NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Số lượng mỗi loại liên kết trong phân tử CH3Cl là
- A. 1 liên kết C – H, 1 liên kết C – Cl
-
B. 3 liên kết C – H, 1 liên kết H – Cl
- C. 2 liên kết C – H, 1 liên kết C – Cl
- D. 3 liên kết C – H, 1 liên kết C – Cl.
Câu 2: Cho phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:
2H2 (g) + O2 (g) → 2H2O
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên tính theo năng lượng liên kết là
-
A. – 506 kJ
- B. 428 kJ
- C. − 463 kJ
- D. 506 kJ.
Câu 3: Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 3H2(g) + N2 (g) ⟶ 2NH3 (g).
Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào nếu nồng độ H2 và N2 đều tăng 3 lần.
- A. tăng 3 lần
- B. tăng 6 lần
- C. tăng 9 lần
-
D. tăng 81 lần.
Câu 4: Số oxi hóa của một nguyên tử trong phân tử được định nghĩa là
-
A. điện tích của nguyên tử nguyên tố đó nếu giả định cặp electron chung thuộc hẳn về nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện lớn hơn
- B. hóa trị của nguyên tử nguyên tố đó
- C. điện tích thực của nguyên tử nguyên tố đó
- D. độ âm điện của nguyên tử nguyên tố đó.
Câu 5: Để tính biến thiên enthalpy phản ứng theo năng lượng liên kết, phải viết được
- A. công thức phân tử của tất cả các chất trong phản ứng
-
B. công thức cấu tạo của tất cả các chất trong phản ứng
- C. công thức đơn giản nhất của tất cả các chất trong phản ứng
- D. Cả A, B và C đều sai
Câu 6: Số oxi hóa của các nguyên tử trong H2, Fe2+, Cl- lần lượt là
- A. 0; −2; +1
- B. +2; −2; +1
-
C. 0; +2; −1
- D. +1; +2; −1.
Câu 7: Cho các phát biểu sau
(1) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường.
(2) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường.
(3) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường.
(4) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường.
Các phát biểu đúng là
-
A. (1) và (2)
- B. (1) và (4)
- C. (2) và (3)
- D. (3) và (4).
Câu 8: Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: H2(g) + Cl2 (g) ⟶ 2HCl (g).
Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào nếu nồng độ H2 giảm 4 lần và nồng độ Cl2 tăng 2 lần.
- A. tăng 4 lần
- B. giảm 4 lần
- C. giảm 2 lần
-
D. tăng 8 lần.
Câu 9: Xác định hệ số cân bằng của HCl trong phản ứng dưới đây:
K2Cr2O7 + HCl ⟶ Cl2 + KCl + CrCl3 + H2O
- A. 5
- B. 10
-
C. 14
- D. 16.
Câu 10: Cho phản ứng: Br2 (l) + HCOOH (aq)⟶ 2HBr (aq) + CO2 (s)
Nồng độ ban đầu của Br2 là aM, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,02M. Tốc độ trung bình của phản ứng trên là 4.10-5M/s. Giá trị của a là
- A. 0,02 M
- B. 0,07 M
- C. 0,02 M
-
D. 0,022 M.
Câu 11: Cho phản ứng: 2H2O2 (aq) ⟶ 2O2 (s) +2H2O (l)
Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 33,6 ml khí O2 (ở đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giây trên là
-
A. 2,5.10−4 M/s
- B. 5.10−4 M/s
- C. 1,5.10−4 M/s
- D. 3.10−4 M/s.
Câu 12: Hệ số cân bằng của H2 trong phản ứng Fe2O3 + H2⟶ Fe + H2O là
- A. 1
- B. 2
-
C. 3
- D. 4.
Câu 13: Hiện tượng nào dưới đây xảy ra với tốc độ nhanh nhất?
- A. Nướng bánh
- B. Lên men sữa chua tạo sữa chua
-
C. Đốt gas khi nấu ăn
- D. Cánh cổng sắt bị gỉ sét.
