NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng của các hoạt động....?
- A. Công nghệ
- B. Sinh học
- C. Giáo dục
-
D. Kinh tế
Câu 2: Hoạt động thương mại ngày càng tự do hơn thông qua việc:
- A. Cắt giảm dần thuế quan
- B. Đảm bảo tính cạnh tranh công bằng và không phân biệt đối xử
- C. Hợp tác thương mại song phương, đa phương ngày càng trở nên phổ biến
-
D. Tất cả phương án trên đều đúng
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?
- A. Đầu tư nước ngoài tang nhanh
- B. Thương mại thế giới phát triển mạnh
- C. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
-
D. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đang bị giảm sút
Câu 4: Ý nào sau đây không phải là mặt thuận lợi của toàn cầu hóa kinh tế?
- A. Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
- B. Đẩy nhanh đầu tư.
-
C. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo, cạnh tranh giữa các nước.
- D. Tăng cường sự hợp tác quốc tế.
Câu 5: Cơ sở quan trọng để hình thành các tổ chức liên kết khu vực là?
- A. Vai trò quan trọng của các công ty xuyên quốc gia.
- B. Xuất hiện những vấn đề mang tính toàn cầu.
- C. Sự phân hóa giàu – nghèo giữa các nhóm nước.
-
D. Sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội.
Câu 6: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của các công ty xuyên quốc gia
- A. Phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia
- B. Có nguồn của cải vật chất lớn
- C. Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng
-
D. Khai thác nền kinh tế các nước thuộc địa
Câu 7: Tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa là
- A. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
- B. Tăng cường sự hợp tác quốc tế.
- C. Thúc đẩy sản xuất phát triển.
-
D. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
Câu 8: Tiêu cực của quá trình khu vực hóa đòi hỏi các quốc gia
- A. góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế.
- B. tự do hóa thương mại toàn cầu.
- C. thúc đẩy kinh tế chậm phát triển.
-
D. tự chủ về kinh tế, quyền lực.
Câu 9: Đầu tư nước ngoài trên thế giới hiện nay tập trung chủ yếu vào lĩnh vực
- A. công nghiệp.
- B. nông nghiệp.
-
C. dịch vụ.
- D. ngân hàng.
Câu 10: Tổ chức nào chi phối tới 95% hoạt động thương mại thế giới?
- A. Hiệp ước tự do thương mại Nam Mĩ
-
B. Tổ chức thương mại thế giới
- C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
- D. Liên minh châu Âu
Câu 11: Vai trò to lớn của Tổ chức thương mại thế giới là
- A. Củng cố thị trường chung Châu Á
- B. Tăng cường liên kết giữa các khối kinh tế
-
C. Thúc đẩy tự do hóa thương mại
- D. Giải quyết xung đột giữa các nước
Câu 12: ASEAN là tên viết tắt của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào?
- A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
-
B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
- C. Hiệp hội các quốc gia khu vực Châu Á
- D. Liên minh châu Âu.
Câu 13: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của các công ty xuyên quốc gia?
-
A. Hoạt động mạnh trong lĩnh vực giáo dục.
- B. Phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia.
- C. Chi phối các ngành kinh tế quan trọng.
- D. Có nguồn của cải vật chất rất lớn.
Câu 14: Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, đầu tư nước ngoài ngày càng tăng được biểu hiện ở lĩnh vực nào sau đây?
- A. Nông nghiệp
- B. Công nghiệp
- C. Xây dựng
-
D. Dịch vụ
Câu 15: Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ nổi lên hàng đầu là các hoạt động:
-
A. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
- B. Bảo hiểm, giáo dục, y tế
- C. Du lịch, ngân hàng, y tế
- D. Hành chính công, giáo dục, y tế
Câu 16: Toàn cầu hóa là quá trình?
- A. Mở rộng thị trường của các nước phát triển.
- B. Thu hút vồn đầu tư của các nước đang phát triển.
- C. Hợp tác về phân công lao động trong sản xuất.
-
D. Liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều lĩnh vực.
Câu 17: IMF là tên viết tắt của tổ chức nào sau đây?
- A. Tổ chức Thương mại thế giới.
-
B. Qũy Tiền tệ Quốc tế
- C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
- D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
Câu 18:Tổ chức liên kết kinh tế khu vực có đa số các nước thành viên nằm ở Nam bán cầu là?
- A. ASEAN
- B. IMF
- C. NAFTA
-
D. MERCOSUR
Câu 19: Nhân tố nào thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế ngày càng mạnh mẽ?
- A. Sự gia tăng nhanh dân số thế giới và hàng hóa.
- B. Nhu cầu hàng hóa tăng nhanh, kích thích sản xuất.
-
C. Sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại.
- D. Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.
Câu 20: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực vừa hợp tác, vừa cạnh tranh không phải để
- A. Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế
- B. Tăng cường đầu tư dịch vụ giữa các khu vực
-
C. Hạn chế khả năng tự do hóa thương mại
- D. Bảo vệ lợi ích kinh tế của các nước thành viên