Câu 1: Cho phản ứng:
4HCl (g) + O2 (g) $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 2Cl2 (g) + 2 H2O (g)
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên tính theo năng lượng liên kết là bao nhiêu? Phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt?
-
A. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ = − 148 kJ, phản ứng tỏa nhiệt;
- B. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ = − 148 kJ, phản ứng thu nhiệt;
- C. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ = 215 kJ, phản ứng tỏa nhiệt;
- D. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$= 215 kJ, phản ứng thu nhiệt.
Câu 2: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?
- A. Phản ứng tôi vôi.
- B. Phản ứng đốt than và củi.
-
C. Phản ứng phân hủy đá vôi.
- D. Phản ứng đốt khí thiên nhiên.
Câu 3: Số lượng mỗi loại liên kết trong phân tử C2H6 là
- A. 2 liên kết C – H, 1 liên kết C – Cl.
- B. 3 liên kết C – H, 1 liên kết H – Cl.
- C. 6 liên kết C – H, 2 liên kết C – C.
-
D. 6 liên kết C – H, 1 liên kết C – C.
Câu 4: Cho phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:
2H2 (g) + O2 (g) $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 2H2O (g)
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên tính theo năng lượng liên kết là
-
A. – 506 kJ.
- B. 428 kJ.
- C. − 463 kJ.
- D. 506 kJ.
Câu 5: Sự phá vỡ liên kết cần ….. năng lượng, sự hình thành liên kết …... năng lượng.
Cụm từ tích hợp điền vào chỗ chấm trên lần lượt là
-
A. cung cấp, giải phóng.
- B. giải phóng, cung cấp.
- C. cung cấp, cung cấp.
- D. giải phóng, giải phóng.
Câu 6: Cho phản ứng:
3O2 (g)⟶2O3 (g)(1)
2O3 (g) ⟶ 3O2 (g)(2)
Biết phân tử O3 gồm 1 liên kết đôi O = O và 1 liên kết đơn O – O.
So sánh $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ của hai phản ứng là
-
A. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$(1) >$\Delta _{r}H_{298}^{o}$(2).
- B. ΔrH0298(1) = $\Delta _{r}H_{298}^{o}$(2).
- C. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$(1) < $\Delta _{r}H_{298}^{o}$(2).
- D. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$(1) ≤ $\Delta _{r}H_{298}^{o}$(2).
Câu 7: Cho phản ứng có dạng: aA + bB ⟶ mM + nN
Công thức tính biến thiên enthalpy phản ứng theo enthalpy tạo thành là
-
A. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ = m×$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(M)+n×$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(N)−a×$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(A)−b×$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(B)
- B. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ = m×$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(M)+n×$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(N)+a×$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(A)+b×$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(B)
- C. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ = $\Delta _{f}H_{298}^{o}$(M)+$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(N)−$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(A)−$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(B)
- D. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ = a×$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(A)+b×$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(B)−m×$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(M)−n×$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(N)
Câu 8: Cho phản ứng: NH3 (g) + HCl (g) ⟶ NH4Cl (s)
Biết $\Delta _{r}H_{298}^{o}$(NH4Cl(s))= − 314,4 kJ/mol;
$\Delta _{r}H_{298}^{o}$(HCl(g))= − 92,31 kJ/mol;
$\Delta _{r}H_{298}^{o}$(NH3(g)) = − 45,9 kJ/mol.
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng tính là
-
A. – 176,19 kJ.
- B. – 314,4 kJ.
- C. – 452,61 kJ.
- D. 176,2 kJ.
Câu 9: Tính $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ của phản ứng đốt cháy 1 mol C2H2 (g) biết các sản phẩm thu được đều ở thể khí.
Cho enthalpy tạo thành chuẩn của các chất tương ứng là
Chất |
C2H2 (g) |
CO2 (g) |
H2O (g) |
$\Delta _{f}H_{298}^{o}$ (kJ/mol) |
+ 227 |
− 393,5 |
− 241,82 |
- A. – 1270,6 kJ
-
B. − 1255,82 kJ
- C. – 1218,82 kJ
- D. – 1522,82 kJ
Câu 10: Tính $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ của phản ứng đốt cháy 21 gam CO (g) biết các sản phẩm thu được đều ở thể khí.
Cho enthalpy tạo thành chuẩn của các chất tương ứng là
Chất |
CO (g) |
CO2 (g) |
O2 (g) |
$\Delta _{f}H_{298}^{o}$ (kJ/mol) |
- 110,5 |
− 393,5 |
0 |
- A. – 59,43 kJ.
