NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Muốn tăng áp suất thì:
- A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.
-
B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.
- C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.
- D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.
Câu 2: Chọn câu đúng trong các câu sau:
- A. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.
-
B. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng trọng lực của tàu
- C. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực ma sát giữa tàu và đường ray
- D. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng cả ba lực trên.
Câu 3: Niu tơn (N) là đơn vị của:
-
A. Áp lực
- B. Áp suất
- C. Năng lượng
- D. Quãng đường
Câu 4: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào:
- A. phương của lực
- B. chiều của lực
- C. điểm đặt của lực
-
D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép
Câu 5: Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?
-
A. p = F/S
- B. p = F.S
- C. p = P/S
- D. p = d.V
Câu 6: Trường hợp nào trong các trường hợp sau có thể làm tăng áp suất của một vật lên vật khác?
- A. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, tăng diện tích mặt bị ép.
-
B. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, giảm diện tích mặt bị ép.
- C. Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, giảm áp lực tác dụng vào vật.
- D. Vừa giảm áp lực tác dụng vào vật vừa tăng diện tích mặt bị ép.
Câu 7: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:
- A. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
- B. Đơn vị của áp suất là N/m2.
-
C. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép.
- D. Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực.
Câu 8: Muốn giảm áp suất thì:
- A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ
- B. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ
-
C. tăng diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực
- D. giảm diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực
Câu 9: Muốn giảm áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào?
-
A. Giảm áp lực lên diện tích bị ép.
- B. Giảm diện tích bị ép.
- C. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần.
- D. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.
Câu 10: Áp lực là:
-
A. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
- B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép.
- C. Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.
- D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép.
Câu 11: Đơn vị đo áp suất là:
-
A. N/m2
- B. N/m3
- C. kg/m3
- D. N
Câu 12: Đặt một bao gạo 60kg lên một ghết 4 chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Áp suất mà gạo và ghế tác dụng lên mặt đất là:
- A. p = 20000N/m2
- B. p = 2000000N/m2
-
C. p = 200000N/m2
- D. Là một giá trị khác
Câu 13: Đơn vị của áp lực là:
- A. N/m2
- B. Pa
-
C. N
- D. N/cm2
Câu 14: Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp đôi diện tích lực tác dụng lên vật B.
- A. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật B
-
B. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A
- C. Áp suất tác dụng lên hai vật như nhau
- D. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật B
Câu 15: Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp bốn lần diện tích lực tác dụng lên vật B.
- A. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật B
- B. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A
- C. Áp suất tác dụng lên hai vật như nhau
-
D. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật A
Câu 16: Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì:
- A. để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất
- B. để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất
- C. để tăng áp suất lên mặt đất
-
D. để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất
Câu 17: Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào?
- A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.
-
B. Trọng lực của tàu.
- C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray.
- D. Cả 3 lực trên.
Câu 18: Khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà không đóng mũ (tai) đinh vào? Tại sao vậy?
- A. Đóng mũi đinh vào tường để tăng áp lực tác dụng nên đinh dễ vào hơn.
-
B. Mũi đinh có diện tích nhỏ nên với cùng áp lực thì có thể gây ra áp suất lớn nên đinh dễ vào hơn.
- C. Mũ đinh có diện tích lớn nên áp lực nhỏ vì vậy đinh khó vào hơn.
- D. Đóng mũi đinh vào tường là do thói quen còn đóng đầu nào cũng được.
Câu 19: Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ. Tại sao vậy?
- A. Vì đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
- B. Vì đệm mút dầy hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
-
C. Vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người.
- D. Vì lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn.
Câu 20: Vật thứ nhất có khối lượng m1 = 0,5kg, vật thứ hai có khối lượng 1kg. Hãy so sánh áp suất p1 và p2 của hai vật trên mặt sàn nằm ngang.
- A. p1 = p2
- B. p1 = 2p2
- C. 2p1 = p2
-
D. Không so sánh được.
Câu 21: Khi nhúng một khối lập phương vào nước, mặt nào của khối lập phương chịu áp lực lớn nhất của nước?
- A. Áp lực như nhau ở cả 6 mặt.
- B. Mặt trên
-
C. Mặt dưới
- D. Các mặt bên
Câu 22: Một hình hộp chữ nhật có kích thước 20cm x 10cm x 5cm được đặt trên bàn nằm ngang. Biết trọng lượng riêng của chất làm nên vật là d = 2.104 N/m3. Áp suất lớn nhất và nhỏ nhất tác dụng lên mặt bàn là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2.
-
A. pmax = 4000Pa;pmin = 1000Pa
- B. pmax=10000Pa;pmin=2000Pa
- C. pmax=4000Pa;pmin=1500Pa
- D. pmax=10000Pa;pmin=5000Pa
Câu 23: Một máy đánh ruộng có khối lượng 1 tấn, để máy chạy được trên nền đất ruộng thì áp suất máy tácdụng lên đất là 10.000 Pa. Hỏi diện tích 1 bánh của máy đánh phải tiếp xúc với ruộng là:
- A. 1m2
-
B. 0,5m2
- C. 10000cm
- D. 10m2
Câu 24: Biết thầy Giang có khối lượng 60 kg, diện tích một bàn chân là 30 cm2. Tính áp suất thầy Giang tác dụng lên sàn khi đứng cả hai chân
- A. 1Pa
- B. 2 Pa
- C. 10Pa
-
D. 100.000Pa
Câu 25: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị tính áp suất?
- A. N/m2
- B. Pa
-
C. N/m3
- D. kPa