NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Người chế tạo thành công đầu máy xe lửa chạy trên đường ray đầu tiên (năm 1804) là
-
A. Ri-chác Tơ-re-vi-thích
- B. Hen-ri Cót
- C. Ét-mơn Các-rai
- D. Ri-chác Ác-rai
Câu 2: Nguồn năng lượng nào được phát hiện trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai, được mệnh danh là “nguồn năng lượng của người nghèo”?
- A. Nước
-
B. Dầu hỏa
- C. Mặt Trời
- D. Điện
Câu 3: Năm 1903, hai anh em nhà Rai (Mỹ) đã thử nghiệm thành công loại phương tiện nào sau đây?
- A. Tàu thủy
- B. Xe lửa
- C. Ô tô
-
D. Máy bay
Câu 4: Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước gồm những nguyên tắc cơ bản nào?
- A. Thực hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực
-
B. Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển
- C. Phát huy truyền thống đoàn kết trong lịch sử dựng và giữ nước
- D. Các dân tộc cùng giúp nhau cùng phát triển kinh tế, chính trị, xã hội
Câu 5: Ngày nay, khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam được tập trung trong tổ chức nào sau đây?
- A. Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam
- B. Mặt trận Liên Việt
-
C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- D. Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu 6: Nhận định nào dưới đây không phải là vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc?
- A. Củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân
- B. Phát huy đại đoàn kết cộng đồng các dân tộc
-
C. Đề ra các chính sách phát triển kinh tế toàn dân
- D. Củng cố, mở rộng đoàn kết cộng đồng các dân tộc
Câu 7: Một trong những thành tựu quan trọng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là sự xuất hiện của
- A. động cơ điện
-
B. máy tính
- C. máy hơi nước
- D. ô tô
Câu 8: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất nên còn được gọi là
- A. Cách mạng điện tử
- B. Cách mạng cơ khí hóa
-
C. Cách mạng số
- D. Cách mạng tự động hóa
Câu 9: Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu vận chuyển đồ bằng
-
A. gùi
- B. ô tô
- C. địu
- D. tàu hỏa
Câu 10: Tín ngưỡng truyền thống nào mà hầu hết các dân tộc ở Việt Nam đều thực hiện?
-
A. Thờ cúng tổ tiên
- B. Thờ cúng Thánh Gióng
- C. Thờ sinh thực khí
- D. Thờ cúng Thánh Tản Viên
Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?
- A. Bị chia cắt bởi nhiều dãy núi
- B. Hệ thống sông ngòi dày đặc
- C. Có nhiều vùng đồng bằng rộng lớn
-
D. Tập trung nhiều đảo và quần đảo
Câu 12: Đông Nam Á gồm những khu vực nào?
- A. Hải đảo
- B. Lục địa
- C. Biển chết
-
D. Hải đảo và lục địa
Câu 13: Trước khi tiếp xúc với văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, cư dân Đông Nam Á đã xây dựng một nền văn minh
-
A. nông nghiệp lúa nước
- B. thương nghiệp đường biển
- C. thương nghiệp đường bộ
- D. thủ công nghiệp đúc đồng
Câu 14: Nghề thủ công truyền thống nổi bật của cư dân Đại Việt là
- A. Làm vũ khí, đúc đồng, thuộc da
- B. Làm thủy tinh, đồ trang sức, vàng bạc
- C. Làm gốm, chế biến thực phẩm, đúc đồng
-
D. Đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt
Câu 15: Đông Nam Á có hình thức tín ngưỡng nào vẫn được duy trì và phổ biến đến ngày nay?
- A. Thờ các vị thần.
- B. Tín ngưỡng phồn thực.
-
C. Thờ cúng tổ tiên.
- D. Nghi thức cầu mong được mùa.
Câu 16: Sự hưng khởi của các đô thị Đại Việt trong các thế kỉ XI – XVIII do yếu tố nào?
- A. Xuất hiện nhiều đô thị lớn như Thăng Long, Phố Hiến
- B. Nhiều thương nhân châu Âu, Nhật Bản đến buôn bán
- C. Các chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi
-
D. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa
Câu 17: Các cư dân ở Đông Nam Á tiếp thu tôn giáo nào của Ấn Độ?
-
A. Bà La Môn giáo, Phật giáo
- B. Bà La Môn giáo, Hồi giáo
- C. Phật giáo, Hồi giáo
- D. Hin-đu, Hồi giáo
Câu 18: Loại chữ viết nào sau đây được sáng tạo trên cơ sở chữ Phạn?
-
A. Chữ Chăm cổ
- B. Chữ Hán
- C. Chữ La-tinh
- D. Chữ giáp cốt
Câu 19: Công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện đã tạo điều kiện cho người Việt cổ
-
A. Khai thác đồng bằng châu thổ ven sông phát triển nghề nông trồng lúa nước
- B. Khai phá vùng đất ở miền núi những vùng cây lâu năm có giá trị kinh tế cao
- C. Phát triển mạnh mẽ nghề đúc đồng
- D. Sống định cư lâu dài trong các làng bản
Câu 20: Người Việt cổ không có tín ngưỡng nào sau đây?
- A. Thờ cúng tổ tiên
-
B. Thờ Đức Phật
- C. Sùng bái tự nhiên
- D. Tín ngưỡng phồn thực
Câu 21: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là
- A. Nông nghiệp, thủ công nghiệp
-
B. Nông nghiệp trồng lúa nước
- C. Chăn nuôi, trồng lúa nước
- D. Buôn bán bằng đường biển
Câu 22: Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân Chăm-pa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?