- B. – 283 kJ.
-
C. − 212,25 kJ.
- D. – 3962 kJ.
Câu 11: Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng nhiệt nhôm và cho biết đây là phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt.
2Al (s) + Fe2O3 (s) $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 2Fe (s) + Al2O3 (s)
Biết $\Delta _{f}H_{298}^{o}$ của Fe2O3 (s) và Al2O3 (s) lần lượt là -825,5 kJ/mol; -1676 kJ/mol
-
A. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$= − 850,5 kJ, phản ứng tỏa nhiệt.
- B. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$= − 850,5 kJ, phản ứng thu nhiệt.
- C. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$= − 2501,5 kJ, phản ứng tỏa nhiệt.
- D. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$= − 2501,5 kJ, phản ứng thu nhiệt.
Câu 12: Để tính biến thiên enthalpy phản ứng theo năng lượng liên kết, phải viết được
- A. công thức phân tử của tất cả các chất trong phản ứng.
-
B. công thức cấu tạo của tất cả các chất trong phản ứng.
- C. công thức đơn giản nhất của tất cả các chất trong phản ứng.
- D. công thức chung của tất cả các chất trong phản ứng.
Câu 13: Tính lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 7,8 gam C6H6 (l)
Cho enthalpy tạo thành chuẩn của các chất tương ứng là
Chất |
C6H6 (l) |
CO2 (g) |
H2O (g) |
$\Delta _{f}H_{298}^{o}$ (kJ/mol) |
+49 |
− 393,5 |
-241,82 |
- A. 3135,46 kJ.
- B. 684,32 kJ.
-
C. 313,546 kJ.
- D. 68,432 kJ.
Câu 14: Cho phương trình nhiệt hóa học sau:
SO2 (g) + 12O2 (g) $\overset{t^{o},V_{2}O_{5}}{\rightarrow}$ SO3 (g) $\Delta _{r}H_{298}^{o}$= − 98,5 kJ
Lượng nhiệt giải phóng ra khi chuyển 76,8 gam SO2 (g) thành SO3 (g) là
- A. 98,5 kJ.
-
B. 118,2 kJ.
- C. 82,08 kJ.
- D. 7564,8 kJ.
Câu 15: Cho phương trình nhiệt hóa học sau:
2H2 (g) + O2 (g) ⟶ 2H2O (g) $\Delta _{r}H_{298}^{o}$= − 483,64 kJ
So sánh đúng là
-
A. ∑$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(cđ) >∑$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(sp).
- B. ∑$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(cđ) = ∑$\Delta _{f}H_{298}^{o}$sp).
- C. ∑$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(cđ) <∑$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(sp).
- D. ∑$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(cđ) ≤ ∑Δ$\Delta _{f}H_{298}^{o}$(sp).
Câu 16: Phản ứng tỏa nhiệt là
-
A. phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
- B. phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.
- C. phản ứng giải phóng ion dưới dạng nhiệt.
- D. phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt.
Câu 17: Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của một phản ứng ở một điều kiện xác định được gọi là
- A. nhiệt lượng tỏa ra.
- B. nhiệt lượng thu vào.
-
C. biến thiên enthalpy.
- D. biến thiên năng lượng.
Câu 18: Trong các phát biểu sau
(1) ⧍rH > 0 thì phản ứng thu nhiệt;
(2) ⧍rH < 0 thì phản ứng tỏa nhiệt;
(3) Giá trị tuyệt đối của biến thiên enthalpy càng lớn thì nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng càng ít;
(4) Các phản ứng xảy ra ở nhiệt độ phòng thường là phản ứng tỏa nhiệt, các phản ứng thu nhiệt thường xảy ra khi đun nóng.
Số phát biểu đúng là:
- A. 1.
- B. 2.
-
C. 3.
- D. 4.
Câu 19: Cho phản ứng có dạng: aA (g) + bB (g) ⟶ mM (g) + nN (g)
Công thức tính biến thiên enthalpy phản ứng theo năng lượng liên kết Eb là
- A. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ = Eb(A)+Eb(B)−Eb(M)−Eb(N)
-
B. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ = a×Eb(A)+b×Eb(B)−m×Eb(M)−n×Eb(N)
- C. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ = Eb(M)+Eb(N)−Eb(A)−Eb(B)
- D. $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ = m×Eb(M)+n×Eb(N)−a×Eb(A)−b×Eb(B)
Câu 20: Đơn vị của nhiệt tạo thành chuẩn là?
- A. kJ.
-
B. kJ/mol.
- C. mol/kJ.
- D. J.