ÔN TẬP CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC
Câu 1: Ion aluminium có cấu hình electron của khí hiếm tương ứng nào
-
A. Ne
- B. Ar
- C. He
- D. Kr
Câu 2: Cation R2+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Xác định vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- A. Ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA.
- B. Ô 20, chu kì 3, nhóm IIA.
-
C. Ô 20, chu kì 4, nhóm IIA.
- D. Ô 18, chu kì 4, nhóm VIIIA.
Câu 3: Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành bởi
-
A. một hay nhiều cặp electron chung giữa hai nguyên tử
- B. lực hút tĩnh điện giữa các ion cùng dấu
- C. lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
- D. sự cho và nhận electron giữa hai nguyên tử.
Câu 4: Trong một phân tử CO2 có số cặp electron chung là
-
A. 4
- B. 3
- C. 2
- D. 1
Câu 5: Liên kết cộng hóa trị được chia thành liên kết cộng hóa trị không phân cực và phân cực dựa vào
- A. số cặp electron chung
-
B. sự xen phủ các orbital
- C. vị trí của các cặp electron chung
- D. vị trí của các electron hóa trị riêng
Câu 6: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các hợp chất ion?
- A. Ở trạng thái rắn các ion không di chuyển tự do được nên hợp chất ion ở trạng thái rắn thường không dẫn điện
-
B. Các hợp chất ion không tan trong nước
- C. Ở trạng thái nóng chảy các ion có thể di chuyển khá tự do nên hợp chất ion khi nóng chảy dẫn điện
- D. Khi tan trong nước, các ion bị tách khỏi mạng lưới tinh thể, chuyển động khá tự do và là tác nhân dẫn điện
Câu 7: Tương tác van der Waals làm
-
A. tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất
- B. giảm nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất
- C. giảm nhiệt độ nóng chảy và tăng nhiệt độ sôi của các chất
- D. tăng nhiệt độ nóng chảy và giảm nhiệt độ sôi của các chất
Câu 8: Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử F2, mỗi nguyên tử fluorine góp chung bao nhiêu electron theo quy tắc octet?
- A. 3
- B. 4
-
C. 1
- D. 2
Câu 9: Hợp chất nào dưới đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử?
- A. H2S
-
B. NH3
- C. PH3
- D. CH4
Câu 10: Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon khi tham gia hình thành liên kết hóa học?
-
A. Chlorine
- B. Hydrogen
- C. Oxygen
- D. Fluorine
Câu 11: Công thức cấu tạo của CO2 là
- A. O – C – O.
-
B. O = C = O.
- C. O = C – O.
- D. C – O – O.
Câu 12: Cho nguyên tử các nguyên tố sau: Na (Z = 11); P (Z = 15); Ne (Z = 10). Trong các nguyên tử trên, nguyên tử có lớp electron ngoài cùng bền vững là
-
A. Ne.
- B. P
- C. Na
- D. Ne và Na
Câu 13: Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhận thêm 2 electron khi hình thành liên kết hóa học?
- A. Carbon
- B. Neon
- C. Magnesium
-
D. Oxide
Câu 14: Hợp chất nào sau đây là hợp chất cộng hóa trị?
- A. NaCl
-
B. HCl
- C. Na2O
- D. KCl
Câu 15: Khi các phần tử mang điện tích trái dấu hút nhau tạo thành liên kết hóa học, năng lượng của hệ sẽ
- A. không thay đổi.
- B. tăng sau đó giảm đi.
- C. tăng lên.
-
D. giảm đi.
Câu 16: Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của chất phụ thuộc chính vào yếu tố nào?
- A. Chỉ phụ thuộc vào khối lượng phân tử.
-
B. Hai yếu tố: khối lượng phân tử và liên kết giữa các phân tử.
- C. Hai yếu tố: số lượng nguyên tử trong phân tử và liên kết giữa các phân tử.
- D. Chỉ phụ thuộc vào liên kết giữa các phân tử.
Câu 17: Phân tử H2 được hình thành từ
-
A. 2 nguyên tử H bởi sự góp chung electron.
- B. 2 nguyên tử H, trong đó 1 nguyên tử H nhận thêm 1 electron và 1 nguyên tử H nhường đi 1 electron.
- C. 2 nguyên tử H, trong đó mỗi nguyên tử H nhận thêm 1 electron.
- D. 2 nguyên tử H, trong đó mỗi nguyên tử H nhường đi 1 electron.
Câu 18: Những liên kết có lực liên kết yếu như
-
A. liên kết hydrogen và tương tác van der Waals.
- B. liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
- C. liên kết ion và liên kết hydrogen.
- D. liên kết hydrogen và liên kết cộng hóa trị.
Câu 19: Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử N đã góp 3 electron để tạo cặp electron chung. Nhờ đó mỗi nguyên tử N đã đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm
- A. Ar
- B. Xe
- C. Kr
-
D. Ne
Câu 20: Phương trình nào sau đây không đúng khi biểu diễn sự hình thành các ion sau đây từ các nguyên tử tương ứng?
- A. Cl + 1e → Cl -.
-
B. S → S2- + 2e.
- C. Li → Li + + 1e.
- D. Al → Al3+ + 3e.
Câu 21: Theo quy tắc octet: Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử có xu hướng
- A. nhường electron để hình thành lớp vỏ bền vững.
-
B. hình thành lớp vỏ bền vững như của khí hiếm.
- C. góp chung electron để hình thành lớp vỏ bền vững.
- D. nhận electron để hình thành lớp vỏ bền vững
Câu 22: Dựa vào số cặp electron chung, liên kết cộng hóa trị được chia thành mấy loại?
-
A. 3 loại: liên kết đơn, liên kết đôi và liên kết ba
- B. 2 loại: liên kết σ và liên kết π
- C. 2 loại: liên kết cộng hóa trị không phân cực và liên kết cộng hóa trị phân cực
- D. 2 loại: liên kết đơn và liên kết đôi
Câu 23: Nguyên tử có cấu hình electron bền vững là
- A. Na (Z = 11)
- B. Cl (Z = 17)
- C. O (Z = 8)
-
D. Ne (Z = 10)
Câu 24: Hợp chất ion thường được tạo thành giữa
- A. Hai phi kim
- B. Hai kim loại
-
C. Kim loại điển hình và phi kim điển hình
- D. Kim loại yếu và phi kim yếu
Câu 25: Khi nguyên tử nhường electron thì ion tạo thành mang điện tích gì?
- A. Điện tích âm
-
B. Điện tích dương
- C. Không mang điện
- D. Cả điện tích âm và điện tích dương