NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Quốc gia khởi đầu Cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai và thứ ba là
- A. Anh.
- B. Nhật.
-
C. Mỹ.
- D. Liên Xô.
Câu 2: Thành tựu nổi bật của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại là các ngành nào?
-
A. Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới.
- B. Toán học, vật lí học, hóa học, sinh học.
- C. Điện tử viễn thông, giao thông vận tải.
- D. Công nghệ vũ trụ, năng lượng nguyên tử, năng lượng hạt nhân.
Câu 3: Nguồn gốc chung của các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử là
- A. Nhu cầu chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí.
- B. Phát minh ra các năng lượng, vật liệu mới.
- C. Sự bùng nổ dân số và cạn kiệt về tài nguyên.
-
D. Nhu cầu cao của cuộc sống và sản xuất.
Câu 4: Hiện nay, khu vực Đông Nam Á có bao nhiêu quốc gia?
- A. 10
-
B. 11
- C. 13
- D. 12
Câu 5: Quốc gia nào không thuộc khu vực Đông Nam Á?
-
A. Trung Quốc.
- B. Việt Nam.
- C. Lào.
- D. Mi - an - ma.
Câu 6: Văn minh của các nước Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chịu ảnh hưởng từ nền văn minh nào trong các ý dưới đây?
- A. Ai Cập.
- B. La Mã.
- C. Tây Âu.
-
D. Trung Quốc.
Câu 7: Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu dưới đây: “Khu đền Ăng-co Vát và Ăng-co Thom ở Cam-pu-chia, Thạt Luổng ở Lào, tháp Chàm ở Việt Nam vừa mang dáng dấp kiến trúc ……………….., vừa có nét độc đáo riêng của nền văn hóa dân tộc, là những di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng thế giới”.
- A. Trung Quốc.
- B. Thái Lan.
-
C. Ấn Độ.
- D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 8: Thời kì phát triển mạnh mẽ của văn minh Đông Nam Á với nhiều thành tựu rực rỡ là giai đoạn:
- A. Từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV.
- B. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV.
-
C. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
- D. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI.
Câu 9: Từ khi người phương Tây bắt đầu có mặt ở Đông Nam Á, tôn giáo nào cũng xuất hiện và dần dần thâm nhập vào khu vực này?
- A. Hồi giáo.
- B. Đạo giáo.
-
C. Thiên Chúa giáo.
- D. Phật giáo.
Câu 10: Nét đặc sắc trong tín ngưỡng của người Việt cổ là
- A. Thờ thần Mặt Trời, người chết và người có công với cách mạng.
- B. Thờ thần sông, thần núi, người có công khai phá đất đai.
- C. Sùng bái các hiện tượng tự nhiên, thần sông, thần núi.
-
D. Thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công.
Câu 11: Đặc điểm của bộ máy Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là
- A. Đã hoàn chỉnh, do vua Hùng đứng đầu.
- B. Khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua Hùng.
-
C. Đơn giản, sơ khai, chưa hoàn chỉnh.
- D. Ra đời sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Câu 12: Điểm giống nhau trong cơ sở hình thành Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc là do:
-
A. Yêu cầu chống ngoại xâm, bảo vệ kinh tế nông nghiệp và làm thủy lợi.
- B. Yêu cầu liên minh giữa các bộ lạc với nhau để cùng phát triển kinh tế.
- C. Thương nghiệp phát triển cần tập trung để hình thành những đội tàu buôn.
- D. Yêu cầu của các gia đình sống chung với nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 13: Nhà nước Lâm Ấp được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa
- A. Phùng Nguyên.
- B. Đồng Nai.
-
C. Sa Huỳnh.
- D. Óc Eo.
Câu 14: Cư dân Chăm cổ thuộc ngữ hệ nào dưới đây?
-
A. Nam Đảo.
- B. Mông - Dao.
- C. Mường.
- D. Thái.
Câu 15: Quốc gia Lâm Ấp về sau đổi tên là
- A. Âu Lạc.
- B. Chân Lạp.
