Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 11 cánh diều cuối học kì 2 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 11 cuối học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Phần lớn dân cư Nhật Bản tập trung ở

  • A. khu vực ven biển phía bắc.
  • B. các thành phố ven biển.
  • C. các đảo nhỏ phía nam.
  • D. vùng núi thấp phía tây.

Câu 2: Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều, thể hiện ở

  • A. dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển.
  • B. dân cư thưa thớt ở một số vùng đất đỏ badan.
  • C. dân cư tập trung đông ở Đông Nam Á lục địa, thưa ở Đông Nam Á biển đảo.
  • D. mật độ dân số cao hơn mức trung bình của toàn thế giới.

Câu 3: Năm quốc gia đầu tiên tham gia hành lập ASEAN là

  • A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
  • B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Bru-nây, Xin-ga-po.
  • C. Thái Lan, Xin-ga-po , In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.
  • D. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

Câu 4: Trung tâm công nghiệp có quy mô lớn ở Trung Quốc là

  • A. Côn Minh.
  • B. Vũ Hán.
  • C. Trùng Khánh.
  • D. Quảng Châu.

Câu 5: Dầu mỏ của Liên bang Nga tập trung nhiều ở

  • A. đồng bằng Đông Âu
  • B. đồng bằng Tây Xi-bia
  • C. ven Bắc Băng Dương
  • D. cao nguyên Trung Xi-bia

Câu 6: Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là

  • A. phát triển chăn nuôi.
  • B. phát triển lâm nghiệp.
  • C. phát triển thủy điện.
  • D. phát triển kinh tế biển.

Câu 7: Năng suất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động

  • A. thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động.
  • B. làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước.
  • C. làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao.
  • D. luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động.

Câu 8: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm nào sau đây?

  • A. 1997.
  • B. 1977.
  • C. 1967.
  • D. 1995.

Câu 9: Trước năm 1990, Liên bang Nga đã từng là trụ cột của Liên bang Xô Viết, chủ yếu vì

  • A. dân số đông, trình độ dân trí cao.
  • B. diện tích lãnh thổ rộng lớn nhất so với các thành viên khác.
  • C. tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú nhất.
  • D. nền kinh tế phát triển nhất, đóng góp cao nhất trong Liên Xô.

Câu 10: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?

  • A. Sông ngòi và khí hậu.
  • B. Địa hình và rừng.
  • C. Biển và khoáng sản.
  • D. Địa hình và khí hậu.

Câu 11: Đồng bằng nào sau đây ở Trung Quốc có tình trạng lụt lội nặng nhất vào mùa hạ?

  • A. Hoa Nam.
  • B. Hoa Bắc.
  • C. Hoa Trung.
  • D. Đông Bắc.

Câu 12: Cho biểu đồ:

c

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA NHẬT BẢN, GIAI ĐOẠN 1990 - 2015

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng nhất về tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản?

  • A. Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản thấp và không biến động.
  • B. Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản không ổn định.
  • C. Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giảm liên tục.
  • D. Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản cao hàng đầu thế giới.

Câu 13: Vùng trồng lúa mì của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở đồng bằng nào?

  • A. Hoa Bắc và Hoa Trung.
  • B. Đông Bắc và Hoa Trung.
  • C. Đông Bắc và Hoa Bắc.
  • D. Hoa Trung và Hoa Nam.

Câu 14: Loại gia súc được nuôi nhiều nhất ở miền Tây Trung Quốc là

  • A. ngựa.
  • B. dê.
  • C. bò.
  • D. cừu.

Câu 15: Cho biểu đồ về xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm

t

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? 

  • A. Quy mô và cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm.
  • B. Giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm.
  • C. Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm.
  • D. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm.

Câu 16: Khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là

  • A. nhiều núi lửa, động đất, sóng thần.
  • B. bờ biển dài, khúc khuỷu, nhiều vũng, vịnh.
  • C. nhiều đảo lớn, nhỏ cách xa nhau.
  • D. trữ lượng các loại khoáng sản không đáng kể.

Câu 17: Quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không tiếp giáp với biển là

  • A. Thái Lan.
  • B. Lào.
  • C. Bru-nây.
  • D. Đông-ti-mo

Câu 18: Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?

  • A. Thái Lan.
  • B. In-đô-nê-xi-a.
  • C. Ma-lai-xi-a.
  • D. Bru-nây.

Câu 19: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là

  • A. địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu.
  • B. hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh thực sự.
  • C. khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
  • D. vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng (trừ Lào).

Câu 20: Một trong những hạn chế lớn của lao động các nước Đông Nam Á là

  • A. thiếu sự dẻo dai, năng động.
  • B. lao động không cần cù, siêng năng.
  • C. thiếu lao động có tay nghề và trình độ.
  • D. lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm.

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 11 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 11 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.