TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Moment lực tác dụng lên vật là đại lượng:
-
A. đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.
- B. véctơ.
- C. để xác định độ lớn của lực tác dụng.
- D. luôn có giá trị âm.
Câu 2: Điền vào chỗ trống: "Độ lớn của moment lực ... với độ lớn của lực và khoảng cách từ điểm tác dụng của lực đến trục quay."
-
A. Tỉ lệ thuận.
- B. Tỉ lệ nghich.
- C. Bằng.
- C. Không có đáp án đúng
Câu 3: Moment của ngẫu lực phụ thuộc vào
- A. khoảng cách giữa giá của hai lực.
- B. điểm đặt của mỗi lực tác dụng.
-
C. vị trí trục quay của vật.
- D. trục quay.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai?
- A. Giá của lực càng cách xa trục quay, momen lực càng lớn, tác dụng làm quay càng lớn.
-
B. Lực tác dụng vào vật có giá song song với trục quay thì sẽ làm quay vật
- C. Lực tác dụng vào vật có giá không song song và không cắt trục quay thì sẽ làm quay vật.
- D. Lực càng lớn, moment lực càng lớn, tác dụng làm quay càng lớn.
Câu 5: Khi một vật rắn quay quanh một trục thì tổng moment lực tác dụng lên vật có giá trị:
- A. bằng không.
- B. luôn dương.
- C. luôn âm.
-
D. khác không.
Câu 6: Khi lực tác dụng vào vật có giá không song song và không cắt trục quay thì sẽ?
-
A. Làm quay vật
- B. Làm vật đứng yên
- C. Không tác dụng lên vật
- D. Vật tịnh tiến
Câu 7: Cánh tay đòn của lực bằng
- A. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
- B. khoảng cách từ trục quay đến trọng tâm của vật.
-
C. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
- D. khoảng cách từ trong tâm của vật đến giá của trục quay.
Câu 8: Một lực F nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay. Moment của lực F đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực quanh trục ấy được đo bằng
-
A. tích của lực tác dụng với cánh tay đòn.
- B. tích của tốc độ góc và lực tác dụng.
- C. thương của lực tác dụng với cánh tay đòn.
- D. thương của lực tác dụng với tốc độ góc.
Câu 9: Chọn câu sai.
- A. Với cánh tay đòn không đổi, lực càng lớn thì tác dụng làm quay càng lớn.
-
B. Cánh tay đòn càng lớn thì tác dụng làm quay càng bé.
- C. Moment lực tác dụng vào một vật quay quanh một trục cố định làm thay đổi tốc độ góc của vật.
- D. Mọi vật quay quanh một trục đều có mức quán tính.
Câu 10: Một vật có trục quay cố định chịu tác dụng của lực F. Tình huống nào sau đây, lực F sẽ gây tác dụng làm quay đối với vật?
-
A. Giá của lực F không đi qua trục quay.
- B. Giá của lực F song song với trục quay.
- C. Giá của lực F đi qua trục quay.
- D. Giá của lực F có phương bất kì.
Câu 11: Điền từ vào chỗ trống sao cho có nội dung phù hợp: “Hợp lực của 2 lực song song cùng chiều là một lực (1) …… với 2 lực và có độ lớn bằng (2) …… các độ lớn của 2 lực thành phần”.
-
A. (1) song song, cùng chiều; (2) tổng.
- B. (1) song song, ngược chiều; (2) tổng.
- C. (1) song song, cùng chiều; (2) hiệu.
- D. (1) song song, ngược chiều; (2) hiệu.
Câu 12: Một thanh thẳng có thể quay quanh trục O, lần lượt tác dụng lực F (phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn không dồi) vào các vị trí A, B, C, O. Tác dụng làm quay của lực F tại vị trí nào là lớn nhất?
- A. Vị trí O.
- B. Vị trí C.
-
C. Vị trí A.
- D. Vị trí B.
Câu 13: Chọn đáp án đúng.
- A. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, cùng chiều, bằng nhau về độ lớn tác dụng vào một vật và giá của hai lực cách nhau một khoảng d.
-
B. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, bằng nhau về độ lớn tác dụng vào một vật và giá của hai lực cách nhau một khoảng d.
- C. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, cùng chiều, tác dụng vào một vật và giá của hai lực cách nhau một khoảng d.
- D. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, tác dụng vào một vật và giá của hai lực cách nhau một khoảng d.
Câu 14: Ở trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm vật rắn quay quanh trục?
- A. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay.
- B. lực có giá song song với trục quay.
- C. lực có giá cắt trục quay.
-
D. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.
Câu 15: Điền vào chỗ trống: "... là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc trục."
-
A. Moment lực
- B. Trọng lực
- C. Khối lượng riêng
- D. Thể tích
Câu 16: Ngẫu lực là hai lực song song,
- A. cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
-
B. ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
- C. cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật khác nhau.
- D. ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật khác nhau.
Câu 17: Trong các vật sau vật nào có trọng tâm không nằm trên vật?
- A. Mặt bàn học.
- B. Cái tivi.
-
C. Chiếc nhẫn trơn.
- D. Viên gạch.
Câu 18: Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định là
- A. hợp lực tác dụng lên vật bằng 0.
- B. moment của trọng lực tác dụng lên vật bằng 0.
-
C. tổng moment của các lực làm vật quay theo một chiều phải bằng tổng moment của các lực làm vật quay theo chiều ngược lại.
- D. giá của trọng lực tác dụng lên vật đi qua trục quay.
Câu 19: Tác dụng làm quay càng lớn khi nào?
-
A. Giá của lực càng xa, moment lực càng lớn
- B. Giá của lực càng gần, moment lực càng lớn
- C. Giá của lực càng xa, moment lực càng bé
- D. Giá của lực càng gần, moment lực càng bé
Câu 20: Điền vào chỗ trống: "Khi lực tác dụng càng xa trục quay, moment lực ... và tác dụng làm quay càng mạnh."
-
A. Càng lớn
- B. Càng bé
- C. Không bị ảnh hưởng
- D. Thay đổi