NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hiện nay ở Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?
- A. 50 dân tộc.
- B. 52 dân tộc.
-
C. 54 dân tộc.
- D. 56 dân tộc.
Câu 2: Dân tộc có số lượng đông nhất ở Việt Nam hiện nay là
- A. dân tộc Tày.
- B. dân tộc Thái.
- C. dân tộc Mường.
-
D. dân tộc Kinh.
Câu 3: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thiện khái niệm sau:
“......là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm tương đồng về ngữ âm, thanh điệu, cú pháp và vốn từ vị cơ bản”.
-
A. Ngữ hệ.
- B. Tiếng nói.
- C. Chữ viết.
- D. Ngôn từ.
Câu 4: Một trong những cơ sở dẫn tới sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam là
- A. yêu cầu thống nhất lãnh thổ quốc gia.
-
B. yêu cầu đấu tranh chống ngoại xâm.
- C. tham vọng bành trướng lãnh thổ.
- D. nhu cầu buôn bán với bên ngoài.
Câu 5: Khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò như thế nào đối với công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam?
- A. Không đóng góp nhiều cho sự nghiệp chống ngoại xâm.
-
B. Là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thắng lợi.
- C. Là nhân tố thứ yếu, góp phần dẫn đến sự thành công.
- D. Nhân tố duy nhất quyết định đến sự thành công.
Câu 6: Nội dung nào sau đây là một trong những biểu hiện về tinh thần đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong lịch sử?
-
A. Chung vai sát cánh trong đấu tranh chống ngoại xâm.
- B. Tiến hành bành trướng mở rộng lãnh thổ đất nước.
- C. Xây dựng nền văn hóa mang bản sắc của từng dân tộc.
- D. Phát triển nền kinh tế đặc trưng của từng dân tộc.
Câu 7: Nội dung nào sau đây là một trong những tác động về mặt xã hội của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại?
- A. Hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội: địa chủ và nông dân.
- B. Dẫn tới mâu thuẫn gay gắt giữa nhân dân với chế độ phong kiến.
- C. Làm xuất hiện các cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ phong kiến.
-
D. Hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội là tư sản và vô sản.
Câu 8: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại đem lại tác động nào sau đây về mặt văn hóa?
- A. Dẫn tới tình trạng xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.
-
B. Thúc đẩy giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia.
- C. Dẫn tới sự hình thành của các thành thị đông dân cư.
- D. Làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất công nghiệp.
Câu 9: Vật liệu nào sau đây mới ra đời trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?
- A. Sắt.
- B. Đá.
- C. Thép.
-
D. Pô-li-me.
Câu 10: Nguồn năng lượng nào sau đây mới xuất hiện trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?
-
A. Năng lượng gió.
- B. Năng lượng nước.
- C. Năng lượng điện.
- D. Năng lượng than đá.
Câu 11: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã đưa nhân loại chuyển sang thời kì
- A. văn minh nông nghiệp.
- B. văn minh nông thôn.
-
C. văn minh thông tin.
- D. văn minh công nghiệp.
Câu 12: Địa hình Đông Nam Á bao gồm những bộ phận nào sau đây?
- A. Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á ven biển.
-
B. Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
- C. Đông Nam Á đồng bằng và Đông Nam Á hải đảo.
- D. Đông Nam Á đồng bằng và Đông Nam Á cao nguyên.
Câu 13: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?
- A. Bị chia cắt bởi nhiều dãy núi.
- B. Hệ thống sông ngòi dày đặc.
- C. Có nhiều vùng đồng bằng rộng lớn.
-
D. Tập trung nhiều đảo và quần đảo.
Câu 14: Đại bộ phận Đông Nam Á nằm trong vùng khí hậu nào?
- A. Hàn đới.
- B. Ôn đới.
- C. Cận nhiệt gió mùa.
-
D. Gió mùa nóng ẩm.
Câu 15: Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á?
-
A. Tín ngưỡng thờ Chúa.
- B. Tín ngưỡng phồn thực.
- C. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.
- D. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Câu 16: Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á từ những quốc gia nào?
- A. Ba Tư và Ấn Độ.
- B. A-rập và Ai Cập.
-
C. Trung Quốc và Ấn Độ.
- D. Trung Quốc và Nhật Bản.
Câu 17: Hồi giáo được du nhập vào Đông Nam Á thông qua con đường nào?
- A. Con đường áp đặt tôn giáo.
-
B. Con đường thương mại biển.
- C. Con đường bành trướng xâm lược.
- D. Con đường buôn bán đường bộ.
Câu 18: Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở tự nhiên dẫn tới sự hình thành của văn minh Văn Lang - Âu Lạc?
- A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- B. Giàu có về khoáng sản.
- C. Hệ thống sông ngòi dày đặc.
-
D. Đất đai khô cằn, khó canh tác.
Câu 19: Cư dân bản địa ở đồng Bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam thuộc nhóm người nào?
-
A. Nam Á và Thái - Ka-đai.
- B. Mường và Mông - Dao.
- C. Nam Đảo và Mường.
- D. Mông Cổ và Mãn.
Câu 20: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc thuộc nền văn hóa nào sau đây?
-
A. Văn hóa Đông Sơn.
- B. Văn hóa Óc Eo.
- C. Văn hóa Sa Huỳnh.
- D. Văn hóa Hòa Bình.
Câu 21: Chế độ nào sau đây được bảo lưu lâu dài trong cộng đồng người Chăm?
- A. Chế độ phụ hệ.
-
B. Chế độ mẫu hệ.
- C. Chế độ vua - tôi.
- D. Chế độ quan - dân.
