Câu 1: Ý nào sau đây phản ánh đúng khái niệm văn minh?
- A. Văn minh là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử
- B. Văn minh là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần gắn liền với lịch sử loài người
- C. Văn minh là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất
-
D. Văn minh là trạng thái tiến bộ cả về giá trị vật chất và tinh thần của xã hội loài người
Câu 2: Văn hóa là gì?
- A. Là trạng thái tiến hóa, phát triển cao của nền văn hóa và đối lập với nó là dã man, nguyên thủy
- B. Là khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người
- C. Là khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất
-
D. Là các thành tựu do con người sáng tạo ra, có giá trị vật chất lẫn tinh thần
Câu 3: Hai nền văn minh lớn ở phương Tây thời kì cổ đại là
-
A. Hy Lạp và La Mã
- B. Ấn Độ và Trung Hoa
- C. Ai Cập và Lưỡng Hà
- D. La Mã và A-rập
Câu 4: Ý nào dưới đây là nền văn minh đã xuất hiện lâu đời?
-
A. Văn minh Ai Cập cổ đại
- B. Văn minh phương Tây hiện đại
- C. Văn minh phương Đông hiện đại
- D. Văn minh sông Cả
Câu 5: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thiện khái niệm sau:
“…… là sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người; là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa, khi xã hội loài người vượt quan trình độ của thời kì dã man”.
-
A. Văn minh
- B. Văn tự
- C. Văn vật
- D. Văn hiến
Câu 6: Nền văn minh Ai Cập được thống nhất vào năm:
- A. 3151 TCN
-
B. 3250 TCN
- C. 3153 TCN
- D. 3155 TCN
Câu 7: Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới xuất hiện vào khoảng thời gian nào và ở đâu?
- A. Cuối thiên niên kỉ IV TCN ở khu vực châu Âu và châu Á
- B. Đầu thiên niên kỉ V TCN ở khu vực Đông Bắc châu Phi và Tây Á
-
C. Cuối thiên niên kỉ IV TCN ở khu vực Đông Bắc châu Phi và Tây Á
- D. Đầu thiên niên kỉ IV TCN ở khu vực Đông Bắc châu Phi và Tây Á
Câu 8: Ý nào không phải nguyên nhân chữ viết là thành tựu tiêu biểu và sớm nhất của văn minh nhân loại?
- A. Các nhà sử học phân định rạch ròi thời tiền sử và thời lịch sử -> thời lịch sử bắt đầu kể từ khi có các nguồn ghi chép đáng tin cậy
- B. Sự xuất hiện của chữ viết là một trong những tiêu chí đánh dấu con người bước vào thời kì văn minh
- C. Việc ghi chép lại lịch sử được tiến hành dễ dàng hơn, thế hệ sau có thể hiểu hơn về lịch sử thế giới cổ đại
-
D. Mang giá trị tinh thần to lớn
Câu 9: Công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của Ai Cập cổ đại là
-
A. kim tự tháp
- B. chùa hang
- C. nhà thờ
- D. tượng Nhân sư
Câu 10: Khác với văn hoá, văn minh là những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra
- A. Có bề dày lịch sử và mang tính dân tộc
-
B. Có trình độ phát triển cao, mang tầm vóc quốc tế
- C. Cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người
- D. Đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người
Câu 11: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc ở Việt Nam thuộc thời kì nào của lịch sử văn minh thế giới?
-
A. Thời kì cổ đại
- B. Thời kì trung đại
- C. Thời kì cận đại
- D. Thời kì hiện đại
Câu 12: Văn hoá là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra:
-
A. Trong tiến trình lịch sử
- B. Sau khi có chữ viết
- C. Mang nét đặc trưng cho bản sắc riêng của một cộng đồng người
- D. Trong giai đoạn phát triển cao của xã hội
Câu 13: Chữ viết của người Ai Cập cổ đại là
- A. chữ Hán
- B. chữ hình nêm
- C. chữ La-tinh
-
D. chữ tượng hình
Câu 14: Khác với văn minh, văn hoá thường có:
-
A. Bề dày lịch sử và mang tính dân tộc
- B. Trình độ phát triển cao, mang tầm vóc quốc tế
- C. Tính sáng tạo cao, thúc đẩy văn minh phát triển
- D. Những giá trị sáng tạo ở trình độ cao nhất
Câu 15: Thành tựu nào dưới đây không thuộc “Tứ đại phát minh” về kĩ thuật của người Trung Quốc thời kì cổ - trung đại?
- A. Kĩ thuật làm giấy
-
B. Kĩ thuật làm lịch
- C. Thuốc súng
- D. La bàn
Câu 16: Văn minh là trạng thái tiến hoá, phát triển cao của nền văn hoá:
-
A. Qua một quá trình lịch sử - văn hoá lâu dài
- B. Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử
- C. Khi bắt đầu hình thành xã hội loài người
- D. Có bề dày lịch sử và mang tính dân tộc
Câu 17: Nét đặc sắc của văn hóa Ấn Độ từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI được cho là gì?
- A. Văn hóa Hồi giáo vào Ấn Độ làm thủ tiêu văn hóa truyền thống
- B. Tổng hợp các loại hình văn hóa của các nước đều có mặt ở Ấn Độ
- C. Văn hóa truyền thống Ấn Độ đã làm phai mờ văn hóa Hồi Giáo
-
D. Song song luôn tồn tại 2 nền văn minh đặc sắc là Ấn Độ Hin-đu giáo và hồi giáo
Câu 18: Một trong những tiêu chí đánh dấu con người bước vào thời đại văn minh là khi có:
- A. Công cụ đá
- B. Công cụ đồng thau
- C. Tiếng nói
-
D. Chữ viết
Câu 19: Tôn giáo nào không được khởi nguồn từ Ấn Độ?
-
A. Hồi giáo
- B. Phật giáo
- C. Hin-đu giáo
- D. Bà La Môn giáo
Câu 20: Văn minh nhân loại trải qua tiến trình
-
A. Kim khí => nông nghiệp => công nghiệp => hậu công nghiệp
- B. Công nghiệp => hậu công nghiệp => nông nghiệp => kim khí
- C. Nông nghiệp => công nghiệp=> hậu công nghiệp => kim khí
- D. Công nghiệp => nông nghiệp => kim khí => hậu công nghiệp