Câu 1: Các nguyên tố nhóm halogen là
- A. S, O, Br, I.
- B. F, O, Cl, Br.
-
C. F, Cl, Br, I.
- D. Ne, Ar, Br, Kr.
Câu 2: Cho khí Cl2 tác tác dụng vừa đủ với 0,3 mol kim loại M (chưa rõ hóa trị), thu được 40,05 gam muối. M là
- A. Mg.
-
B. Al.
- C. Fe.
- D. Cu.
Câu 3: Nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc nhóm halogen?
-
A. Chlorine.
- B. Carbon.
- C. Nitrogen.
- D. Oxygen.
Câu 4. Liên kết trong các phân tử đơn chất halogen thuộc loại liên kết
-
A. cộng hóa trị không phân cực.
- B. liên kết cho nhận.
- C. liên kết ion.
- D. cộng hóa trị có phân cực.
Câu 5: Nhận xét nào dưới đây là không đúng ?
-
A. F có số oxi hóa -1.
- B. F không có số oxi hóa dương.
- C. F có số oxi hóa 0 và -1.
- D. F có số oxi hóa -1 trong các hợp chất.
Câu 6: Cấu hình electron của nguyên tử Cl (Z = 17) là
-
A. [Ne]3s23p5.
- B. [Ne]3s23p4.
- C. [Ar]3s23p6.
- D. [Ne]3s23p6.
Câu 7: Sản phẩm tạo thành khi cho iron (sắt) tác dụng với khí chlorine là
- A. FeCl2.
- B. AlCl3.
-
C. FeCl3.
- D. CuCl2.
Câu 8: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của các halogen?
-
A. Đều là chất khí ở điều kiện thường.
- B. Đều có tính oxi hóa mạnh.
- C. Khử năng tác dụng với nước giảm dần tử F2 đến I2.
- D. Tác dụng với hầu hết các kim loại và phi kim.
Câu 9: Theo chiều từ F → Cl → Br →I, giá trị độ âm điện của các nguyên tố
- A. không đổi.
- B. không có quy luật chung.
-
C. giảm dần.
- D. tăng dần.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Trong tất cả các hợp chất, fluorine chỉ có số oxi hóa -1.
-
B. Trong tất cả các hợp chất, các halogen chỉ có số oxi hóa -1.
- C. Tính oxi hóa của các halogen giảm dần từ fluorine đến iodine.
- D. Trong hợp chất với hiđro và kim loại, các halogen luôn thể hiện số oxi hóa -1.
Câu 11: Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là
- A. Iodine.
- B. Chlorine.
- C. Sodium.
-
D. Fluorine.
Câu 12: Theo chiều từ F → Cl → Br →I, bán kính nguyên tử
-
A. tăng dần.
- B. giảm dần.
- C. không có quy luật chung.
- D. không đổi.
Câu 13: Theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì khả năng oxi hóa của các halogen đơn chất:
- A. tăng dần.
-
B. giảm dần.
- C. không thay đổi.
- D. vừa tăng, vừa giảm.
Câu 14: Đơn chất halogen tồn tại thể lỏng điều kiện thường là
- A. I2.
- B. Cl2.
-
C. Br2.
- D. F2.
Câu 15. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I)?
- A. Tạo ra hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực với hiđro.
- B. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron.
-
C. Có số oxi hóa –1 trong mọi hợp chất.
- D. Nguyên tử chỉ có khả năng thu thêm 1 electron.
Câu 16: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Các halogen đều có 7 electron lớp ngoài cùng thuộc phân lớp s và p.
-
B. Các halogen đều có số oxi hóa là -1; 0; +1; +3; +5; +7.
- C. Tính oxi hoá của các halogen giảm dần từ fluorine đến iodine.
- D. Các halogen là những phi kim mạnh nhất trong mỗi chu kỳ.
Câu 17: Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành khí X; nhiệt phân tinh thể KNO3 tạo thành khí Y; cho tinh thể KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc tạo thành khí Z. Các khí X, Y và Z lần lượt là
- A. H2, NO2 và Cl2.
- B. SO2, O2 và Cl2.
-
C. H2, O2 và Cl2.
- D. Cl2, O2 và H2S.
Câu 18: Số oxi hóa của chlorine trong các hợp chất HCl, NaClO và KClO3 lần lượt là
- A. –1, +1, +7.
- B. +1, +1, +5.
- C. +1, -1, +7.
-
D. –1, +1, +5.
Câu 19: Phi kim X2 tồn tại ở thể rắn và rất dễ thăng hoa. X2 là
- A. Br2.
- B. F2.
- C. Cl2.
-
D. I2.
Câu 20: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế chlorine bằng cách
- A. điện phân nóng chảy NaCl.
-
B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.
- C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
- D. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.