Câu 1: Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của Sử học?
- A. Cung cấp tri thức khoa học cho con người
-
B. Tái hiện lại những sự kiện trong quá khứ
- C. Truyền bá những giá trị truyền thống tốt đẹp
- D. Góp phần dự báo về tương lai của nhân loại
Câu 2: Bãi cọc Bạch Đằng ở thị xã Quảng Yên thuộc khu di tích nào?
-
A. Di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng
- B. Thành Cổ Loa Hà Nội
- C. Khu di tích Chiến khu Tân Trào Tuyên Quang
- D. Cố đô Hoa Lư Ninh Bình
Câu 3: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng và đầy đủ về đối tượng nghiên cứu của Sử học?
- A. Những hoạt động của con người trên lĩnh vực chính trị và quân sự
-
B. Toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực
- C. Toàn bộ những hoạt động của con người đã diễn ra từ thời kì cổ đại đến thời kì cận đại
- D. Những hoạt động của con người từ khi xuất hiện chữ viết đến nay
Câu 4: Nơi phát hiện bãi cọc Bạch Đằng năm 1288 nằm trên trục đường nào?
- A. Nằm trên đường trục đường giao thông từ Hưng Yên đến thành phố Hạ Long
- B. Nằm trên đường trục đường giao thông từ Hà Nội về thành phố Hưng Yên
- C. Nằm trên đường trục đường giao thông từ Thái Bình đến thành phố Hưng Yên
-
D. Nằm trên đường trục đường giao thông từ Hà Nội về thành phố Hạ Long
Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chức năng của Sử học?
- A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ
- B. Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại
- C. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho con người
-
D. Dự báo về tương lai của con người và xã hội loài người
Câu 6: Có bao nhiêu cách giúp con người nhận thức lịch sử?
-
A. Nhiều cách
- B. 3 cách
- C. 1 cách
- D. 2 cách
Câu 7: Sử liệu nào sau đây không phải là sử liệu gốc?
- A. Châu bản triều Nguyễn
-
B. Sách Đại cương lịch sử Việt Nam
- C. Rìu tay núi Đọ (Thanh Hóa
- D. Trống đồng Đông Sơn
Câu 8: Để phục dựng bức tranh lịch sử một cách chân thực, nhà Sử học không thể tiến hành ở?
- A. Các đền thờ cổ
- B. Tư liệu lịch sử
- C. Khu di tích
-
D. Phòng thí nghiệm
Câu 9: Dựa trên câu chuyệnCon ngựa gỗ thành Tơ-roa, ta thấy con người tìm hiểu về lịch sử về cuộc chiến tranh thành Tơ-roa thể hiện cách thức:
-
A. Nhận thức, phản ánh và phổ biến tri thức lịch sử của người xưa
- B. Quan sát, phản ánh và phổ biến tri thức lịch sử của người xưa
- C. Truyền miệng, phản ánh và phổ biến tri thức lịch sử của người xưa
- D. Ghi chép, phản ánh và phổ biến tri thức lịch sử của người xưa
Câu 10: Phương pháp Sử học nào sau đây nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển cụ thể của nó (hình thành, phát triển và tiêu vong)?
- A. Phương pháp lô-gích
- B. Phương pháp liên ngành
-
C. Phương pháp lịch sử
- D. Phương pháp đồng đại
Câu 11: Sách thẻ trẻ không giúp người đời sau nhận thức được điều gì về lịch sử?
- A. Công cụ lưu trữ văn bản phổ biến thời kì trước
- B. Cung cấp rất nhiều thông tin lịch sử, từ chính trị của người xưa
- C. Cung cấp rất nhiều thông tin quân sự đến đời sống kinh tế, văn hóa của người xưa
-
D. Cung cấp tư liệu các cuộc chiến tranh trong thế chiến thứ 2
Câu 12: Một trong những chức năng cơ bản của Sử học là
- A. khôi phục hiện thực lịch sử thông qua miêu tả và tưởng tượng
- B. tải tạo biến cố lịch sử thông qua thí nghiệm
-
C. khôi phục hiện thực lịch sử một cách chính xác, khách quan
- D. cung cấp tri thức cho các lĩnh vực khoa học tự nhiên
Câu 13: Đối tượng nghiên cứu của Sử học là:
-
A. Quá trình phát sinh, phát triển của xã hội loài người trong quá khứ
- B. Những con người trong quá khứ
- C. Những di tích lịch sử lâu đời ở các địa phương khác nhau
- D. Những phong tục, tập quán, truyền thống của người trong quá khứ
Câu 14: Ý nào không phải chức năng của Sử học?
- A. Chức năng khoa học
-
B. Chức năng phản biện
- C. Chức năng giáo dục
- D. Chức năng xã hội
Câu 15: Ý nào không phải nhiệm vụ của Sử học?
- A. Rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử phục vụ cuộc sống hiện tại
- B. Góp phần bồi dưỡng nhân sinh quan và thế giới quan khoa học, nâng cao trình độ nhận thức con người
- C. Góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức và phát triển nhân cách con người
-
D. Dạy người đời sau tiếp tục những giá trị trước dù đúng hay sai
Câu 16: Loại hình sử liệu không bao gồm:
- A. Hiện vật
- B. Hiện vật và tượng hình
-
C. Tiên đoán
- D. Thành văn
Câu 17: Yếu tố nào dưới đây tạo nên “khoảng cách” giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử?
- A. Tính chủ quan và luôn biến đổi của hiện thực lịch sử
- B. Quy luật phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử
-
C. Mục đích và thái độ của người nghiên cứu lịch sử
- D. Sự thay đổi theo thời gian của hiện thực lịch sử
Câu 18: Có mấy phương pháp cơ bản của Sử học?
- A. 3
-
B. 2
- C. 4
- D. 5
Câu 19: Viện sử học là cơ quan:
- A. Lưu trữ các tư liệu lịch sử thời hiện đại
- B. Lưu trữ các tư liêu quá khứ trong tương lai
-
C. Nghiên cứu khoa học lịch sử thời hiện đại
- D. Nghiên cứu các sách văn học
Câu 20: Nhận thức lịch sử được hiểu là
-
A. những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử
- B. tất cả những hoạt động của con người trong quá khứ
- C. ngành khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người
- D. một phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử