Câu 1: Cư dân Chăm cổ gồm mấy bộ tộc chính?
-
A. 2
- B. 5
- C. 3
- D. 4
Câu 2: Quốc gia Lâm Ấp được hình thành ở khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay?
- A. Miền Trung và Bắc Trung Bộ.
-
B. Miền Trung và Nam Trung Bộ.
- C. Tỉnh Quảng Nam.
- D. Tỉnh Bình Thuận.
Câu 3: Hai bộ tộc Dừa (Na-ri-bê-la-lam-sa) và bộ tộc Cau (Kra-mu-ka-lam-sa) được gọi chung là gì?
- A. Người Dao.
- B. Người Tày.
-
C. Người Chăm.
- D. Người Kinh.
Câu 4: Nhà nước Lâm Ấp được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa
- A. Phùng Nguyên.
- B. Đồng Nai.
-
C. Sa Huỳnh.
- D. Óc Eo.
Câu 5: Cư dân Chăm cổ thuộc ngữ hệ nào dưới đây?
-
A. Nam Đảo.
- B. Mông - Dao.
- C. Mường.
- D. Thái.
Câu 6: Quốc gia Lâm Ấp về sau đổi tên là
- A. Âu Lạc.
- B. Chân Lạp.
-
C. Chăm-pa.
- D. Phù Nam.
Câu 7: Điền vào chỗ chống: Cộng đồng người Chăm bảo lưu lâu dài chế độ mẫu hệ với vai trò chủ đạo của ... trong quan hệ gia đình và hôn nhân.
- A. Bô lão.
- B. Trưởng tử.
- C. Đàn ông.
-
D. Phụ nữ.
Câu 8: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là
- A. Nông nghiệp, thủ công nghiệp.
-
B. Nông nghiệp trồng lúa nước.
- C. Chăn nuôi, trồng lúa nước.
- D. Buôn bán bằng đường biển.
Câu 9: Tổ chức xã hội của người Chăm phân chia theo địa hình và địa bàn cư trú với mô hình:
- A. Hai trục.
-
B. Ba trục.
- C. Năm trục.
- D. Một trục.
Câu 10: Thể chế chính trị tồn tại ở vương quốc Chăm-pa là
- A. Chiếm hữu nô lệ.
- B. Dân chủ chủ nô.
-
C. Chuyên chế cổ đại phương Đông.
- D. Quân chủ lập hiến phương Đông.
Câu 11: Văn minh Chăm-pa có cội nguồn là nền văn hóa nào?
- A. Văn hóa Ấn Độ.
-
B. Văn hóa Sa Huỳnh.
- C. Văn hóa Đông Sơn.
- D. Văn hóa Văn Lang.
Câu 12: Biểu hiện nào dưới đây chứng tỏ cư dân Chăm-pa đã học hỏi thành tựu văn hóa nước ngoài để sáng tạo và làm phong phú nền văn hóa dân tộc?
- A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo và Đạo giáo Trung Hoa.
- B. Hình thành tập tục ăn trầu, ở nhà sàn và hỏa táng người chết.
-
C. Có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
- D. Nghệ thuật ca múa nhạc đa dạng và phát triển hưng thịnh.
Câu 13: Văn minh Chăm-pa chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh nào dưới đây?
- A. Văn minh Lưỡng Hà.
- B. Văn minh Trung Quốc.
- C. Văn minh Hy Lạp
-
D. Văn minh Ấn Độ.
Câu 14: So với các quốc gia Văn Lang – Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Chăm-pa có điểm gì khác biệt?
-
A. Phát triển khai thác lâm thổ sản và xây dựng đền tháp.
- B. Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước sử dụng sức kéo trâu bò.
- C. Chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công mĩ nghệ và đánh cá.
- D. Đúc đồng, làm gốm, buôn bán đường biển phát triển mạnh.
Câu 15: Chữ viết, tư tưởng, tôn giáo, mô hình nhà nước và pháp luật Ấn Độ đã du nhập vào Chăm-pa qua đâu?
-
A. Các thương nhân.
- B. Dân du mục.
- C. Các cuộc chiến tranh xâm lược.
- D. Qua các đoàn thám hiểm.
Câu 16: Điểm khác nhau về văn hóa của cư dân Văn Lang – Âu Lạc so vớ cư dân Chăm-pa là gì?
- A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hin-đu giáo và Phật giáo.
- B. Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa.
-
C. Phổ biến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiền và các anh hùng dân tộc.
- D. Sáng tạo chữ riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
Câu 17: Đứng đầu bộ máy nhà nước Chăm-pa là:
- A. Tăng lữ.
- B. Quý tộc.
-
C. Vua.
- D. Nông dân.
Câu 18: Đời sống kinh tế của cư dân Chăm-pa có nét đặc sắc nào?
- A. Kĩ thuật xây dựng tháp đạt tới trình độ cao.
- B. Hoạt động ngoại thương đường biển rất phát triển.
- C. Chủ yếu làm nghề nông nghiệp trồng lúa nước.
-
D. Các nghề thủ công, khai thác lâm thổ sản rất phát triển.
Câu 19: Người có công lập ra nhà nước Chăm-pa là:
- A. Lê Lợi.
-
B. Khu Liên.
- C. Trần Hưng Đạo.
- D. Hùng Vương.
Câu 20: Thành tựu văn hóa nào của cư dân Chăm-pa còn tồn tại đến ngày nay và được công nhận là di sản văn hóa thế giới?
- A. Tháp Bánh Ít.
- B. Tháp Bà Pô Na-ga (Po Naga).
-
C. Thánh địa Mỹ Sơn.
- D. Phố cổ Hội An.