Câu 14: Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với
- A. 1 bar (đối với chất khí)
- B. nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch)
- C. nhiệt độ thường được chọn là 25° C (298 K)
-
D. Cả A, B và C.
Câu 15: Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của một phản ứng là γ=3 Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi giảm nhiệt độ phản ứng từ 80°C về 60°C?
-
A. giảm 9 lần
- B. tăng 3 lần
- C. giảm 6 lần
- D. tăng 9 lần.
Câu 16: Cho phản ứng: Fe + CuSO4 ⟶ Cu + FeSO4.
Khẳng định đúng là
- A. Chất khử là Cu2+, chất oxi hóa là Fe
-
B. Chất khử là Fe, chất oxi hóa là Cu2+
- C. Chất khử là Cu, chất oxi hóa là Fe2+
- D. Chất khử là Fe2+, chất oxi hóa là Cu.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây sai?
- A. Nồng độ các chất phản ứng càng lớn, tốc độ phản ứng càng lớn
- B. Áp suất của các chất khí tham gia phản ứng càng lớn, tốc độ phản ứng càng lớn
-
C. Diện tích bề mặt càng nhỏ, tốc độ phản ứng càng lớn
- D. Nhiệt độ càng cao, tốc độ phản ứng càng lớn.
Câu 18: Cho phản ứng sau: 2KMnO4 (s) → K2MnO4 (s) + MnO2 (s) + O2 (g). Yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng này là:
- A. Nhiệt độ
- B. Kích thước KMnO4 (s)
-
C. Áp suất
- D. Cả A, B và C.
Câu 19: Liên kết hydrogen ảnh hưởng tới tính chất của nước như
- A. đặc điểm tập hợp
- B. nhiệt độ nóng chảy
- C. nhiệt độ sôi
-
D. Cả A, B và C
Câu 20: Người ta sử dụng phương pháp nào để tăng tốc độ phản ứng trong trường hợp sau: Nén hỗn hợp khí N2 và H2 ở áp suất cao để tổng hợp NH3.
- A. Tăng nhiệt độ
-
B. Tăng áp suất
- C. Tăng thể tích
- D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.
Câu 21: Phương trình nhiệt hóa học là
- A. phương trình phản ứng hóa học xảy ra trong điều kiện cung cấp nhiệt độ
- B. phương trình phản ứng hóa học có kèm theo nhiệt phản ứng
-
C. phương trình phản ứng hóa học có kèm theo nhiệt phản ứng và trạng thái của các chất đầu và sản phẩm
- D. phương trình phản ứng hóa học tỏa nhiệt ra môi trường.
Câu 22: Thí nghiệm cho 7 gam kẽm hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 3M ở nhiệt độ thường. Tác động nào sau đây không làm tăng tốc độ của phản ứng?
- A. Thay 7 gam kẽm hạt bằng 7 gam kẽm bột;
- B. Dùng dung dịch H2SO4 4M thay dung dịch H2SO4 3M;
- C. Tiến hành ở 40°C;
-
D. Làm lạnh hỗn hợp
Câu 23: HF có nhiệt độ sôi cao hơn HBr là vì
- A. Khối lượng phân tử của HF nhỏ hơn HBr
- B. Năng lượng liên kết H – F lớn hơn H – Br
-
C. Giữa các phân tử HF có liên kết hydrogen còn HBr thì không
- D. Cả A, B và C đều sai
Câu 24: Phản ứng nào dưới đây sai?
- A. 2Fe + 3Cl2 ⟶ FeCl3
- B. H2 + I2 ⇄ 2HI
- C. Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO
-
D. F2 + H2O ⟶ HF + HFO
Câu 25: Cho biết phản ứng tạo thành 2 mol HCl (g) ở điều kiện chuẩn tỏa ra 184,62 kJ:
H2 (g) + Cl2 (g)⟶ 2HCl (g) (*)
Những phát biểu nào dưới đây đúng?
(1) Enthalpy tạo thành chuẩn của HCl (g) là − 184,62 kJ/mol.
(2) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (*) là − 184,62 kJ.
(3) Enthalpy tạo thành chuẩn của HCl (g) là – 92,31 kJ/mol.
(4) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (*) là 184,62 kJ.
