ÔN TẬP CHƯƠNG 7: NGUYÊN TỐ NHÓM VIIA – HALOGEN
Câu 1: Nguyên tố halogen có hàm lượng nhiều nhất trong tự nhiên là
- A. fluorine (F)
-
B. chlorine (Cl)
- C. iodine (I)
- D. bromine (Br)
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hóa trị II không đổi trong hợp chất) trong khí Cl2 dư, thu được 28,5 gam muối. Kim loại M là
-
A. Mg
- B. Ca
- C. Be
- D. Cu
Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, một khí hydrogen halide (HX) được điều chế theo phản ứng sau:
NAX (khan) + H2SO4 (đặc) HX + NaHSO4 ( Hoặc Na2SO4)
X là chất nào
- A. HBr
- B. HI
-
C. HF
- D. HCl
Câu 4: Cho dung dịch AgNO3 dư vào 100ml dung dịch chứa hỗn hợp NaF 1M và NaBr 0,5M. Lượng kết tủa thu được là
-
A. 9,4g
- B. 22,1g.
- C. 8,2g.
- D. 10g.
Câu 5: Rong biển, còn gọi là tảo bẹ, loài sinh vật sống dưới biển, được xem là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người. Rong biển khô cung cấp đường, chất xơ, đạm, vitamin A, vitamin B2 và muối khoáng. Trong đó, thành phần được quan tâm hơn cả là nguyên tố vi lượng iodine. Trung bình, trong 100 gam tảo bẹ khô có chứa khoảng 1.000 µg iodine. Để sản xuất 1 tấn iodine thì cần bao nhiêu tấn tảo bẹ khô?
- A. 0,2 tấn
-
B. 0,1 tấn
- C. 0,3 tấn
- D. 0,5 tấn
Câu 6: Kết luận sai là
- A. Trạng thái tập hợp của đơn chất ở 20°C thay đổi: fluorine và chlorine ở thể khí, bromine ở thể lỏng, iodine ở thể rắn
- B. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi giảm dần fluorine đến iodine
-
C. Màu sắc của các đơn chất halogen đậm dần từ fluorine đến iodine
- D. Các đơn chất halogen tan ít trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ (riêng fluorine phản ứng mãnh liệt với nước)
Câu 7: Hỗn hợp X nặng 9 gam gồm Fe3O4 và Cu. Cho X vào dung dịch HCl dư, thấy còn 1,6 gam Cu không tan. Khối lượng Fe3O4 có trong X là
- A. 5,8 gam.
- B. 2,32 gam.
-
C. 7,4 gam.
- D. 3,48 gam.
Câu 8: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH.
(b) Cho Al tác dụng với I2 có H2O làm xúc tác.
(c) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng.
(d) Cho SiO2 vào dung dịch HF.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra là
- A. 4
-
B. 3
- C. 2
- D. 1
Câu 9: Chọn phát biểu không đúng.
- A. Ion F- và Cl- không bị oxi hoá bởi dung dịch H2SO4 đặc.
- B. Tính acid của các hydrohalic acid tăng dần từ HF đến HI.
- C. Các hydrogen halide tan tốt trong nước tạo dung dịch acid.
-
D. Các hydrogen halide làm quỳ tím hóa đỏ.
Câu 10: Cho thí nghiệm: nhỏ vào ống nghiệm chứa 2 ml dung dịch sodium iodine (có sẵn vài giọt hồ tinh bột) vài giọt nước chlorine rồi lắc nhẹ. Hiện tượng xảy ra là
- A. Xuất hiện chất rắn màu đen tím
- B. Không xảy ra hiện tượng
-
C. Dung dịch chuyển màu xanh tím
- D. Dung dịch chuyển màu vàng nâu
Câu 11: Ion halogen được sắp xếp theo chiều giảm dần tính khử:
- A. F -, Cl -, Br -, I -.
-
B. I -, Br -, Cl -, F -.
- C. F -, Br -, Cl -, I -.
- D. I -, Br -, F -, Cl -.
Câu 12: Hoà tan hoàn toàn 10,05 gam hỗn hợp 2 muối carbonat kim loại hoá trị II và III vào dung dịch HCl thu được dung dịch A và 0,672 lít khí (đktc). Khối lượng muối trong A là
- A. 9,32gam.
- B. 30,99gam.
-
C. 10,38gam.
- D. 20,66gam.
Câu 13: Chloramine B (C6H5ClNNaO2S) là chất thường được sử dụng để sát khuẩn trên các bề mặt, vật dụng hoặc dùng để khử trùng, sát khuẩn, xử lý nước sinh hoạt. Ở nồng độ cao, chloramine B có tác dụng diệt nấm mốc, vi khuẩn, virus gây bệnh cho người. Chloramine B có dạng viên nén (mỗi viên có khối lượng 0,3-2,0 gam) và dạng bột.
Chloramine B 25% (250 mg chlorine hoạt tính trong một viên nén như hình bên) được dùng phổ biến vi tiện dụng khi pha chế và bảo quản.