-
C. Chăm-pa.
- D. Phù Nam.
Câu 16: Trong các thế kỉ III – V là thời kì quốc gia Phù Nam
- A. Hình thành.
-
B. Rất phát triển.
- C. Suy yếu.
- B. Bị thôn tính.
Câu 17: Vị trí địa lí đã tạo cơ sở phát triển nghành gì cho Phù Nam?
-
A. Phát triển thương mại qua đường biển.
- B. Phát triển ngành công nghiệp.
- C. Phát triển ngành khai thác lâm sản.
- D. Phát triển ngành khai thác khoáng sản.
Câu 18: Nhân tố quan trọng hàng đầu nào đã đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương đường biển ở Phù Nam?
- A. Nông nghiệp phát triển, tạo nhiều sản phẩm dư thừa.
- B. Kĩ thuật đóng tàu có bước phát triển mới.
-
C. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí thuận lợi.
- D. Sự thúc đẩy mạnh mẽ của hoạt động nội thương.
Câu 19: Những thay đổi trong tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ thể hiện điều gì?
-
A. Chế độ quân chủ tập quyền đạt đến đỉnh cao.
- B. Thiết lập chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền.
- C. Thiết lập chế độ quân chủ chuyên chế quan liêu.
- D. Chế độ quân chủ lập hiến đạt đến đỉnh cao.
Câu 20: Nguyên nhân nào là quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển thủ công nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ X – XV?
-
A. Đất nước độc lập, thống nhất và sự phát triển của nông nghiệp.
- B. Nhà nước đã có nhiều chính sách để phát triển các làng nghề.
- C. Nhân dân có nhu cầu tiếp thu thêm các nghề mới từ bên ngoài.
- D. Nhu cầu sử dụng các mặt hàng thủ công trong nước tăng nhanh.
Câu 21: Việc chữ Nôm trở thành chữ viết chính thống thay thế chữ Hán thời Tây Sơn thể hiện điều gì?
- A. Sự suy thoái của Nho giáo.
-
B. Ý thức tự tôn dân tộc.
- C. Tính ưu việt của ngôn ngữ.
- D. Tinh thần sáng tạo của dân tộc.
Câu 22: Các dân tộc ở Việt Nam phổ biến hình thức cư trú
-
A. Xen kẽ.
- B. Vừa tập trung vừa xen kẽ.
- C. Tập trung.
- D. Tập trung khá phổ biến.
Câu 23: Vì sao ngày nay các dân tộc có xu hướng sử dụng trang phục giống người Kinh?
- A. Để hòa hợp, đoàn kết dân tộc.
- B. Đẹp hơn trang phục truyền thống.
- C. Do thay đổi môi trường sống.
-
D. Thuận tiện trong lao động và đi lại.
Câu 24: Dân tộc có số lượng đông nhất ở Việt Nam hiện nay là dân tộc
-
A. Dân tộc Kinh.
- B. Dân tộc Tày.
- C. Dân tộc Mèo.
- D. Dân tộc Mường.
Câu 25: Năm 1814, G.Xti-phen-xơn (Stephenson) đã chế tạo thành công
-
A. Đầu máy xe lửa đầu tiên.
- B. Máy hơi nước đầu tiên.
- C. Máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
- D. Máy kéo sợi Gien-ni.
Câu 26: Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á từ những quốc gia nào?
- A. Lào và Cam-pu-chia.
- B. Mi-an-ma và Ấn Độ.
-
C. Trung Quốc và Ấn Độ.
- D. Trung Quộc và Thái Lan.
Câu 27: Từ khoảng thế kỉ XII – XIII, tôn giáo nào theo chân các thương nhân A-rập và Ấn Độ du nhập vào Đông Nam Á?
- A. Ấn Độ giáo.
- B. Thiên Chúa giáo.
- C. Bà La Môn giáo.
-
D. Hồi giáo.
Câu 28: Hồi giáo du nhập vào các nước Đông Nam Á thông qua:
-
A. Hoạt động thương mại biển.
- B. Những đoàn thám hiểm.
