NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển thủ công nghiệp ở Hy Lạp và La Mã cổ đại là
- A. có nhiều cảng biển.
-
B. giàu có khoáng sản.
- C. nhiều đồng cỏ lớn.
- D. đất đai màu mỡ.
Câu 2: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm dân cư của Hy Lạp và La Mã thời cổ đại?
- A. Chủ yếu là người La-tinh.
-
B. Đa dạng về tộc người.
- C. Chủ yếu là người Hê-len.
- D. Chỉ có một tộc người duy nhất.
Câu 3: Phong trào Văn hóa Phục hưng ở Tây Âu thời trung đại ra đời trong bối cảnh nào sau đây?
-
A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở các nước Tây Âu.
- B. Hin-đu giáo lũng đoạn nền văn hóa, tư tưởng ở các nước Tây Âu.
- C. Những thành tựu văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại được đề cao.
- D. Giai cấp tư sản đã nắm chính quyền ở hầu hết các nước châu Âu.
Câu 4: Phong trào Văn hóa Phục hưng khởi đầu ở quốc gia nào?
- A. Pháp.
- B. Hà Lan.
-
C. I-ta-li-a.
- D. Anh.
Câu 5: Phong trào Văn hóa Phục hưng do giai cấp nào khởi xướng?
-
A. Tư sản.
- B. Vô sản.
- C. Quý tộc.
- D. Tăng lữ.
Câu 6: Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào?
-
A. Anh.
- B. Pháp.
- C. Hà Lan.
- D. I-ta-li-a.
Câu 7: Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh diễn ra đầu tiên trong ngành nào?
- A. Khai mỏ.
-
B. Dệt.
- C. Vận tải.
- D. Luyện kim.
Câu 8: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bối cảnh diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
- A. Sự nảy sinh của mầm mống tư bản chủ nghĩa.
- B. Cách mạng tư sản nổ ra ở nhiều nước Âu - Mĩ.
-
C. Sự tồn tại của chế độ phong kiến phân quyền.
- D. Các cuộc phát kiến địa lí thúc đẩy kinh tế phát triển.
Câu 9: Sử học là gì?
-
A. Là khoa học nghiên cứu lịch sử xã hội loài người.
- B. Là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
- C. Là những nhận thức của con người về quá khứ.
- D. Là khoa học nghiên cứu về lịch sử các loài sinh vật.
Câu 10: Đối tượng nghiên cứu của Sử học là
- A. quá trình hình thành và phát triển của các sinh vật trên Trái Đất.
- B. sự ra đời và chu kì vận động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
- C. cuộc sống hiện tại và trong tương lai của xã hội loài người.
-
D. quá trình phát sinh, phát triển của xã hội loài người trong quá khứ.
Câu 11: Các chức năng của Sử học bao gồm
-
A. khoa học, xã hội và giáo dục.
- B. khách quan, trung thực và khoa học.
- C. xã hội, văn hóa và giáo dục.
- D. trung thực, khoa học và giáo dục.
Câu 12: Nội dung nào sau đây là một trong những ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với con người?
- A. Giúp con người dự báo chính xác tương lai của loài người.
-
B. Để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm quý giá.
- C. Giúp con người hiểu rõ quy luật sinh - diệt của Trái Đất.
- D. Là cơ sở để con người thay đổi quá khứ của loài người.
Câu 13: Tri thức lịch sử không đem lại ý nghĩa nào sau đây đối với mỗi cá nhân và xã hội?
- A. Góp phần hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
- B. Là cơ sở để mỗi cá nhân học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
- C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho các thế hệ sau.
-
D. Giúp con người thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
Câu 14: Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của con người?
- A. Giúp con người dự báo chính xác về tương lai.
- B. Là yếu tố quyết định đến tương lai của con người.
-
C. Giúp con người tránh lặp lại sai lầm trong quá khứ.
- D. Giúp con người kế thừa mọi yếu tố trong quá khứ.
Câu 15: Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
- A. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội.
- B. Góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia.
- C. Hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, cộng đồng.
-
D. Làm phong phú và hiện đại hóa nền văn hóa dân tộc.
Câu 16: Chủ thể đóng vai trò bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là
- A. tự nhiên.
- B. các di sản.
-
C. con người.
- D. khí hậu.
Câu 17: Tổ chức nào sau đây đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn giá trị của các di sản trên thế giới?
- A. EU.
- B. UN.
- C. APEC.
-
D. UNESCO.
Câu 18: Đối tượng nghiên cứu của Sử học và các ngành khoa học nhân văn khác là
- A. các hành tinh.
- B. các sinh vật trên Trái Đất.
-
C. xã hội loài người.
- D. các hiện tượng tự nhiên.
Câu 19: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác?
-
A. Cung cấp tri thức về sự hình thành và phát triển của các ngành.
- B. Cung cấp toàn diện kiến thức chuyên môn của các ngành khoa học.
- C. Luôn biệt lập và tách rời với các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
- D. Là cơ sở dẫn tới sự ra đời của mọi ngành khoa học xã hội và nhân văn.
Câu 20: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác đối với Sử học?
- A. Phục dựng lại quá trình hình thành và phát triển của Sử học.
-
B. Giúp tri thức lịch sử trở nên chính xác, toàn diện và sâu sắc.
- C. Là cơ sở khoa học của những nhận thức lịch sử của con người.
- D. Là nền tảng tiếp cận duy nhất khi tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử.
Câu 21: Văn hóa xuất hiện cùng với sự xuất hiện của
- A. nhà nước.
- B. chữ viết.
- C. Trái Đất.
-
D. loài người.
Câu 22: Khi nào thì nhân loại bước vào thời kì văn minh?
- A. Khi công cụ bằng đá ra đời.