Chloramine B nồng độ 2% dùng để phun xịt trên các bề mặt vật dụng nhằm sắt khuẩn, virus gây bệnh. Để pha chế dung dịch này, sử dụng chloramine B 25% dạng bột vậy cần bao nhiêu gam bột chloramine B 25% với 1 lít nước để được dung dịch sát khuẩn 2%?
- A. 92 g
-
B. 20 g
- C. 10 g
- D. 39 g
Câu 14: Dãy kim loại nào sau đây gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl?
-
A. Mg, Al, Zn
- B. Cu, Al, Fe
- C. Zn, Ag, Fe
- D. Al, Fe, Ag
Câu 15: Cho phản ứng:
Sản phẩm của phản ứng là
-
A. NaCl, NaClO3 và H2O
- B. Không phản ứng
- C. NaCl, NaClO và H2O
- D. NaCl và H2O
Câu 16: Chloramine B (C6H5ClNNaO2S) là chất thường được sử dụng để sát khuẩn trên các bề mặt, vật dụng hoặc dùng để khử trùng, sát khuẩn, xử lí nước sinh hoạt. Ở nồng độ cao, chloramine B có tác dụng diệt nấm mốc, vi khuẩn, virus gây bệnh cho người. Chloramine B có dạng viên nén (mỗi viên có khối lượng 0,3-2,0 gam) và dạng bột.
Chloramine B 25% (250 mg chlorine hoạt tính trong một viên nén như hình bên) được dùng phổ biến vì tiện dụng khi pha chế và bảo quản.
Nồng độ chloramine B khi hòa tan vào nước đạt 0,0001 % có tác dụng sát khuẩn dùng trong xử lí nước sinh hoạt. Cần dùng bao nhiêu viên nén chloramine B 25% (loại viên 1 gam) để xử lí bình chứa 200 lít nước?
- A. 1 viên
-
B. 2 viên
- C. 3 viên
- D. 4 viên
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A. Tính oxi hoá của đơn chất halogen giảm dần từ F, đến I
-
B. Fluorine có tính oxi hóa mạnh hơn chlorine, oxi hoá Cl− trong dung dịch NaCl thành Cl2.
- C. Khí chlorine ẩm và nước chlorine đều có tính tẩy màu.
- D. Trong tự nhiên, không tồn tại đơn chất halogen.
Câu 18: Có 4 bình mất nhãn đựng các dd: NaCl, NaNO3, BaCl2, Ba(NO3)2. Để phân biệt các dd trên, ta lần lượt dùng chất
- A. dd Na2CO3, dd HNO3
- B. dd Na2CO3, dd H2SO4
- C. quỳ tím, dd AgNO3
-
D. dd AgNO3, dd H2SO4
Câu 19: Cho mẩu giấy màu ẩm vào bình khí chlorine. Hiện tượng xảy ra là
- A. Giấy màu ẩm tan dần đến hết
- B. Giấy màu ẩm chuyển sang màu đen
-
C. Giấy màu ẩm bị mất màu
- D. Không hiện tượng
Câu 20: “Muối i - ốt " có thành phần chính là sodium chloride (NaCl) có bổ sung một lượng nhỏ potassium iodide (KI) nhằm bổ sung nguyên tố vi lượng iodine cho cơ thể, nhằm ngăn bệnh bướu cổ, phòng ngừa khuyết tật trí tuệ và phát triển,...
Trong 100 g muối i - ốt có chứa hàm lượng ion iodide dao động từ 2 200 µg – 2500 µg; lượng iodide cần thiết cho một thiếu niên hay người trưởng thành từ 66 µg – 110 µg / ngày. Trung bình, một thiếu niên hay trưởng thành cần bao nhiêu g muối i - ốt trong một ngày?
- A. 2,64 – 7,7 gam
-
B. 2,64 – 4,4 gam
- C. 1, 67 – 8,2 gam
- D. 1,67 – 5,7 gam
Câu 21: Theo chiều từ F → Cl → Br → I, bán kính của nguyên tử
- A. không có quy luật.
- B. không thay đổi.
-
C. tăng dần.
- D. giảm dần.
Câu 22: Chất khí có thể làm mất màu dung dịch nước Bromine là
- A. CO2.
- B. O2.
- C. HCl.
-
D. SO2.
Câu 23: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa.
(b) Axit flohidric là axit yếu.
(c) Dung dịch NaF loãng được dung làm thuốc chống sâu răng.
(d) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5 và +7.
(e) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự F -, Cl -, Br -, I -.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
- A. 2
- B. 3
-
C. 4
- D. 5
Câu 24: Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là
-
A. K2Cr2O7
- B. CaOCl2
- C. KMnO4
- D. MnO2
Câu 25: Cho 69,6 gam manganese dioxide tác dụng hết với dung dịch chlohidric acid đặc. Toàn bộ lượng khí chlorine sinh ra được hấp thụ hết vào 500 ml dung dịch NaOH 4M, thu được 500 ml dung dịch X. Nồng độ mol của NaCl và NaOH trong dung dịch X lần lượt là
- A. 1,6M và 1,6M
-
B. 1,6M và 0,8M
- C. 3,2M và 1,6M
- D. 0,8M và 0,8M