- C. Những đoàn lữ hành.
- D. Các cuộc chiến tranh.
Câu 29: Tổ chức Nhà nước thời Văn Lang – Âu Lạc là
- A. Vua – lạc hầu, lạc tướng – lạc dân.
- B. Vua – vương công, quý tộc - bồ chính.
-
C. Vua – lạc hầu, lạc tướng – bồ chính.
- D. Hùng vương - lạc hầu, lạc tướng – tù trưởng.
Câu 30: Truyền thống biết ơn tổ tiên, các vị anh hùng, người có công với làng nước của người Việt Nam hiện nay bắt nguồn từ thời
-
A. Văn Lang – Âu Lạc
- B. Lâm Ấp.
- C. Chăm-pa.
- D. Phù Nam.
Câu 31: Công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện đã tạo điều kiện cho người Việt cổ
-
A. Khai thác đồng bằng châu thổ ven sông phát triển nghề nông trồng lúa nước.
- B. Khai phá vùng đất ở miền núi những vùng cây lâu năm có giá trị kinh tế cao.
- C. Phát triển mạnh mẽ nghề đúc đồng.
- D. Sống định cư lâu dài trong các làng bản.
Câu 32: So với các quốc gia Văn Lang – Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Chăm-pa có điểm gì khác biệt?
-
A. Phát triển khai thác lâm thổ sản và xây dựng đền tháp.
- B. Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước sử dụng sức kéo trâu bò.
- C. Chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công mĩ nghệ và đánh cá.
- D. Đúc đồng, làm gốm, buôn bán đường biển phát triển mạnh.
Câu 33: Chữ viết, tư tưởng, tôn giáo, mô hình nhà nước và pháp luật Ấn Độ đã du nhập vào Chăm-pa qua đâu?
-
A. Các thương nhân.
- B. Dân du mục.
- C. Các cuộc chiến tranh xâm lược.
- D. Qua các đoàn thám hiểm.
Câu 34: Điểm khác nhau về văn hóa của cư dân Văn Lang – Âu Lạc so vớ cư dân Chăm-pa là gì?
- A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hin-đu giáo và Phật giáo.
- B. Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa.
-
C. Phổ biến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiền và các anh hùng dân tộc.
- D. Sáng tạo chữ riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
Câu 35: Đứng đầu bộ máy nhà nước Chăm-pa là:
- A. Tăng lữ.
- B. Quý tộc.
-
C. Vua.
- D. Nông dân.
Câu 36: Các hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam là
- A. Sản xuất nông nghiệp, kết hợp đánh cá, săn bắn và khai thác hải sản.
-
B. Nghề nông trồng lúa, thủ công nghiệp, ngoại thương đường biển.
- C. Thủ công nghiệp, buôn bán với các nước châu Âu và Nam Á.
- D. Thủ công nghiệp, khai thác hải sản, ngoại thương đường biển.
Câu 37: Ý nào không đúng khi nói đến điều kiện tự nhiên của Phù Nam.
- A. Nguồn lợi thủy hải sản dồi dào, phong phú.
-
B. Đất đai khô cằn, không thể canh tác.
- C. Nhiều khu vực có thể thiết lập thành cảng biển.
- D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Câu 38: Chùa Một Cột là công trình kiến trúc được xây dựng mô phỏng theo hình dáng
-
A. Bông hoa sen.
- B. Bông hoa cúc.
- C. Chiếc lá bồ đề.
- D. Bông hoa đại.
Câu 39: Sự hưng khởi của các đô thị Đại Việt trong các thế kỉ XI – XVIII do yếu tố nào?
- A. Xuất hiện nhiều đô thị lớn như Thăng Long, Phố Hiến.
- B. Nhiều thương nhân châu Âu, Nhật Bản đến buôn bán.
- C. Các chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi.
-
D. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa.
Câu 40: Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền hoàn chỉnh dưới triều đại nào?
-
A. Nhà Lê sơ.
- B. Nhà Lý.
- C. Nhà Trần.
- D. Nhà Hồ.