-
B. Khi Nhà nước và chữ viết ra đời.
- C. Khi con người xuất hiện trên Trái Đất.
- D. Khi con người biết trồng trọt.
Câu 23: Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng giữa văn hóa và văn minh?
-
A. Là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra.
- B. Là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra trong lịch sử.
- C. Chỉ là những giá trị tinh thần mà loài người sáng tạo ra.
- D. Là toàn bộ giá trị vật chất của loài người từ khi xuất hiện đến nay.
Câu 24: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hoạt động kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại?
-
A. Sản xuất công nghiệp.
- B. Trồng trọt lương thực.
- C. Chăn nuôi gia súc.
- D. Buôn bán với bên ngoài.
Câu 25: Nhà nước Ai Cập cổ đại theo thể chế nào sau đây?
- A. Dân chủ chủ nô.
- B. Cộng hòa quý tộc.
-
C. Quân chủ chuyên chế.
- D. Quân chủ lập hiến.
Câu 26: Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập dưới triều đại nhà
-
A. Tần.
- B. Hán.
- C. Đường.
- D. Tống.
Câu 27: Những người nông dân Trung Quốc thời phong kiến có sở hữu ruộng đất để cày cấy gọi là
-
A. Nông dân tự canh.
- B. Nông dân lĩnh canh.
- C. Nông nô.
- D. Địa chủ.
Câu 28: Những người nông dân Trung Quốc thời phong kiến không có ruộng đất phải nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy gọi là
- A. Nông dân tự canh.
-
B. Nông dân lĩnh canh.
- C. Nông nô.
- D. Nô lệ.
Câu 29: Nền văn minh Ấn Độ cổ đại khởi nguồn trên lưu vực
-
A. Sông Ấn.
- B. Sông Hằng.
- C. Sông Ma-hi (Mahi).
- D. Sông Gom-ty (Gomti).
Câu 30: Cư dân bản địa của Ấn Độ cổ đại đã xây dựng nền văn minh đầu tiên với dấu tích được khai quật ở Mô-hen-giô Đa-rô và Ha-ráp-pa khi nào?
- A. Khoảng từ TNK IV đến TNK II TCN
- B. Khoảng từ TNK III đến TNK I TCN
- C. Khoảng từ TNK II đến TNK I TCN
-
D. Khoảng từ TNK III đến TNK II TCN
Câu 31: Chữ Phạn được hoàn thiện và phổ biến dưới thời Gúp-ta (Gupta) đã ảnh hưởng sâu sắc thế nào đối với sự lan toả của nền văn minh Ấn Độ?
- A. Tạo điều kiện truyền bá các tôn giáo của Ấn Độ.
-
B. Tạo điều kiện chuyển tải văn hoá trong nhân dân.
- C. Tạo điều kiện truyền bá văn học, văn hoá Ấn Độ.
- D. Thúc đẩy văn hoá Ấn Độ phát triển mạnh mẽ.
Câu 32: Ý nào dưới đây là nhận đinh của sử gia Hy Lạp cổ đại Hê-rô-dốt?
- A. Ai cập là một trong những cường quốc thời cổ đại.
- B. Ai cập là một trong những cái nôi văn hóa lâu đời trên thế giới.
- C. Ai cập xinh đẹp và bí ẩn.
-
D. Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin.
Câu 33: Với người Ai Cập cổ đại, sông Nin là:
- A. Con đường thương phẩm.
-
B. Con đường giao thông chính, kết nối các vùng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hải ở Ai Cập.
- C. Con sông chỉ cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- D. Là một trong những con sông chảy qua Ai Cập.
Câu 34: Ý nào dưới đây không phải là hoạt động kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại?
- A. Trồng trọt theo mùa vụ với các loại cây như lúa mì, lúa mạch, nho, lanh.
- B. Chăn nuôi gia súc như cừu, bò, dê.
-
C. Trồng cây cao su.
- D. Phát triển các nghề làm bánh mì, làm bia, nấu rượu, dệt vải, làm gốm, thuộc da, nấu thủy tinh, khai khoáng, chế tác đá, đúc đồng.
Câu 35: Vì sao thương nghiệp hàng hải phát triển mạnh ở Hy Lạp và La Mã cổ đại?
- A. Nông nghiệp kém phát triển.
- B. Quốc gia chủ yếu là thành thị.
- C. Đồng bằng nhỏ hẹp, bị chia cắt.
-
D. Giao thông đường biển thuận lợi.
Câu 36: Kim loại nào đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cư dân Địa Trung Hải thời cổ đại?
-
A. Sắt.
- B. Đồng.
- C. Thiếc.
- D. Đồng đỏ.
Câu 37: Lực lượng lao động chính ở các quốc gia cổ đại Hy Lạp - La Mã là
- A. Chủ nô.
-
B. Nô lệ.
- C. Nông dân.
- D. Quý tộc.
Câu 38: Thời đại Văn hoá Phục hưng đã chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của lĩnh vực nào?
- A. Văn học, nghệ thuật.
- B. Khoa học xã hội và nhân văn.
-
C. Khoa học - kĩ thuật.
- D. Tư tưởng văn hoá.
Câu 39: Điều kiện nào đóng vai trò chủ yếu dẫn đến sự ra đời của phong trào Văn hoá Phục hưng?
- A. Quan hệ sản xuất phong kiến bị phá vỡ.
-
B. Sự ra đời của giai cấp tư sản.
- C. Sự lớn mạnh của thành thị trung đại.
- D. Nhiều phát minh kĩ thuật.
Câu 40: Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hoá, khoa học thiên tài được mệnh danh là những người:
- A. Vĩ đại.
- B. Thông minh.
- C. Xuất chúng.
-
D. Khổng lồ.