TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tính đến năm 2021, EU có bao nhiêu quốc gia thành viên.
- A. 26.
-
B. 27.
- C. 28.
- D. 29.
Câu 2: Cộng đồng châu Âu chính thức đổi tên thành Liên minh châu Âu vào năm nào?
- A. 1990.
- B. 1991.
- C. 1992.
-
D. 1993.
Câu 3: Quốc gia nào sau đây không phải là thành viên của Liên minh châu Âu (EU)?
-
A. Anh.
- B. Pháp.
- C. Đức.
- D. Áo.
Câu 4: Đồng tiền chung được Liên minh châu Âu đưa vào sử dụng là?
- A. Đô – la.
- B. Rúp.
-
C. Ơ – rô.
- D. Bảng.
Câu 5: Các thành viên ban đầu của Cộng đồng Than – Thép châu Âu là?
-
A. Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc – xăm – bua.
- B. Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Ba Lan, Lúc – xăm – bua.
- C. Pháp, CHLB Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Phần Lan, Lúc – xăm – bua.
- D. Pháp, CHLB Đức, Anh, Bỉ, Ba Lan, Lúc – xăm – bua.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng về Liên minh châu Âu?
- A. Năm 1993, Cộng đồng châu Âu chính thức đổi tên thành Liên minh châu Âu.
- B. Từ 6 quốc gia thành viên ban đầu, đến nay EU có 27 thành viên chính thức (năm 2022).
-
C. Trụ sở EU được đặt tại thủ đô Paris (Pháp).
- D. Năm 2020, Anh rời khỏi EU.
Câu 7: Cộng đồng châu Âu được thành lập không từ sự hợp nhất của Cộng đồng nào?
- A. Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.
- B. Cộng đồng Kinh tế châu Âu.
- C. Cộng đồng Than – Thép châu Âu.
-
D. Cộng đồng Xã hội châu Âu.
Câu 8: Đâu là những trụ cột của EU theo Hiệp ước Ma – xtrich?
- A. Hợp tác trong chính sách đối ngoại, Phối hợp hành động để gìn giữ hoà bình; Chính sách an ninh EU.
-
B. Cộng đồng châu Âu, Chính sách Đối ngoại và an ninh, Hợp tác về tư pháp và nội vụ.
- C. Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Ủy ban Liên minh châu Âu.
- D. Liên minh thuế quan, Thị trường nội địa, Liên minh kinh tế và tiền tệ.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng về vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới?
- A. Năm 2021, EU đóng góp khoảng 17,8% tỉ trọng GDP của thế giới.
-
B. Trong số 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới thì có ba nước thuộc EU là: CHLB Đức, Pháp, Bỉ.
- C. EU là nhà xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới.
- D. Các hoạt động thương mại và tài chính quốc tế của EU có ảnh hưởng đến hệ thống tài chính thế giới.
Câu 10: Đâu không phải là mục tiêu của EU được mở rộng trong Điều 3 của Hiệp ước Lít-xbon (2009)?
- A. Thúc đẩy sự đoàn kết, hòa bình, an ninh, tự do, công lý và hạnh phúc của công dân.
-
B. Tập trung chủ yếu liên kết ở lĩnh vực kinh tế để trở thành khu vực có nền kinh tế phát triển nhất.
- C. Thiết lập một thị trường nội khối và liên minh kinh tế, tiền tệ.
- D. Đạt được sự phát triển bền vững dựa trên tăng trưởng kinh tế cân bằng, có tính cạnh tranh cao và tiến bộ xã hội.
Câu 11: Đâu là các quốc gia có tiềm lực mạnh về khoa học – công nghệ?
-
A. CHLB Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan, Phần Lan, Thụy Điển.
-
B. Italia, Ba Lan, Pháp, Tây Ban Nha.
-
C. Hy Lạp, Áo, Séc, Hungari.
-
D. Bungari, Pháp, Bỉ, Hà Lan.
Câu 12: Biểu đồ sau đây thể hiện
-
A. GDP của thế giới phân theo quốc gia và khu vực.
-
B. Tốc độ tăng trường của GDP của thế giới phân theo quốc gia và khu vực.
-
C. Cơ cấu GDP của thế giới phân theo quốc gia và khu vực.
-
D. Tốc độ tăng trưởng GDP của các khu vực trên thế giới.
Câu 13: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của EU là?
- A. Ô tô, máy bay, các mặt hàng điện tử.
- B. Ô tô, may bay, dược phẩm, nông sản.