- A. (1) và (2)
-
B. (2) và (3)
- C. (3) và (4)
- D. (1) và (4).
Câu 26: Enthalpy tạo thành của một chất (ΔfH) là nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành
- A. 1 gam chất đó từ các đơn chất bền nhất;
- B. 1 lít chất đó từ các đơn chất dạng bền nhất;
-
C. 1 mol chất đó từ các đơn chất bền nhất;
- D. 1 mol chất đó từ các hợp chất bền nhất.
Câu 27: Sự phá vỡ liên kết cần ….. năng lượng, sự hình thành liên kết …... năng lượng.
Cụm từ tích hợp điền vào chỗ chấm trên lần lượt là
-
A. cung cấp, giải phóng
- B. giải phóng, cung cấp
- C. cung cấp, cung cấp
- D. giải phóng, giải phóng.
Câu 28: Tương tác van der Waals tăng khi
-
A. khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng
- B. khối lượng phân tử giảm, kích thước phân tử giảm
- C. khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử giảm
- D. khối lượng phân tử giảm, kích thước phân tử tăng
Câu 29: Cho phản ứng: Cl2 + NaOH
Sản phẩm của phản ứng là
- A. NaCl và H2O
- B. NaCl, NaClO và H2O
-
C. NaCl, NaClO3 và H2O
- D. Không phản ứng.
Câu 30: Cho thí nghiệm: nhỏ vào ống nghiệm chứa 2 ml dung dịch sodium iodine (có sẵn vài giọt hồ tinh bột) vài giọt nước chlorine rồi lắc nhẹ. Hiện tượng xảy ra là
- A. Không xảy ra hiện tượng
- B. Xuất hiện chất rắn màu đen tím
- C. Dung dịch chuyển màu vàng nâu
-
D. Dung dịch chuyển màu xanh tím
Câu 31: Cho mẩu giấy màu ẩm vào bình khí chlorine. Hiện tượng xảy ra là
-
A. Giấy màu ẩm bị mất màu
- B. Giấy màu ẩm chuyển sang màu đen
- C. Giấy màu ẩm tan dần đến hết
- D. Không hiện tượng.
Câu 32: Khí hiếm nào dưới đây có nhiệt độ sôi thấp nhất?
-
A. Ne
- B. Xe
- C. Ar
- D. Kr
Câu 33: Sử dụng làm chất tẩy trắng và khử trùng nước là ứng dụng của
- A. fluorine
-
B. chlorine
- C. iodine
- D. bromine.
Câu 34: Trong các ion halide X-, ion có tính khử mạnh nhất là
- A. F−
-
B. I−
- C. Br−
- D. Cl−
Câu 35: Dung dịch hydrohalic acid nào không được bảo quản trong lọ thủy tinh?
- A. HCl
-
B. HF
- C. HBr
- D. HI.
Câu 36: Nhỏ vài giọt dung dịch silver nitrate vào ống nghiệm chứa dung dịch hydrohalic acid thì thấy không có hiện tượng xảy ra. Công thức của hydrohalic acid đó là
- A. HCl
-
B. HF
- C. HBr
- D. HI.
Câu 37: Bản chất hình thành liên kết hydrogen và tương tác van der waals đều do
- A. sự góp chung electron
- B. sự nhường – nhận electron
-
C. tương tác hút tĩnh điện
- D. Cả A, B và C đều sai
Câu 38: Thuốc thử để phân biệt dung dịch NaCl và NaNO3 là
- A. Dùng quỳ tím
- B. Dùng dung dịch H2SO4
- C. Dùng dung dịch Ca(OH)2
-
D. Dùng dung dịch AgNO3.
Câu 39: Dùng để loại bỏ gỉ thép; sản xuất chất tẩy rửa nhà vệ sinh, các hợp chất vô cơ và hữu cơ phục vụ cho đời sống, sản xuất… là ứng dụng của
- A. hydrogen fluoride
-
B. hydrogen chloride
- C. hydrogen bromide
- D. hydrogen iodide;
Câu 40: Hydrogen halide có nhiệt độ sôi cao nhất là
-
A. HF
- B. HCl
- C. HBr
- D. HI.