Câu 22: Tổ chức xã hội của người Chăm được phân chia theo những yếu tố nào sau đây?
- A. Tộc người và tín ngưỡng.
- B. Tín ngưỡng và tôn giáo.
- C. Lãnh thổ và tộc người.
-
D. Địa hình và địa bàn cư trú.
Câu 23: Văn minh Chăm-pa bắt nguồn từ nền văn hóa nào sau đây?
- A. Văn hóa Đông Sơn.
- B. Văn hóa Óc Eo.
-
C. Văn hóa Sa Huỳnh.
- D. Văn hóa Hạ Long.
Câu 24: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Phù Nam?
-
A. Đất đai khô cằn, khó canh tác.
- B. Giáp biển, có nhiều hải cảng.
- C. Nguồn lợi thuỷ sản phong phú.
- D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Câu 25: Văn minh Phù Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn minh nào sau đây?
- A. Văn minh La Mã.
-
B. Văn minh Ấn Độ.
- C. Văn minh Lưỡng Hà.
- D. Văn minh Trung Hoa.
Câu 26: Điền vào chỗ chống: Cộng đồng người Chăm bảo lưu lâu dài chế độ mẫu hệ với vai trò chủ đạo của ... trong quan hệ gia đình và hôn nhân.
- A. Bô lão.
- B. Trưởng tử.
- C. Đàn ông.
-
D. Phụ nữ.
Câu 27: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là
- A. Nông nghiệp, thủ công nghiệp.
-
B. Nông nghiệp trồng lúa nước.
- C. Chăn nuôi, trồng lúa nước.
- D. Buôn bán bằng đường biển.
Câu 28: Tổ chức xã hội của người Chăm phân chia theo địa hình và địa bàn cư trú với mô hình:
- A. Hai trục.
-
B. Ba trục.
- C. Năm trục.
- D. Một trục.
Câu 29: Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á từ những quốc gia nào?
- A. Lào và Cam-pu-chia.
- B. Mi-an-ma và Ấn Độ.
-
C. Trung Quốc và Ấn Độ.
- D. Trung Quộc và Thái Lan.
Câu 30: Từ khoảng thế kỉ XII – XIII, tôn giáo nào theo chân các thương nhân A-rập và Ấn Độ du nhập vào Đông Nam Á?
- A. Ấn Độ giáo.
- B. Thiên Chúa giáo.
- C. Bà La Môn giáo.
-
D. Hồi giáo.
Câu 31: Hồi giáo du nhập vào các nước Đông Nam Á thông qua:
-
A. Hoạt động thương mại biển.
- B. Những đoàn thám hiểm.
- C. Những đoàn lữ hành.
- D. Các cuộc chiến tranh.
Câu 32: Tổ chức Nhà nước thời Văn Lang – Âu Lạc là
- A. Vua – lạc hầu, lạc tướng – lạc dân.
- B. Vua – vương công, quý tộc - bồ chính.
-
C. Vua – lạc hầu, lạc tướng – bồ chính.
- D. Hùng vương - lạc hầu, lạc tướng – tù trưởng.
Câu 33: Truyền thống biết ơn tổ tiên, các vị anh hùng, người có công với làng nước của người Việt Nam hiện nay bắt nguồn từ thời
-
A. Văn Lang – Âu Lạc
- B. Lâm Ấp.
- C. Chăm-pa.
- D. Phù Nam.
Câu 34: Công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện đã tạo điều kiện cho người Việt cổ
-
A. Khai thác đồng bằng châu thổ ven sông phát triển nghề nông trồng lúa nước.
- B. Khai phá vùng đất ở miền núi những vùng cây lâu năm có giá trị kinh tế cao.
- C. Phát triển mạnh mẽ nghề đúc đồng.
- D. Sống định cư lâu dài trong các làng bản.
Câu 35: Ý nào không đúng khi nói đến điều kiện tự nhiên của Phù Nam.
- A. Nguồn lợi thủy hải sản dồi dào, phong phú.
-
B. Đất đai khô cằn, không thể canh tác.
- C. Nhiều khu vực có thể thiết lập thành cảng biển.
- D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Câu 36: Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là
-
A. Ở nhà sàn.
- B. Thờ thần Mặt Trời.
- C. Thờ thần Sông.
- D. Thờ cúng tổ tiên.
Câu 37: Văn minh Phù Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn minh nào?
- A. Văn minh Lưỡng Hà.
- B. Văn minh Đông Sơn.
-
C. Văn minh Ấn Độ.
- D. Văn minh La Mã.
Câu 38: Các quan xưởng được thành lập nhằm mục đích gì?
-
A. Đúc tiền, vũ khí, đóng thuyền chiến, may mũ áo cho vua quan.
- B. Đúc tiền, làm gốm sứ, đóng thuyền chiến, may mũ áo cho vua quan.
- C. Đúc tiền, vũ khí, làm tơ lụa, đồng hồ, may mũ áo cho vua quan.
- D. Đúc tiền, vũ khí, đóng thuyền chiến, làm tranh sơn mài để xuất khẩu.
Câu 39: Dựa trên cơ sở chữ Hán, cư dân Đại Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào?
- A. Chữ Quốc ngữ.
- B. Chữ Hán Việt.
- C. Chữ Latinh.
-
D. Chữ Nôm.
Câu 40: Nghề thủ công truyền thống nổi bật của cư dân Đại Việt là
- A. Làm vũ khí, đúc đồng, thuộc da.
- B. Làm thủy tinh, đồ trang sức, vàng bạc.
- C. Làm gốm, chế biến thực phẩm, đúc đồng.
-
D. Đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt.