Câu 1: Nguyên nhân hình thành liên kết giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể là?
- A. Sự tương tác giữa các nguyên tử phân tử này và nguyên tử phân tử khác.
- B. Sự giảm số electron khi các phân tử tương tác với nhau.
- C. Sự kết hợp của các electron có trong phân tử.
-
D. Sự giảm năng lượng của các nguyên tử khi kết hợp lại với nhau.
Câu 2: Theo quy tắc octet, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững của nguyên tử nào?
- A. Kim loại nhóm IIA.
- B. Kim loại nhóm IA.
- C. Nhóm halogen.
-
D. Khí hiếm.
Câu 3: Nguyên tử chlorine có Z = 17. Xu hướng cơ bản của nguyên tử chlorine khi hình thành liên kết hóa học là
- A. nhường 1 electron.
- B. nhận 2 electron.
- C. nhường 2 electron.
-
D. nhận 1 electron.
Câu 4: Cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Phần trăm khối lượng của R trong oxide cao nhất là
- A. 67,82%.
- B. 25,81%.
-
C. 74,19%.
- D. 32,18%.
Câu 5: Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử H2O,
- A. mỗi nguyên tử hydrogen cần thêm 2 electron và nguyên tử oxygen cần thêm 2 electron.
- B. mỗi nguyên tử hydrogen cần thêm 2 electron và nguyên tử oxygen cần thêm 1 electron.
-
C. mỗi nguyên tử hydrogen cần thêm 1 electron và nguyên tử oxygen cần thêm 2 electron.
- D. mỗi nguyên tử hydrogen cần thêm 1 electron và nguyên tử oxygen cần thêm 1 electron.
Câu 6: Nguyên tử Y có 15 proton. Khi hình thành liên kết hóa học Y có xu hướng hình thành ion có cấu hình electron là
- A. 1s22s22p63s23p3
- B. 1s22s22p6
-
C. 1s22s22p63s23p6
- D. 1s22s22p63s23p64s2
Câu 7: Để đạt được quy tắc octet, nguyên tử nitrogen (Z= 7) phải nhận thêm
-
A. 3 electron
- B. 6 electron
- C. 5 electron
- D. 4 electron
Câu 8: Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử NaF:
- A. nguyên tử Na nhận 1 electron hóa trị tạo thành hạt mang điện tích âm, nguyên tử F nhường 1 electron tạo thành hạt mang điện tích dương.
- B. nguyên tử Na nhận 1 electron hóa trị tạo thành hạt mang điện tích dương, nguyên tử F nhường 1 electron tạo thành hạt mang điện tích âm.
- C. nguyên tử Na nhường 1 electron hóa trị tạo thành hạt mang điện tích âm, nguyên tử F nhận 1 electron tạo thành hạt mang điện tích dương.
-
D. nguyên tử Na nhường 1 electron hóa trị tạo thành hạt mang điện tích dương, nguyên tử F nhận 1 electron tạo thành hạt mang điện tích âm.
Câu 9: Nguyên tử X có điện tích hạt nhân là +12. Khi hình thành liên kết hóa học X có xu hướng
- A. Nhận 2 electron.
-
B. Nhường 2 electron.
- C. Nhận 6 electron.
- D. Nhận 8 electron.
Câu 10: Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhường đi 1 electron khi hình thành liên kết hóa học?
-
A. Potassium (Z = 19).
- B. Flourine (Z = 9).
- C. Magnesium (Z = 12).
- D. Boron (Z = 5).
Câu 11: Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử S (Z = 16) theo quy tắc octet là
- A. S ⟶ S6+ + 6e
-
B. S + 2e ⟶ S2−
- C. S ⟶ S2+ + 2e
- D. S ⟶ S2− + 2e
Câu 12: Oxygen có Z = 8, xu hướng cơ bản của nguyên tử oxygen khi hình thành liên kết hóa học là
- A. nhường 2 electron.
- B. nhận 1 electron.
- C. nhường 1 electron.
-
D. nhận 2 electron.
Câu 13: Nguyên tử X có 9 electron. Ion được tạo thành từ X theo quy tắc octet có số electron là
- A. 12 electron
- B. 8 electron
-
C. 10 electron
- D. 9 electron
Câu 14: Các phi kim với 5, 6 hoặc 7 electron ở lớp ngoài cùng có xu hướng
- A. nhường 3, 2 hoặc 1 electron để đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng.
- B. nhường 5, 6 hoặc 7 electron để đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng.
- C. nhận 5, 6 hoặc 7 electron để đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng.
-
D. nhận 3, 2 hoặc 1 electron để đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 15: Cation M+ và anion X- đều có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Cho đơn chất M tác dụng với đơn chất X thu được sản phẩm là
- A. KBr.
-
B. KCl.
- C. NaBr.
- D. NaCl.
Câu 16: Nguyên tử Y có 7 electron. Ion được tạo thành từ Y theo quy tắc octet có số electron, proton lần lượt là
- A. 7 electron; 7 proton.
-
B. 10 electron; 7 proton.
- C. 10 electron; 10 proton.
- D. 8 electron; 8 proton.
Câu 17: Trong phân tử KCl nguyên tử potassium nhường hay nhận bao nhiêu electron?
-
A. Nhường 1 electron;
- B. Nhận 2 electron.
- C. Nhường 2 electron;
- D. Nhận 1 electron;
Câu 18: Theo quy tắc octet: Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử có xu hướng
- A. nhận electron để hình thành lớp vỏ bền vững
- B. nhường electron để hình thành lớp vỏ bền vững.
-
C. hình thành lớp vỏ bền vững như của khí hiếm.
- D. góp chung electron để hình thành lớp vỏ bền vững.
Câu 19: Cấu hình electron của nguyên tử chứa bao nhiêu electron lớp ngoài cùng thì đạt cấu hình bền vững?
- A. 6
- B. 5
-
C. 8
- D. 7
Câu 20: Phân tử H2 được hình thành từ
- A. 2 nguyên tử H, trong đó mỗi nguyên tử H nhường đi 1 electron.
-
B. 2 nguyên tử H bởi sự góp chung electron.
- C. 2 nguyên tử H, trong đó mỗi nguyên tử H nhận thêm 1 electron.
- D. 2 nguyên tử H, trong đó 1 nguyên tử H nhận thêm 1 electron và 1 nguyên tử H nhường đi 1 electron.
Câu 21: Theo quy tắc octet (bát tử): Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có
- A. 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất (hoặc 2 electron với khí hiếm helium).
-
B. 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất.
- C. 6 electron tương ứng với phi kim gần nhất.
- D. 2 electron tương ứng với kim loại gần nhất.
Câu 22: Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon khi tham gia hình thành liên kết hóa học?
- A. Oxygen
- B. Hydrogen
-
C. Fluorine
- D. Chlorine
Câu 23: Trong các nguyên tử của các nguyên tố sau: Ca, Cl, Fe, O, Mg. Có bao nhiêu nguyên tử có xu hướng nhận thêm electron để đạt tới cấu hình bền vững?
- A. 4
- B. 3
-
C. 2
- D. 5