ÔN TẬP CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Câu 1: Chu kì là:
- A. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.
- B. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số khối tăng dần.
-
C. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần.
- D. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số nơtron tăng dần.
Câu 2: Nguyên tố M thuộc chu kì 3, nhóm VIIA của bảng tuần hoàn. Công thức oxit ứng với hóa trị cao nhất và công thức hợp chất với hiđro của nguyên tố M là:
- A. M2O5 và MH
- B. MO3 và MH2
-
C. M2O7 và MH
- D. M2O3 và MH3
Câu 3: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là 3s23p1. Vị trí (chu kì, nhóm) của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
- A. Chu kì 4, nhóm IB.
- B. Chu kì 3, nhóm IIIB.
- C. Chu kì 3, nhóm IA.
-
D. Chu kì 3, nhóm IIIA.
Câu 4: So sánh bán kính nguyên tử của X (Z = 11), Y (Z = 12) và T (Z = 14) đúng là
-
A. T < Y < X
- B. X < Y < T
- C. X < T < Y
- D. Y < T < X
Câu 5: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z= 11) là
- A. 1s22s22p43s1
- B. 1s22s22p63s2
- C. 1s22s22p53s2
-
D. 1s22s22p63s1
Câu 6: Cho các nguyên tố X, Y Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 12, 13. Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Các nguyên tố này đều thuộc cùng một chu kì
- B. Các nguyên tố này đều là kim loại
- C. Thứ tự giảm dần tính kim loại: X > Y > Z
-
D. Thứ tự tăng dần tính base: XOH < Y(OH)2 < Z(OH)3
Câu 7: X, Y là hai nguyên tố thuộc cùng nhóm A ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn, có tổng số proton trong hai hạt nhân là 32. Viết cấu hình electron của nguyên tử X và Y. Xác định 2 nguyên tố X, Y.
- A. X là K và Y là Na.
-
B. X là Mg và Y là Ca
- C. X là Ca và Y là Mg.
- D. X là Na và Y là K.
Câu 8: Năm 1869, nhà hóa học đã công bố bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
- A. Tôm-xơn
- B. Niu-tơn
-
C. Mendeleev
- D. Rutherford
Câu 9: Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 9, 17, 35. Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Các nguyên tố này đều thuộc cùng một nhóm
- B. Thứ tự tăng dần tính kim loại: X < Y < Z
- C. Các nguyên tố này đều là phi kim
-
D. Thứ tự độ âm điện: X < Y < Z.
Câu 10: Cấu hình electron của nguyên tố khí hiếm thuộc chu kì 2 là
- A. 1s2
- B. 1s22s2
-
C. 1s22s22p6
- D. 1s22s22p4
Câu 11: Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron liên kết của một nguyên tử trong phân tử là
- A. bán kính nguyên tử
-
B. độ âm điện
- C. năng lượng ion hóa
- D. điện tích hạt nhân
Câu 12: Cho các đặc trưng sau:
1. Dễ nhường electron.
2. Dễ nhận electron.
3. Oxide cao nhất có tính base.
4. Oxide cao nhất có tính acid.
Những đặc trưng thuộc về phi kim là
- A. (1), (3)
-
B. (2), (4)
- C. (2), (3)
- D. (1), (4)
Câu 13: Nguyên tử zinc có Z = 30. Vị trí của nguyên tố Zinc trong bảng tuần hoàn là
-
A. ô 30, chu kì 4, nhóm IIB.
- B. ô 30, chu kì 3, nhóm IIB.
- C. ô 30, chu kì 4, nhóm VIIIB.
- D. ô 30, chu kì 3, nhóm VIIIB.
Câu 14: Oxit cao nhất của 1 nguyên tố R ứng với công thức RO2. Nguyên tố R đó là
- A. Nitơ.
- B. Photpho.
- C. Magie.
-
D. Cacbon.
Câu 15: Cho χ(H) = 2,2; χ(C) = 2,55; χ(N) = 3,04; χ(O) = 3,44; χ(F) = 3,98. Cặp electron liên kết bị lệch nhiều nhất trong phân tử nào dưới đây?
- A. H2O
-
B. HF
- C. CH4
- D. NH3
Câu 16: Oxit cao nhất của 1 nguyên tố R ứng với công thức RO2. Trong hợp chất của nguyên tố đó với H có 25 % H về khối lượng. Nguyên tố R là: (Cho nguyên tử khối của các chất như sau: Mg = 24, C = 12, N = 7, P = 31)
- A. P
- B. Mg.
-
C. C.
- D. N.
Câu 17: Hydroxide của nguyên tố M có tính base rất mạnh. Biết rằng hydroxide của M tác dụng với dung dịch HCl theo tỉ lệ mol 1:1. Hãy dự đoán nguyên tố M thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
-
A. IA.
- B. IIA.
- C. VA.
- D. IIIA
Câu 18: Nguyên tố R thuộc nhóm VIA. Công thức oxit cao nhất của R và công thức hợp chất với hiđro là
-
A. RO3 và RH2
- B. R2O7 và RH.
- C. RO2 và RH4.
- D. R2O5 và RH .
Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 6,645 gam hỗn hợp muối chloride của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp nhau vào nước được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 (dư), thu được 18,655 gam kết tủa. Xác định 2 kim loại kiềm.
- A. H và Li
- B. Na và K
-
C. Li và Na
- D. K và Rb
Câu 20: So sánh tính kim loại của Na, Mg, K đúng là
- A. Mg > Na > K
- B. K > Mg > Na
- C. Na > Mg > K
-
D. K > Na > Mg
Câu 21: Nguyên tố X có Z = 9. Hãy có biết tính chất hóa học cơ bản của X (X là kim loại hay phi kim, mạnh hay yếu)?
-
A. Tính phi kim mạnh.
- B. Tính phi kim yếu.
- C. Tính kim loại yếu.
- D. Tính kim loại mạnh.
Câu 22: Khẳng định nào dưới đây sai khi nói về các nguyên tố nhóm A?
- A. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính acid của oxide và hydroxide có xu hướng tăng dần trong một chu kì.
- B. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide có xu hướng giảm dần trong một chu kì.
- C. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của nguyên tử nguyên tố hóa học có xu hướng giảm trong cùng một nhóm và tăng trong cùng một chu kì.
-
D. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của nguyên tử nguyên tố hóa học có xu hướng giảm trong cùng một nhóm và tăng trong cùng một chu kì.
Câu 23: Bảng tuần hoàn gồm có
- A. 7 chu kì: 4 chu kì nhỏ và 3 chu kì lớn
-
B. 7 chu kì: 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn
- C. 8 chu kì: 4 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn
- D. 18 chu kì: 8 chu kì nhỏ và 10 chu kì lớn
Câu 24: Cấu hình electron của chlorine (Cl) là: 1s22s22p63s23p5. Cho các phát biểu sau:
1. Nguyên tử Cl có số hiệu nguyên tử là 17
2. Nguyên tử Cl ở chu kì 3, nhóm VA
3. Cl là nguyên tố phi kim
4. Oxide cao nhất là Cl2O5
5. Hydroxide ứng với hóa trị cao nhất là HClO4
Số phát biểu đúng là?
-
A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
Câu 25: Sắp xếp các nguyên tố sau đây theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử: Li, N, O, Na, K.
- A. Li, N, O, Na, K
- B. O, N, Li, K, Na
- C. K, Na, O, N, Li
-
D. O, N, Li, Na, K