TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hiện tượng khống chế sinh học trong quân xã dẫn đến hệ quả nào sau đây?
-
A. Đảm bảo cân bằng sinh thái.
- B. Làm cho quân xã không phát triển được.
- C. Làm mắt cân bằng sinh thái.
- D. Đảm bảo khả năng tồn tại của quần xã.
Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu làm mất cân bằng sinh thái là do:
-
A. Hoạt động của con người.
- B. Hoạt động của sinh vật.
- C. Hoạt động của núi lửa.
- D. Cả A và B.
Câu 3: Số lượng cá thể trong quần xã thay đổi theo những điều kiện của ngoại cảnh. Tuy nhiên, số lượng cá thể luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường. Hiện tượng này được gọi là gì ?
- A. Sự bất biến của quần xã.
- B. Sự phát triển của quần xã.
- C. Sự giảm sút của quần xã.
-
D. Sự cân bằng sinh học trong quần xã.
Câu 4: Một quần thể chim sẻ có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:
- Nhóm tuổi trước sinh sản: 53 con/ha
- Nhóm tuổi sinh sản: 29 con/ha
- Nhóm tuổi sau sinh sản: 17 con/ha
Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?
- A. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển.
-
B. Dạng phát triển.
- C. Dạng giảm sút.
- D. Dạng ổn định.
Câu 5: Tháp dân số thể hiện:
-
A. Đặc trưng dân số của mỗi nước.
- B. Thành phần dân số của mỗi nước.
- C. Nhóm tuổi dân số của mỗi nước.
- D. Tỉ lệ nam/nữ của mỗi nước.
Câu 6: Tháp dân số thể hiện:
-
A. Đặc trưng dân số của mỗi nước.
- B. Thành phần dân số của mỗi nước.
- C. Nhóm tuổi dân số của mỗi nước.
- D. Tỉ lệ nam/nữ của mỗi nước.
Câu 7: Hiện tượng tăng dân số cơ học là do:
- A. Tỉ lệ sinh cao hơn nhiều so với tỉ lệ tử vong
- B. Tỉ lệ sinh và tỉ lệt tử vong bằng nhau
-
C. Số người nhập cư nhiều hơn lượng người xuất cư
- D. Lượng người xuất cư nhiều hơn lượng người nhập cư
Câu 8: Mật độ của quần thể động vật tăng khi nào?
- A. Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột như lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh, ...
- B. Khi khu vực sống của quần thể mở rộng.
- C. Khi có sự tách đàn của một số cá thể trong quần thể.
-
D. Khi nguồn thức ăn trong quần thể dồi dào.
Câu 9: Sinh vật nào sau đây luôn là mắt xích chung trong các chuỗi thức ăn?
- A. Cây xanh và động vật ăn thịt.
- B. Cây xanh và sinh vật tiêu thụ.
- C. Động vật ăn thịt, vi khuẩn và nấm.
-
D. Cây xanh, vi khuẩn và nấm.
Câu 10: Hậu quả gây nên cho môi trường tự nhiên do con người săn bắt động vật quá mức là
- A. Động vật mất nơi cư trú
- B. Môi trường bị ô nhiễm
-
C. Nhiều loài có nguy cơ bị tiệt chủng, mất cân bằng sinh thái
- D. Nhiều loài trở về trạng thái cân bằng
Câu 11: Một quần thể chuột đồng có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:
- Nhóm tuổi trước sinh sản 44 con/ha.
- Nhóm tuổi sinh sản: 43 con/ha
- Nhóm tuổi sau sinh sản: 21 con/ha
Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?
-
A. Dạng ổn định.
- B. Dạng phát triển.
- C. Dạng giảm sút.
- D. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển.
Câu 12: Một quần thể hươu có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:
- Nhóm tuổi trước sinh sản: 25 con/ha
- Nhóm tuổi sinh sản: 45 con/ha
- Nhóm tuổi sau sinh sản: 15 con/ha
Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?
- A. Dạng phát triển.
- B. Dạng ổn định.
