Câu 1: Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập dưới triều đại nhà
-
A. Tần.
- B. Hán.
- C. Đường.
- D. Tống.
Câu 2: Những người nông dân Trung Quốc thời phong kiến có sở hữu ruộng đất để cày cấy gọi là
-
A. Nông dân tự canh.
- B. Nông dân lĩnh canh.
- C. Nông nô.
- D. Địa chủ.
Câu 3: Những người nông dân Trung Quốc thời phong kiến không có ruộng đất phải nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy gọi là
- A. Nông dân tự canh.
-
B. Nông dân lĩnh canh.
- C. Nông nô.
- D. Nô lệ.
Câu 4: Quan hệ sản xuất phong kiến là quan hệ địa chỉ giao ruộng đất cho
- A. Nông dân tự canh để thu tố thuế.
- B. Nông dân công xã để thu tố thuế.
-
C. Nông dân lĩnh canh để thu tố thuế.
- D. Nông nô lĩnh canh để thu tố thuế.
Câu 5: Tính chất của nhà nước Trung Quốc cổ - trung đại là
-
A. Nhà nước chuyên chế tập quyền.
- B. Nhà nước chuyên chế tản quyền.
- C. Nhà nước chiếm hữu nô lệ.
- D. Nhà nước dân chủ cổ đại.
Câu 6: Tác giả và tác phẩm đặt nền móng cho sử học Trung Quốc là
-
A. Tư Mã Thiên và Sử ký.
- B. Tư Mã Thiên và Hồi kí.
- C. Lưu Trị Cơ và Sử thông.
- D. Tư Mã Quang và Tư trị thông giám.
Câu 7: Người Trung Quốc cổ đại viết chữ trên nguyên liệu gì?
- A. Giấy, lụa.
-
B. Thẻ tre, trúc.
- C. Đất sét.
- D. Giấy pa-py-rút.
Câu 8: Các giai cấp, tầng lớp nào hình thành trong xã hội phong kiến Trung Quốc
- A. Địa chủ, nông dân tự canh, nông nô.
- B. Quan lại, nông dân, nông dân lĩnh canh.
-
C. Địa chủ, nông dân lĩnh canh, nông dân tự canh.
- D. Địa chủ phong kiến, nông dân lĩnh canh, nô lệ.
Câu 9: Chữ tượng hình của người Trung Quốc ra đời trong khoảng thế kỉ XVI - XII TCN, khắc trên mai rùa, xương thú gọi là
- A. Chữ Tiểu triện.
- B. Chữ Đại triển.
-
C. Chữ Giáp cốt.
- D. Kim văn.
Câu 10: Chính sách quân điền thời nhà Đường đã có tác dụng quan trọng nào?
-
A. Nông dân được chia đất để canh tác.
- B. Nông dân hăng hái tăng gia sản xuất.
- C. Nông dân sẵn sàng ủng hộ triều đình.
- D. Hạn chế phong trào đấu tranh của nông dân.
Câu 11: Tư tưởng, tôn giáo nào trở thành hệ tư tưởng phục vụ cho chế độ phong kiến Trung Quốc?
-
A. Nho giáo.
- B. Phật giáo.
- C. Đạo giáo.
- D. Lão giáo.
Câu 12: Tư tưởng Nho giáo dưới thời nhà Hán đã trở thành cơ sở
- A. Lí luận và đạo đức của chế độ phong kiến.
- B. Đạo đức và tư tưởng của chế độ phong kiến.
-
C. Lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến.
- D. Văn hoá và đạo đức của chế độ phong kiến.
Câu 13: Tứ đại danh tác của nền văn học Trung Quốc thời Minh, Thanh là
- A. Tây du ký, Thuỷ hử, Hồng lâu mộng, Liêu trai chí dị.
- B. Tây du ký, Thuỷ hử, Đông Chu liệt quốc, Tam quốc diễn nghĩa.
- C. Tây du ký, Kim Vân Kiều, Hồng lâu mộng, Tam quốc diễn nghĩa.
-
D. Tây du ký, Thuỷ hử, Hồng lâu mộng, Tam quốc diễn nghĩa.
Câu 14: Đứng đầu nhà nước Trung Quốc cổ - trung đại là
-
A. Thiên tử.
- B. Pha-ra-ông.
- C. Chấp chính quan
- D. Tù trưởng.
Câu 15: Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nào dưới đây của Trung Quốc thời phong kiến có đóng góp to lớn cho nền văn minh nhân loại?
- A. La bàn, kĩ thuật in, thuốc súng, thuyền buồm.
- B. La bàn, kĩ thuật in, súng thần công, giấy.
-
C. La bàn, kĩ thuật in, thuốc súng, làm giấy.
- D. La bàn, địa động nghi, thuốc súng, giấy.
Câu 16: Nhận định nào dưới đây không đúng về giá trị của Nho giáo ở Trung Quốc?
- A. Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị thời phong kiến.
- B. Góp phần đào tạo nhân tài phục vụ cho đất nước.
-
C. Giáo dục nhân cách, đạo đức cho con người.
-
D. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Câu 17: Tầng lớp nào dưới đây là lực lượng lao động chính của xã hội Trung Quốc cổ - trung đại?
- A. Quý tộc.
-
B. Nông dân công xã.
- C. Nô lệ.
- D. Nông nô.
Câu 18: Chế độ quân điền ở Trung Quốc thời Đường là
- A. Lấy ruộng đất của địa chủ, quan lại chia cho nông dân.
- B. Lấy ruộng của nông dân giàu chia cho nông dân nghèo.
- C. Lấy ruộng tịch điền của nhà nước chia cho nông dân.
-
D. Lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.
Câu 19: “Con đường Tơ lụa” là con đường trao đổi buôn bán từ Trung Quốc sang
- A. Ấn Độ.
- B. Ai Cập.
- C. Trung Đông.
-
D. Châu Âu.
Câu 20: Văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại gắn liền với những con sông nào?
- A. Hắc Long và Mê Công.
- B. Dương Tử và Mê Công.
-
C. Hoàng Hà và Trường Giang.
- D. Hắc Long và Trường Giang.