Trắc nghiệm Địa lí 11 Cánh diều bài 26: Kinh tế Trung Quốc (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 11 bài 26: Kinh tế Trung Quốc (P2) - sách Địa lí 11 Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Năm 2020, GDP của Trung Quốc đạt: 

  • A. 14 688,0 tỉ USD. 
  • B. 14 688,1 tỉ USD. 
  • C. 14 688,3 tỉ USD. 
  • D. 14 688,5 tỉ USD. 

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nền kinh tế Trung Quốc?

  • A. Sau 10 năm (2010 – 2020), GDP của Trung Quốc đã tăng 2,5 lần.    
  • B. Từ sau năm 1978, nền kinh tế của Trung Quốc bắt đầu lâm vào suy thoái, khủng hoảng.  
  • C. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Trung Quốc đứng đầu thế giới.   
  • D. Năm 2020, GDP của Trung Quốc đứng đầu thế giới, chiếm 17,4% GDP toàn thế giới.  

Câu 3: Cơ cấu kinh tế của Trung Quốc có sự chuyển dịch theo hướng?

  • A. Giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp.     
  • B. Giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; tăng nhanh tỉ trọng dịch vụ.     
  • C. Giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp. 
  • D. Giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ.  

Câu 4: Đâu không phải nguyên nhân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc? 

  • A. Đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các cảng biển, khu chế xuất, khu mậu dịch tự do. 
  • B. Phát triển khoa học – công nghệ; thu hút vốn, khoa học – công nghệ, kinh nghiệp quản lý từ nước ngoài. 
  • C. Mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài. 
  • D. Gia tăng dân số, thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn.      

Câu 5: Các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc chủ yếu tập trung ở?

  • A. Phía Tây Trung Quốc. 
  • B. Vùng duyên hải.  
  • C. Phía Tây Nam Trung Quốc. 
  • D. Phía Bắc Trung Quốc.  

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ngành công nghiệp khai thác than của Trung Quốc? 

  • A. Than được khai thác nhiều ở phía tây và phía đông.      
  • B. Trung Quốc đứng đầu thế giới về khai thác than. 
  • C. Trung bình mỗi năm khai thác trên 1 tỉ tấn than.       
  • D. Năm 2020, Trung Quốc chiếm 50% sản lượng than khai thác của thế giới.   

Câu 7: Đâu là không phải là trung tâm công nghiệp luyện kim lớn của Trung Quốc?

  • A. Thiên Tân.      
  • B. Thành Đô.    
  • C. Trùng Khánh.      
  • D. Thẩm Dương.       

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng của Trung Quốc? 

  • A. Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, mẫu mã đa dạng.      
  • B. Sản phẩm của các ngành này có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới.    
  • C. Sản phẩm của các ngành này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.  
  • D. Tập trung chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp vùng duyên hải.       

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng về ngành trồng trọt của Trung Quốc?

  • A. Năm 2020, ngành này đóng góp khoảng 60% giá trị sản xuất nông nghiệp.       
  • B. Ngành trồng trọt phát triển mạnh ở miền Đông Trung Quốc, kém phát triển ở miền Tây.     
  • C. Năm 2020, sản lượng ngô của Trung Quốc chiếm khoảng 1/5 sản lượng ngô trên toàn thế giới.      
  • D. Trung Quốc đứng thứ hai thế giới về sản lượng lương thực, sau Hoa Kỳ.        

Câu 10: Đâu không phải đối tác thương mại chủ yếu của Trung Quốc?

  • A. Hoa Kỳ. 
  • B. Nhật Bản.  
  • C. Pháp.   
  • D. Hàn Quốc.  

Câu 11: Trung tâm công nghiệp nào sau đây của Trung Quốc không nằm ven biển?

  • A. Thành Đô. 
  • B.  Phúc Châu. 
  • C.  Hồng Kong. 
  • D.  Thượng Hải. 

Câu 12: Trung tâm công nghiệp nào sau đây nằm ở miền Tây Trung Quốc?

  • A. Bắc Kinh. 

  • B. Thiên Tân.

  • C. Nam Kinh. 

  • D. U-rum-si.

Câu 13: Đâu không phải lợi ích của việc phát triển các ngành công nghiệp ở địa bàn nông thôn Trung Quốc?

  • A. Tạo nguồn hàng xuất khẩu lớn ra nước ngoài.
  • B. Đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của người dân. 
  • C. Tận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở nông thôn.
  • D. Sử dụng lực lượng lao động dồi dào tại chỗ.

