn kiệt từ hoạt động của con người, gây thiếu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất.
- B. Vấn đề an ninh nguồn nước trên toàn cầu đang đứng trước nhiều thách thức, đe doạ.
- C. Ước tính trên toàn thế giới có khoảng hơn 2 tỉ người sống ở các quốc gia thiếu hụt nguồn cung cấp nước.
- D. Xung đột tài nguyên nước giữa các quốc gia ở nhiều lưu vực sông có xu hướng gia tăng, nguy cơ dẫn đến bất ổn chính trị – xã hội.
Câu 16: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Nhiều quốc gia trong khu vực Tây Nam Á xây dựng những nhà máy khi muối từ nước biển để giải quyết vấn đề an ninh nguồn nước.
- B. Trong cùng một lưu vực sông, việc khai thác lợi ích kinh tế từ khu vực thượng nguồn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái cũng như hoạt động kinh tế của người dân ở khu vực hạ nguồn như lưu vực sông Jordan, sông Tigris và Euphrates, sông Nile, sông Hằng, sông Mê Công,...
-
C. Hơn 10% lượng nước ngọt ở các quốc gia như Oman, Qatar, Saudi Arabia, United Arab Emirates,… đang sử dụng được lọc từ nước biển.
- D. Công nghệ khử muối từ nước biển ngày càng được áp dụng rộng rãi trên thế giới và liên tục được cải tiến.
Câu 17: Bảo vệ an ninh mạng là gì?
-
A. phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng.
- B. phát hiện, ngăn chặn hành vi xâm phạm an ninh mạng.
- C. ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng.
- D. điều tra, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng.
Câu 18: Câu nào sau đây không đúng về an ninh mạng?
- A. An ninh mạng là sự đảm bảo các hoạt động trên không gian mạng nhưng không gây tổn hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
-
B. Các cuộc tấn công an ninh mạng trong một quốc gia có thể làm đứt gãy chuỗi cung ứng, gây thiệt hại lớn đến nền kinh tế toàn cầu.
- C. Việc bảo vệ an ninh mạng đã trở thành nhiệm vụ cấp thiết ở nhiều quốc gia trên thế giới.
- D. Các cá nhân, tổ chức, các quốc gia trên thế giới cần cùng nhau xây dựng chiến lược bảo vệ an ninh mạng.
Câu 19: Ủy hội sông Mê Công bao gồm các quốc gia thành viên nào?
- A. Việc Nam, Lào, Campuchia.
- B. Malaysia, Myanmar, Indonesia.
- C. Lào, Campuchia, Thái Lan.
-
D. Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan.
Câu 20: Chọn đáp án đúng.
- A. Để bảo vệ hoà bình thế giới, các quốc gia cần tăng cường đối thoại để giải quyết mâu thuẫn, xung đột; loại bỏ vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác; tham gia Lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc; phối hợp hành động giữa các quốc gia và tăng cường vai trò của các tổ chức quốc tế.
- B. Để bảo vệ hoà bình thế giới, các quốc gia cần tăng cường hợp tác kinh tế, nâng cao thu nhập và tạo việc làm cho người dân, tạo ra sự thịnh vượng chung cho các quốc gia.
-
C. Khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia ngày càng thu hẹp, hầu như không có sự cạnh tranh với nhau về kinh tế.
- D. Các vấn đề như xung đột vũ trang, phân biệt chủng tộc, sắc tộc,…không còn tồn tại.
Câu 21: Nhận định nào sau đây đúng với an ninh lương thực trên thế giới hiện nay?
- A. Đại đa số các nước đã khắc phục được nặng đói, thiếu dinh dưỡng.
- B. Chỉ xảy ra ở một số quốc gia thuộc khu vực châu Phi và châu Mĩ.
-
C. Xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, đang có xu hướng gia tăng.
- D. Hiện nay, chỉ còn một bộ phận rất nhỏ dân cư châu Phi thiếu đói.
Câu 22: Ở châu Á, khu vực nào sau đây chịu tác động mạnh nhất của nạn đói?
- A. Tây Nam Á.
- B. Đông Nam Á.
- C. Đông Á.
-
D. Nam Á.
Câu 23: Nhận định nào sau đây đúng với an ninh lương thực trên thế giới hiện nay?
- A. Hiện nay, chỉ còn một bộ phận rất nhỏ dân cư châu Phi thiếu đói.
-
B. Xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, đang có xu hướng gia tăng.
- C. Chỉ xảy ra ở một số quốc gia thuộc khu vực châu Phi và châu Mĩ.
- D. Đại đa số các nước đã khắc phục được nặng đói, thiếu dinh dưỡng.
Câu 24: Uỷ hội sông Mê Công gồm không có quốc gia nào sau đây?
- A. Cam-pu-chia.
- B. Thái Lan.
-
C. Mi-an-ma.
- D. Việt Nam.
Câu 25: Các khu vực có nhiều năng lượng là
- A. Bắc Phi, Đông Nam Á và Nam Phi.
- B. Biển Đông, Đông Phi và Tây Nam Á.
- C. Mỹ Latinh, Bắc Á và Đông Nam Á.
-
D. Tây Nam Á, Trung Á và Mỹ Latinh.