- C. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển.
-
D. Dạng giảm sút.
Câu 13: Trong quần xã loài ưu thế là loài:
- A. Có số lượng ít nhất trong quần xã.
- B. Có số lượng nhiều trong quần xã.
- C. Phân bố nhiều nơi trong quần xã.
-
D. Có vai trò quan trọng trong quần xã.
Câu 14: Tác động xấu của con người đối với môi trường tự nhiên
- A. Chặt phá rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên thiên nhiên
- B. Khai thác tài nguyên thiên nhiên, săn bắt động vật hoang dã
- C. Săn bắt động vật hoang dã, chặt phá rừng bừa bãi
-
D. Chặt phá rừng bừa bãi, săn bắt động vật hoang dã, khai thác tài nguyên thiên nhiên
Câu 15: Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường. Hiện tượng này gọi là:
-
A. Sự cân bằng sinh học trong quần xã.
- B. Sự phát triển của quần xã.
- C. Sự giảm sút của quần xã.
- D. Sự bất biến của quần xã.
Câu 16: Chỉ số thể hiện mật độ cá thể của từng loài trong quần xã là:
- A. Độ đa dạng.
-
B. Độ nhiều.
- C. Độ thường gặp.
- D. Độ tập trung.
Câu 17: Chỉ số thể hiện tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát ở quần xã là:
- A. Độ đa dạng.
- B. Độ nhiều.
-
C. Độ thường gặp.
- D. Độ tập trung.
Câu 18: Đặc trưng nào quy định tốc độ phát triển của quần thể ?
- A. Tỉ lệ giởi tính.
-
B. Sự sinh sản và sự tử vong.
- C. Thành phần nhóm tuổi.
- D. Mật độ.
Câu 19: Nguyên nhân gây cháy nhiều khu rừng thời nguyên thuỷ là do
- A. Con người dùng lửa để lấy ánh sáng
- B. Con người dùng lửa để nấu nướng thức ăn .
- C. Con người dùng lửa sưởi ấm .
-
D. Con người đốt lửa dồn thú dữ vào các hố sâu để bắt.
Câu 20: Khi nói về hệ sinh thái, nhận định nào sau đây sai?
- A. Hệ sinh thái là 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định
- B. Một giọt nước ao cũng được coi là 1 hệ sinh thái
-
C. Ở hệ sinh thái nhân tạo, con người không phải thường xuyên bổ sung thêm cho hệ sinh thái nguồn vật chất và năng lượng để nâng cao năng suất của hệ
- D. Một hệ sinh thái gồm hai thành phần cấu trúc là thành phần vô sinh và quần xả sinh vật.
Câu 21: Để góp phần bảo vệ tốt môi trường, một trong những điều cần thiết phải làm là:
- A. Tăng cường chặt, đốn cây phá rừng và săn bắt thú rừng
- B. Tận dụng khai thác tối đa tài nguyên khoáng sản
-
C. Hạn chế sự gia tăng dân số quá nhanh
- D. Sử dụng càng nhiều thuốc trừ sâu trên đồng ruộng
Câu 22: Mục đích của việc thực hiện Pháp lệnh dân số ở Việt Nam là
-
A. Bảo đảm chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội
- B. Bảo vệ môi trường không khí trong lành
- C. Bảo vệ tài nguyên khoáng sản của quốc gia
- D. Nâng cao dân trí cho người có thu nhập thấp
Câu 23: Trong mối quan hệ giữa các thành phân trong quân xã, thì quan hệ đóng vai trò quan trọng nhất là
- A. Quan hệ về nơi ở.
-
B. Quan hệ dinh dưỡng.
- C. Quan hệ hỗ trợ.
- D. Quan hệ đối địch.
Câu 24: Số lượng các loài trong quần xã thể hiện chỉ số nào sau đây:
- A. Độ nhiều, độ đa dạng, độ tập trung.
- B. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ tập trung.
- C. Độ thường gặp, độ nhiều, độ tập trung.
-
D. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ nhiều