Câu 14: Đâu không phải là các ngành công nghiệp phát triển ở địa bàn nông thôn Trung Quốc?

  • A. Sản xuất hàng tiêu dùng.
  • B. Vật liệu xây dựng, sứ.
  • C. Điện tử, luyện kim.
  • D. Đồ gốm, dệt may.

Câu 15: Đâu là các loại vật nuôi chủ yếu của Trung Quốc?

  • A. Dê, cừu, ngựa, lợn. 
  • B. Bò, cừu, dê, lợn.
  • C. Gà, cừu, ngựa, lợn.
  • D. Trâu, cừu, gà, lợn.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng về ngành dịch vụ của Trung Quốc?

  • A. Trung Quốc đứng đầu thế giới về số lượng vệ tinh ngoài không gian (2020).   
  • B. Du lịch góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.   
  • C. Trung Quốc đứng thứ hai về tổng giá trị xuất nhập khẩu toàn thế giới, sau Hoa Kỳ (2020).   
  • D. Các mặt hàng xuất khẩu chính là: thiết bị truyền dẫn điện thoại vô tuyến, máy và thiết bị xử lý dữ liệu di động, mạch tích hợp điện tử,…  

Câu 17: Các trung tâm tài chính ngân hàng lớn hàng đầu của Trung Quốc là?

  • A. Bắc Kinh, Thượng Hải, Hồng Công, Thâm Quyến.      
  • B. Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu.   
  • C. Thượng Hải, Ninh Ba, Thâm Quyến.     
  • D. Nam Kinh, Trùng Khánh, Quảng Châu, Thành Đô. 

Câu 18: Năm 2019, Trung Quốc đón bao nhiêu lượt khách du lịch quốc tế?

  • A. 31,9 triệu.   
  • B. 32 triệu.    
  • C. 32,9 triệu. 
  • D. 33 triệu. 

Câu 19: Đâu là điều kiện thuận lợi nhất để Trung Quốc phát triển mạnh công nghiệp dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng?

  • A. Hình thành các khu công nghiệp tập trung. 
  • B. Nguyên liệu phong phú, nguồn lao động dồi dào.  
  • C. Máy móc kĩ thuật hiện đại.  
  • D. Các chính sách phát triển của Nhà nước. 

Câu 20: Vật nuôi chủ yếu của miền tây Trung Quốc là?

  • A. Bò.   
  • B. Lợn.  
  • C. Cừu.   
  • D. Gà.   

Câu 21: Chăn nuôi phân bố tập trung ở các đồng bằng phía đông và vùng Đông Bắc là do?

  • A. Dễ dàng vận chuyển. 
  • B. Tập trung nhiều lao động có kĩ thuật. 
  • C. Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại.  
  • D. Nguồn thức ăn phong phú, đông dân cư. 

Câu 22: Đâu không phải thành tựu mà cải cách kinh tế mang lại cho Trung Quốc?

  • A. Năm 2020, Trung Quốc đã trở thành quốc gia thu hút FDI hàng đầu; sở hữu các thiết bị điện tử - công nghệ, hàng không – vũ trụ mạnh mẽ nhất thế giới.
  • B. Quy mô GDP của Trung Quốc tăng nhanh và liên tục, trở thành nước có quy mô GDP đứng thứ 2 thế giới (năm 2020), sau Hoa Kỳ.
  • C. Cơ cấu GDP ngày càng chuyển dịch theo hướng hiện đại, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành dịch vụ. 
  • D. Liên tục trong nhiều năm, nền kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng cao và ổn định.

Câu 23: Năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc là bao nhiêu?

  • A. 2%.
  • B. 2,1%.
  • C. 2,2%.
  • D. 2,3%.

Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng về giao thông vận tải của Trung Quốc?

  • A. Trung Quốc có khoảng hơn 130 km đường sắt, trong đó có 35 nghìn km đường sắt cao tốc. 
  • B. Mạng lưới giao thông ở khu vực miền Đông chưa được chú trọng phát triển. 
  • C. Hệ thống giao thông vận tải từng bước được nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa.  
  • D. Mạng lưới giao thông nông thôn chưa được cải thiện. 

Câu 25: Đâu là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong các ngành kinh tế? 

  • A. Ngân hàng.  
  • B. Du lịch.  
  • C. Thương mại.  
  • D. Bưu chính viễn thông. 

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 11 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 11 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.