- C. Các mặt hàng điện tử, nông sản, khoáng sản.
-
D. Dầu mỏ, khí tự nhiên, uranium.
Câu 14: Quốc gia nào sau đây là thị trường lớn nhất của EU?
-
A. Hoa Kỳ.
- B. Nhật Bản.
- C. Trung Quốc.
- D. Singapore.
Câu 15: Đâu không phải là trung tâm tài chính lớn của khu vực?
- A. Pa – ri (Pháp).
- B. Phran – phuốc (CHLB Đức).
- C. Am – xtec – đam (Hà Lan).
-
D. Brúc – xen (Bỉ).
Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng.
- A. Các nước EU xây dựng Liên Minh châu Âu thành một nền kinh tế phát triển có sức cạnh tranh và năng động hàng đầu thế giới.
-
B. Các nước EU xây dựng Liên Minh châu Âu thành một nền kinh tế tri thức có sức cạnh tranh và năng động hàng đầu thế giới.
- C. Các nước EU xây dựng Liên Minh châu Âu thành một nền kinh tế công nghiệp có sức cạnh tranh và năng động hàng đầu thế giới.
- D. Các nước EU xây dựng Liên Minh châu Âu thành một nền kinh tế tiến bộ có sức cạnh tranh và năng động hàng đầu thế giới.
Câu 17: Tự do lưu thông hàng hóa là gì?
- A. Tự do đối với các dịch vụ vận tải, ngân hàng, thông tin liên lạc.
-
B. Hàng hóa được đảm bảo di chuyển tự do trong biên giới của EU.
- C. Các hạn chế đối với việc thanh toán và giao dịch được bãi bỏ.
- D. Hàng hóa bán ra của mỗi nước không chịu thuế giá trị gia tăng.
Câu 18: Tự do lưu thông dịch vụ là?
-
A. Tự do đối với các dịch vụ vận tải, ngân hàng, thông tin liên lạc.
- B. Hàng hóa được đảm bảo di chuyển tự do trong biên giới của EU.
- C. Các hạn chế đối với việc thanh toán và giao dịch được bãi bỏ.
- D. Hàng hóa bán ra của mỗi nước không chịu thuế giá trị gia tăng.
Câu 19: Tự do lưu thông tiền vốn là?
- A. Tự do đi lại, cư trú, tự do lựa chọn nơi làm việc được đảm bảo.
- B. Tự do đối với các dịch vụ vận tải, ngân hàng, thông tin liên lạc.
-
C. Các hạn chế đối với việc thanh toán và giao dịch được bãi bỏ.
- D. Hàng hóa bán ra của mỗi nước không chịu thuế giá trị gia tăng.
Câu 20: Liên kết vùng châu Âu được hình thành trên cơ sở nào của các bên tham gia?
-
A. Tự nguyện vì lợi ích chung của các bên.
- B. Bắt buộc vì yêu cầu cấp thiết của EU.
- C. Tự nguyện vì mục đích bảo vệ hòa bình.
- D. Bắt buộc nhằm tránh nguy cơ xung đột.
Câu 21: Một chiếc tàu hỏa của Hà Lan được bán sang Pháp không phải chịu thuế nằm trong tự do lưu thông nào sau đây?
- A. Tự do lưu thông dịch vụ.
- B. Tự do di chuyển.
- C. Tự do lưu thông tiền vốn.
-
D. Tự do lưu thông hàng hóa.
Câu 22: Sự kiện nào sau đây làm thay đổi số lượng thành viên của Liên minh châu Âu?
-
A. Anh ra khỏi EU.
- B. Pháp ra khỏi EU.
- C. Hà Lan ra khỏi EU.
- D. Bỉ ra khỏi EU.
Câu 23: Có bao nhiêu quốc gia sử dụng đồng Ơ – rô?
- A. 17.
- B. 18.
-
C. 19.
- D. 20.
Câu 24: Tính đến năm 2020, EU có bao nhiêu liên kết vùng đang hoạt động.
- A. 157.
-
B. 158.
- C. 159.
- D. 160.
Câu 25: Hoạt động nào sau đây không thực hiện trong liên kết vùng?
-
A. Tổ chức các hoạt động chính trị, an ninh biên giới.
- B. Đi sang quốc gia láng giềng làm việc trong ngày.
- C. Trường học phối hợp tổ chức khóa đào tạo chung.
- D. Xuất bản ấn phẩm với nhiều thứ tiếng khác nhau.