-
A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)
- B. Tháp Mỹ Khánh (Huế)
- C. Tháp Bà Pô Na-ga (Khánh Hòa)
- D. Tháp Cánh Tiên (Bình Định)
Câu 23: Thể chế chính trị tồn tại ở vương quốc Chăm-pa là
- A. Chiếm hữu nô lệ
- B. Dân chủ chủ nô
-
C. Chuyên chế cổ đại phương Đông
- D. Quân chủ lập hiến phương Đông
Câu 24: Điểm giống nhau về tín ngưỡng của cư dân Chăm-pa và cư dân Phù Nam là
-
A. Theo tôn giáo Hin-đu và Phật giáo
- B. Có tập tục ăn trầu và hỏa táng người chết
- C. Sùng bái tự nhiên và thờ cúng tổ tiên
- D. Có nghệ thuật ca múa độc đáo và phát triển
Câu 25: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hoạt động kinh tế của cư dân Phù Nam?
- A. Buôn bán đường biển
- B. Làm nghề thủ công
- C. Chăn nuôi gia súc
-
D. Trồng lúa mạch
Câu 26: Một trong những đặc điểm cư trú của các dân tộc ở Việt Nam là
-
A. vừa tập trung vừa xen kẽ
- B. chỉ sinh sống ở đồng bằng
- C. chỉ sinh sống ở miền núi
- D. chủ yếu sinh sống ở hải đảo
Câu 27: Nhận định nào dưới đây không phải là vai trò của nhà Rông ở Tây Nguyên?
- A. Lưu trữ, thờ cúng những hiện vật giống thần bản mệnh của dân làng
- B. Nơi tổ chức lễ hội hay các lễ cúng thường niên và không thường niên
-
C. Nơi tổ chức các hội chợ buôn bán, triển lãm hàng hóa
- D. Nơi phân xử các vụ kiện tụng, tranh chấp của dân làng
Câu 28: Lương thực chính của các dân tộc ở Việt Nam là
- A. thịt, cá
- B. rau, củ
- C. cá, rau
-
D. lúa, ngô
Câu 29: Nhận định nào dưới đây không phải là vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc?
- A. Củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân
- B. Phát huy đại đoàn kết cộng đồng các dân tộc
-
C. Đề ra các chính sách phát triển kinh tế toàn dân
- D. Củng cố, mở rộng đoàn kết cộng đồng các dân tộc
Câu 30: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
-
A. Là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc
- B. Là nền tảng để liên minh với các dân tộc láng giềng
- C. Là cơ sở để xóa bỏ mọi mâu thuẫn trong xã hội
- D. Là cơ sở để giao lưu và tiếp thu văn hóa bên ngoài
Câu 31: Chọn cụm từ thích hợp thay thế dấu ba chấm để hoàn chỉnh nội dung sau: “Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa ………………., cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng”.
-
A. Chiến lược
- B. To lớn
- C. Sách lược
- D. Cơ bản
Câu 32: Giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển của văn minh Đông Nam Á tồn tại trong khoảng thời gian nào?
- A. Từ thiên niên kỉ II TCN đến những thế kỉ đầu Công nguyên
-
B. Từ những thế kỉ trước và đầu Công nguyên đến thế kỉ VII
- C. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV
- D. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
Câu 33: Từ xa xưa người dân đã biết thuần dưỡng trâu bò, chế tác ... , xây dựng hệ thống thủy lợi để phục vụ sản xuất.
- A. Vũ khí nóng
- B. Máy dệt hơi nước
-
C. Nông cụ
- D. Thuyền lớn
Câu 34: Địa hình Đông Nam Á bao gồm những bộ phận nào sau đây?
- A. Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á ven biển
-
B. Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo
- C. Đông Nam Á đồng bằng và Đông Nam Á hải đảo
- D. Đông Nam Á đồng bằng và Đông Nam Á cao nguyên
Câu 35: Luật Hồng Đức là bộ luật được ban hành dưới triều đại nào?
- A. Lý
- B. Trần
-
C. Lê sơ
- D. Nguyễn
Câu 36: Việc chữ Nôm trở thành chữ viết chính thống thay thế chữ Hán thời Tây Sơn thể hiện điều gì?
- A. Sự suy thoái của Nho giáo
-
B. Ý thức tự tôn dân tộc
- C. Tính ưu việt của ngôn ngữ
- D. Tinh thần sáng tạo của dân tộc
Câu 37: Các triều đại phong kiến ở Việt Nam đều theo thể chế nào sau đây?
-
A. Quân chủ chuyên chế
- B. Quân chủ lập hiến
- C. Dân chủ chủ nô
- D. Dân chủ đại nghị
Câu 38: Công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện đã tạo điều kiện cho người Việt cổ
-
A. Khai thác đồng bằng châu thổ ven sông phát triển nghề nông trồng lúa nước
- B. Khai phá vùng đất ở miền núi những vùng cây lâu năm có giá trị kinh tế cao
- C. Phát triển mạnh mẽ nghề đúc đồng
- D. Sống định cư lâu dài trong các làng bản
Câu 39: Người Việt cổ không có tín ngưỡng nào sau đây?
- A. Thờ cúng tổ tiên
-
B. Thờ Đức Phật
- C. Sùng bái tự nhiên
- D. Tín ngưỡng phồn thực
Câu 40: Một trong những ý nghĩa việc phát minh máy hơi nước của Giêm Oát (1784) là
- A. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao
-
B. Làm giảm sức lao động cơ bắp của con người
- C. Điều kiện lao động của công nhân được cải thiện
- D. Là phát minh mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp