TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Thế nào là ô nhiễm môi trường?
- A. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn
- B. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. Các tính chất vật lí thay đổi
- C. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. Các tính chất vật lí, hoá học, sinh học thay đổi
-
D. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. Các tính chất vật lí, hoá học, sinh học bị thay đổi gây tác hại cho con người và các sinh vật khác
Câu 2: Để góp phần bảo vệ rừng, điều không nên là
- A. Chấp hành tốt các qui định về bảo vệ rừng
- B. Tiếp tục trồng cây gây rừng, chăm sóc rừng hiện có
-
C. Khai thác sử dụng nhiều hơn cây rừng và thú rừng
- D. Kết hợp khai thác hợp lí với qui hoạch phục hồi và làm tái sính rừng
Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai?
- A. Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ các loài sinh vật, điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất.
- B. Trồng rừng giúp chống xói mòn, lũ quét.
-
C. Rừng mưa nhiệt đới không phải là một hệ sinh thái.
- D. Rừng là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
Câu 4: Để góp phần bảo vệ thiên nhiên con người cần
- A. chặt phá rừng bừa bãi.
-
B. xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia.
- C. săn bắn động vật hoang dã.
- D. xả rác bừa bãi.
Câu 5: Nhận định nào sau đây sai về tài nguyên nước?
- A. Tài nguyên nước nếu không được sử dụng hợp lí sẽ bị ô nhiễm và cạn kiệt.
-
B. Tài nguyên nước thuộc dạng tài nguyên tái sinh nên sẽ không bị cạn kiệt.
- C. Tài nguyên nước tái sinh theo chu trình nước.
- D. Trồng rừng có tác dụng bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
Câu 6: Đâu không phải loài động vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt trủng
- A. Voi
-
B. Ngựa vằn
- C. Tê giác
- D. Hổ
Câu 7: Lựa chọn nhận định đúng trong các nhận định dưới đây:
- A. Ô nhiễm môi trường là sự tồn tại các chất hoá học trong thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, sinh vật và tự nhiên.
- B. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hoá học trong thành phần không khí gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, sinh vật và tự nhiên.
- C. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hoá học, sinh học của thành phần môi trường, gây bệnh nguy hiểm cho con người và sinh vật.
-
D. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hoá học, sinh học của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, sinh vật và tự nhiên.
Câu 8: Cho các biện pháp sau:
1. Trồng cây gây rừng.
2. Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh.
3. Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao.
4. Cấm săn bắn động vật hoang dã.
Trong các biện pháp trên, số biện pháp giúp cải tạo hệ sinh thái bị thoái hóa là
- A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
-
D. 4
Câu 9: Phát biểu nào không dùng trong các phát biểu dưới đây?
- A. Biến đổi khí hậu là sự khác nhau giữa các giá trị trung bình dài hạn (từ vài thập kỉ cho đến hàng thế kỉ) của các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mua,...).
- B. Biến đổi khí hậu là sự thay đổi các yếu tố của khí hậu giữa các giai đoạn (mỗi giai đoạn thường là vài thập kỉ đến vài thế kỉ).
-
C. Biến đổi khí hậu là sự biến đổi của thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,…) trong khoảng thời gian dài (từ vài thập kỉ cho đến hàng thế kỉ).
- D. Biến đổi khí hậu hiện nay có cả nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân từ những hoạt động phát triển kinh tế – xã hội của con người.
Câu 10: Những dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi gọi là
- A. tài nguyên sinh vật.
-
B. tài nguyên tái sinh.
- C. tài nguyên không tái sinh.
- D. tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
Câu 11: Đâu không phải là hành vi chấp hành luật Bảo vệ môi trường?
-
A. Săn bắn động vật hoang dã.
- B. Sử dụng đất hợp lý, cải tạo đất.
- C. Cấm đổ rác bừa bãi.
- D. Cấm chặt phá rừng bừa bãi.
Câu 12: Đối với những vùng đất trồng, đồi núi trọc thì biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất là
-
A. Trồng cây, gây rừng
- B. Tiến hành chăn thả gia súc
- C. Cày xới để làm nương, rẫy sản xuất cây lương thực
- D. Làm nhà ở
Câu 13: Từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất, con người tác động tới môi trường ở các thời kì nào sau đây?
-
A. Thời kì xã hội nguyên thuỷ, thời kì xã hội nông nghiệp và thời kì xã hội công nghiệp
- B. Thời kì xã hội nông nghiệp và thời kì xã hội công nghiệp
- C. Thời kì xã hội công nghiệp và thời kì xã hội nguyên thuỷ
- D. Thời kì nguyên thuỷ và thời kì xã hội nông nghiệp
Câu 14: Để phòng chống ô nhiễm môi trường, trong các biện pháp sau biện pháp nào là quan trọng hơn?
-
A. Chống xói mòn và chống làm kiệt quệ đất, sử dụng tài nguyên hợp lí.
- B. Hạn chế những sinh vật gây hại.
- C. Sử dụng công nghệ để cải tạo các giống cây trồng, vật nuôi.
- D. Khai thác tài nguyên động vật và thực vật có kế hoạch.
Câu 15: Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường cần có trách nhiệm
-
A. bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường.
- B. nộp phạt cho tổ chức quản lí môi trường địa phương.
- C. di dời cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư.
- D. thay đổi công nghệ sản xuất không gây ô nhiễm môi trường.
Câu 16: Biện pháp nào sau đây không giúp bảo vệ tài nguyên rừng?
-
A. Đốt rừng làm nương rẫy.
- B. Động viên nhân dân trồng rừng.
- C. Cấm chặt phá rừng, đốt rừng.
- D. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
Câu 17: Các chất bảo vệ thực vật và các chất độc hóa học thường được tích tụ ở đâu?
- A. Đất, nước
- B. Nước, không khí
- C. Không khí, đất
-
D. Đất, nước, không khí và trong cơ thể sinh vật
Câu 18: Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là
- A. tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh.
- B. tài nguyên tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
- C. tài nguyên không tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
-
D. tài nguyên tái sinh; tài nguyên không tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây sai?
- A. Ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và nhiều sinh vật.
- B. Tất cả mọi người đều có trách nhiệm thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường.
- C. Luật Bảo vệ môi trường được ban hành nhằm ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.
-
D. Luật Bảo vệ môi trường chỉ được ban hành để cho những cá nhân, tổ chức sản xuất công nghiệp chấp hành.
Câu 20: Nguồn năng lượng nào sau đây nếu được sử dụng sẽ ít gây ô nhiễm môi trường nhất?
- A. Than đá
- B. Dầu mỏ
-
C. Mặt trời
- D. Khí đốt
Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng về ô nhiễm tiếng ồn?
-
A. Ô nhiễm tiếng ồn không thuộc ô nhiễm môi trường.
- B. Ô nhiễm tiếng ồn là tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc động vật.
- C. Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu từ tiếng ồn ngoài trời như phương tiện giao thông, vận tải, xe có động cơ, máy bay, tàu hỏa.
- D. Ô nhiễm tiếng ồn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Câu 22: Những dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi gọi là
- A. tài nguyên sinh vật.
- B. tài nguyên tái sinh.
-
C. tài nguyên không tái sinh.
- D. tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
Câu 23: Cho những ý sau:
(1) Hạn chế sự gia tăng nhanh dân số
(2) Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên
(3) Tăng cường có hiệu quả các nguồn tài nguyên
(4) Bảo vệ các loài sinh vật
(5) Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm
(6) Tạo ra các loài vật nuôi, cây trồng có năng suất cao
(7) Tăng cường xây dựng các công trình thủy điện
Các biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường là
- A. 1, 2,3 ,4, 7
-
B. 1, 2, 4, 5, 6
- C. 2,3 ,4 ,5, 6
- D. 1, 3, 4, 5, 7
Câu 24: Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi không mong muốn các tính chất nào của môi trường?
-
A. Vật lí, hóa học, sinh học.
- B. Vật lí, sinh học, toán học.
- C. Vật lí, hóa học, toán học.
- D. Vật lí, địa lí.
Câu 25: Nhận định nào sai trong các nhận định sau?
- A. Rừng là lá phổi xanh của Trái Đất.
-
B. Tài nguyên rừng là tài nguyên không tái sinh.
- C. Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác.
- D. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng là phải kết hợp giữa khai thác có mức độ tài nguyên rừng với bảo vệ và trồng rừng.