Câu 1: Nền văn minh Ấn Độ cổ đại khởi nguồn trên lưu vực
-
A. Sông Ấn.
- B. Sông Hằng.
- C. Sông Ma-hi (Mahi).
- D. Sông Gom-ty (Gomti).
Câu 2: Cư dân bản địa của Ấn Độ cổ đại đã xây dựng nền văn minh đầu tiên với dấu tích được khai quật ở Mô-hen-giô Đa-rô và Ha-ráp-pa khi nào?
- A. Khoảng từ TNK IV đến TNK II TCN
- B. Khoảng từ TNK III đến TNK I TCN
- C. Khoảng từ TNK II đến TNK I TCN
-
D. Khoảng từ TNK III đến TNK II TCN
Câu 3: Chữ Phạn được hoàn thiện và phổ biến dưới thời Gúp-ta (Gupta) đã ảnh hưởng sâu sắc thế nào đối với sự lan toả của nền văn minh Ấn Độ?
- A. Tạo điều kiện truyền bá các tôn giáo của Ấn Độ.
-
B. Tạo điều kiện chuyển tải văn hoá trong nhân dân.
- C. Tạo điều kiện truyền bá văn học, văn hoá Ấn Độ.
- D. Thúc đẩy văn hoá Ấn Độ phát triển mạnh mẽ.
Câu 4: Phật giáo phát triển rực rỡ và trở thành quốc giáo ở Ấn Độ dưới triều vua
-
A. A-sô-ca.
- B. A-co-ba (Akabar).
- C. Sha Gia-han (Shah Jahan).
- D. Ba-bơ (Babur).
Câu 5: Loại hình kiến trúc tiêu biểu cho kiến trúc Hin-đu (Hindu) giáo ở Ấn Độ là
- A. Chùa hang.
- B. Stu-pa (stupa).
-
C. Đền kiểu tháp núi.
- D. Mái vòm, chóp nhọn.
Câu 6: Tư tưởng tôn giáo nào là cơ sở cho sự phân biệt đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại?
- A. Phật giáo.
-
B. Bà La Môn giáo.
- C. Thiên Chúa giáo.
- D. Ấn Độ giáo.
Câu 7: Khoảng thế kỉ VI TCN, tôn giáo nào ra đời ở Ấn Độ có ảnh hưởng đến Đông Nam Á?
-
A. Phật giáo.
- B. Ấn Độ giáo.
- C. Đạo Hồi.
- D. Bà La Môn giáo.
Câu 8: Văn hoá truyền thống Ấn Độ ảnh hưởng rõ nét nhất ở khu vực nào?
- A. Đông Bắc Á.
- B. Trung Đông.
-
C. Đông Nam Á.
- D. Tây Á.
Câu 9: Những lĩnh vực nào dưới đây của văn hoá truyền thống Ấn Độ được truyền bá ra bên ngoài?
-
A. Tôn giáo, văn học, kiến trúc, nghệ thuật, chữ viết.
- B. Phật giáo, văn học, kiến trúc, điêu khắc, chữ viết.
- C. Hồi giáo, văn học, kiến trúc, ca múa, chữ viết.
- D. Hin-đu giáo, văn học, kiến trúc, nghệ thuật, chữ viết.
Câu 10: Chữ viết ngày nay của Ấn Độ có nguồn gốc từ chữ viết nào?
- A. Bra-mi (Brami).
- B. Xan-xcrit (Sanskrit).
- C. Pa-li (Pali).
-
D. Hin-đi (Hindi).
Câu 11: Đặc điểm nổi bật của văn hoá Ấn Độ cổ - trung đại là có tính
- A. Hiện thực, uyển chuyển, sinh động.
-
B. Hiện thực, mang đậm màu sắc tôn giáo.
- C. Dân tộc, thể hiện rõ quan điểm sống.
- D. Quốc tế, phong cách nghệ thuật độc đáo.
Câu 12: Công trình nào dưới đây tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo của Ấn Độ?
-
A. Stu-pa San-chi (Sanchi).
- B. Đền Kha-giu-ra-hô (Khajuraho).
- C. Lăng Ta-giơ Ma-han.
- D. Tháp Ku-túp Mi-na (Qutb Minar).
Câu 13: Phát minh chữ số tự nhiên và số 0 là thành tựu của quốc gia nào sau đây?
- A. Ai Cập.
-
B. Ấn Độ.
- C. Trung Quốc.
- D. Lưỡng Hà.
Câu 14: Dòng sông“Mẹ” linh thiêng trong tâm thức người Ấn, nơi văn minh Ấn Độ phát triển là
- A. Sông Ấn.
-
B. Sông Hằng.
- C. Sông Ya-mu-na (Yamuna).
- D. Sông Ba-gma-ty (Bagmati).
Câu 15: Cái gì không có ở ..................................... thì không thể có ở Ấn Độ.
- A. Ra-ma-y-a-na (Ramayana).
-
B. Ma-ha-ba-hra-ta (Mahabahrata).
- C. Raam-cha-rit-maa-nas (Raamcharitmaanas).
- D. Sha-kun-ta-la (Shakuntala).
Câu 16: Đạo Hin-đu - một tôn giáo lớn ở Ấn Độ được hình thành trên cơ sở
- A. Giáo lí của đạo Phật.
-
B. Tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn.
- C. Giáo lí của đạo Hồi.
- D. Giáo lí của Thiên Chúa giáo.
Câu 17: Ấn Độ là một bán đảo rộng lớn nằm ở:
-
A. Nam Á.
- B. Đông Á.
- C. Bắc Á.
- D. Tây Á.
Câu 18: Người A-ri-a gốc từ I-ran xâm nhập, chinh phục và làm chủ vùng Bắc Ấn khi nào?
- A. Khoảng giữa TNK III TCN.
-
B. Khoảng giữa TNK II TCN.
- C. Khoảng giữa TNK I TCN.
- D. Khoảng giữa TNK IV TCN.
Câu 19: Ấn Độ là cái nôi của những tôn giáo lớn nào dưới đây?
- A. Phật giáo, Đạo giáo.
-
B. Phật giáo, Hin-đu giáo.
- C. Thiên Chúa giáo, Hồi giáo.
- D. Phật giáo, Hồi giáo.
Câu 20: Giá trị ưu việt và tính nhân văn của văn minh Ấn Độ thể hiện qua việc lan toả giá trị văn minh bằng con đường
- A. Chính trị.
- B. Quân sự.
- C. Chiến tranh.
-
D. Hoà bình.