Câu 1: Phát minh tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là
-
A. Điện và động cơ điện.
- B. Động cơ chạy bằng xăng dầu.
- C. Xe hơi.
- D. Xe lửa.
Câu 2: Năm 1779, Crom-tơn cải tiến máy gì?
- A. Máy phát điện.
- B. Máy dệt.
-
C. Máy kéo sợi.
- D. Máy kéo.
Câu 3: Phát minh máy hơi nước của Giêm Oát (1784) có ý nghĩa, tác động như thế nào về kinh tế?
-
A. Làm tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng.
- B. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.
- C. Điều kiện lao động của công nhân được cải thiện.
- D. Phát minh mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp.
Câu 4: Một trong những ý nghĩa tích cực của việc Giêm Oát phát minh máy hơi nước (1784) là
- A. Phát minh mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp.
- B. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.
- C. Điều kiện lao động của công nhân được cải thiện.
-
D. Khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh.
Câu 5: Năm 1814, G.Xti-phen-xơn (Stephenson) đã chế tạo thành công
-
A. Đầu máy xe lửa đầu tiên.
- B. Máy hơi nước đầu tiên.
- C. Máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
- D. Máy kéo sợi Gien-ni.
Câu 6: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra đầu tiên ở
-
A. Anh.
- B. Pháp.
- C. Đức.
- D. Mỹ.
Câu 7: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất trên thế giới được bắt đầu trong lĩnh vực nào dưới đây?
- A. Luyện thép.
- B. Công nghiệp luyện kim.
- C. Giao thông vận tải.
-
D. Ngành dệt.
Câu 8: Phát minh nào dưới đây được xem là phát minh khởi đầu cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
-
A. Máy kéo sợi Gien-ni (Jenny).
- B. Động cơ hơi nước.
- C. Đầu máy xe lửa.
- D. Máy dệt.
Câu 9: Điểm khác biệt giữa phát minh máy hơi nước của Giêm Oát (1784) so với những phát minh, sáng chế trong ngành dệt và kéo sợi thế kỉ XVIII – XIX là
- A. Làm tăng năng suất lao động.
- B. Làm giảm sức lao động cơ bắp của con người.
- C. Được áp dụng trong sản xuất.
-
D. Hoạt động không phụ thuộc điều kiện tự nhiên.
Câu 10: Một trong những ý nghĩa việc phát minh máy hơi nước của Giêm Oát (1784) là
- A. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.
-
B. Làm giảm sức lao động cơ bắp của con người.
- C. Điều kiện lao động của công nhân được cải thiện.
- D. Là phát minh mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp.
Câu 11: Điều kiện cần và đủ để nước Anh tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp là
- A. Vốn tư bản, nhân công, thuộc địa.
- B. Sự phát triển kĩ thuật, nhân công.
-
C. Vốn, nhân công, sự phát triển kĩ thuật.
- D. Nhân công, sự phát triển kĩ thuật, thuộc địa.
Câu 12: Nội dung nào dưới đây là một trong những tiền đề để dẫn đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
- A. Nước Anh có hệ thống thuộc địa bao la, rộng lớn.
- B. Giai cấp tư sản tiến hành các cuộc phát kiến địa lí.
- C. Giai cấp tư sản Anh tích lũy được nguồn tư bản lớn.
-
D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa thâm nhập vào nông nghiệp.
Câu 13: Một trong những hệ quả xã hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là
-
A. Hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản.
- B. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.
- C. Nhiều thành thị đông dân xuất hiện.
- D. Đời sống giai cấp công nhân ngày càng cơ cực.
Câu 14: Một trong những phát minh quan trọng trong lĩnh vực thông tin liên lạc vào giữa thế kỉ XIX là
-
A. Điện thoại cố định.
- B. Máy điện tín.
- C. Điện thoại di động.
- D. Máy Fax.
Câu 15: Trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, nhiều nguồn năng lượng được phát hiện và đưa vào sử dụng, ngoại trừ
- A. Than đá.
- B. Điện.
- C. Dầu mỏ.
-
D. Hạt nhân.
Câu 16: Năm 1903, phát minh nào ra đời có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực giao thông vận tải?
- A. Ô tô.
-
B. Máy bay.
- C. Tàu thủy.
- D. Tàu hỏa.
Câu 17: Anh là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX vì
-
A. Có điều kiện đủ về vốn, nhân công, cách mạng tư sản nổ ra sớm.
- B. Có nguồn nhân lực kĩ thuật cao, lực lượng các nhà khoa học đông đảo.
- C. Có nguồn nhân lực kĩ thuật cao, đủ điều kiện để đẩy mạnh sản xuất.
- D. Cách mạng tư sản nổ ra sớm, thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh.
Câu 18: Nguồn năng lượng nào được phát hiện trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai, được mệnh danh là “nguồn năng lượng của người nghèo”?
- A. Nước.
-
B. Dầu hỏa.
- C. Mặt Trời.
- D. Điện.
Câu 19: Nội dung nào dưới đây không phải ý nghĩa việc phát minh ra máy hơi nước của Giêm Oát (1784)?
- A. Lao động chân tay dần được thay thế bằng máy móc.
- B. Làm giảm sức lao động cơ bắp của con người.
-
C. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.
- D. Khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh.
Câu 20: Việc sử dụng động cơ đốt trong đã tạo ra khả năng phát triển ngành nào?
- A. Chế tạo ô tô.
- B. Chế tạo máy bay.
- C. Khai thác mỏ.
-
D. Giao thông vận tải.