NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ý kiến nào không đúng giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa?
-
A. Giữ gìn những cái đã lạc hậu, không còn phù hợp.
- B. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.
- C. Làm rạng rỡ thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam
- D. Có thêm kinh nghiệm.
Câu 2: Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
- A. quảng bá về ngành nghề truyền thống của gia đình, dòng họ.
- B. không dám giới thiệu về nghề truyền thống của gia đình và dòng họ
- C. xấu hổ vì sự nghèo nàn của quê hương
- D. thường xuyên bỏ học, lười lao động
Câu 3: Cứ tới dịp ngày 27/7 hàng năm, gia đình bạn T thường đến thăm hỏi gia đình thương binh liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam anh hùng. Điều đó T thể hiện truyền thống gì của gia đình, dòng họ?
-
A. Đền ơn đáp nghĩa.
- A. Đoàn kết.
- B. Thương người.
- D. Nhân ái.
Câu 4: Bàn về “truyền thống gia đình, dòng họ” có những ý kiến khác nhau: N thì cho rằng “lao động thủ công” truyền thống cần phải giữ gìn và phát huy. M thi cho rằng “lao động thủ công”, không phù hợp với giới trẻ hiện nay. D thì khẳng định “lao động thủ công” là truyền thống của mỗi gia đình, dòng họ cần giữ gìn, phát huy. Theo em ai đúng, ai sai?
-
A. N đúng, M, D sai.
- B. M đúng, N, D sai.
- C. D đúng, N, M sai.
- D. M, N đúng, D sai
Câu 5: Khi tranh luận về ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ: T cho rằng nhờ có truyền thống của gia đình, dòng họ mỗi dân tộc mới có bản sắc riêng. H thì nói không cần truyền thống của gia đình, dòng họ mỗi dân tộc vẫn phát triển. D thì cho rằng trong thời hội nhập, truyền thống gia đình, dòng họ không có nhiều ý nghĩa. Theo em, quan điểm ai đúng, ai sai?
-
A. T đúng, H và D sai.
- B. D đúng, T và H sai.
- C. H đúng, D và T sai.
- D. H và D đúng, T sai.
Câu 6: Hành vi nào dưới đây không thể hiện tình yêu thương con người?
-
A. P đã giận T vì T không cho chép bài trong giờ kiểm tra.
- B. H thường đến thăm trại trẻ mồ côi vào cuối tuần.
- C. T thường giải thích bài cho các bạn chưa hiểu.
- D. H thường giúp đỡ những người khuyết tật.
Câu 7: Việc làm nào dưới đây thể hiện học sinh thực hiện tốt lòng yêu thương con người?
-
A. Quyên góp sách ủng hộ học sinh vùng thiên tai lũ lụt.
- B. Từ chối tố giác đối tượng phạm tội.
- C. Chia sẻ hình ảnh bạn mình bị đánh lên mạng.
- D. Che giấu việc bạn thân quay cóp bài.
Câu 8: Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về lòng yêu thương con người?
-
A. Yêu thương con người có nghĩa là luôn giúp đỡ tất cả mọi người.
- B. Yêu thương con người có nghĩa là chỉ cần yêu thương ông bà, bố mẹ và những người thân của mình.
- C. Yêu thương con người có nghĩa là chỉ giúp đỡ những người đã từng giúp mình.
- D. Yêu thương con người có nghĩa là chỉ quan tâm đến những người có thể đem lại lợi ích cho mình.
Câu 9: Hành vi nào dưới đây là biểu hiệu của lòng yêu thương con người?
-
A. Tha thứ cho những người đã có lỗi lầm để họ tiến bộ.
- B. Giúp đỡ tù nhân trốn khỏi trại giam.
- C. Thờ ơ, lảng tránh trước nỗi đau khổ của người khác.
- D. Ganh tị, giành giật quyền lợi cho mình.
Câu 10: Thấy bạn T bị ướt đẫm nước mưa cô giáo nhanh chóng đưa xuống phòng y tế thay quần áo mới; cả lớp ai cũng thương T; các bạn có xe đạp mỗi ngày thay nhau đến đưa T đến trường; T rất xúc động và cảm ơn chân thành tới cô và các bạn. Theo em hành động của cô và các bạn thể hiện điều gì?
-
A. Yêu thương, chia sẻ hoàn cảnh khó khăn của nguời khác.
- B. Thương hại.
- C. Vì trách nhiệm.
- D. Làm để người khác khen ngợi.
Câu 11: Vào lúc rảnh rỗi M thường sang nhà bạn V học vì bạn V là người khuyết tật không thể đến trường học được. Em thấy bạn M là người như thế nào?
-
A. Là người có lòng yêu thương mọi người.
- B. Là người có lòng tự trọng.
- C. Là người trung thực
- D. Là người sống giản dị.
Câu 12: Hôm qua, B phát hiện gia đình C có hoàn cảnh rất khó khăn: bố C đã mất sớm, mẹ bị tai nạn phải nằm một chỗ. C và mẹ ở cùng với bà ngoại cũng đã già yếu. B rất xúc động và băn khoăn nhiều về hoàn cảnh của C. Nếu em là B thì em sẽ làm gì trước hoàn cảnh trên?
-
A. Sẽ hỏi thăm bạn C, gần gũi và chia sẻ cùng bạn.
- B. Còn nhỏ không biết làm gì.
- C. Không để ý.
- D. Lấy tiền của mẹ cho C.
Câu 13: Hôm kia, N đã thống nhất với bố mẹ sẽ quyên góp ủng hộ các gia đình thiệt hại bởi lũ lụt một số tiền. Sáng nay, T và Q rủ N tham gia buổi liên hoan đội bóng của khối. N không biết phải làm sao? Nếu em là bạn em sẽ khuyên N làm gì?
-
A. Nên từ chối lời mời của bạn T và Q để cùng với cha mẹ ủng hộ cho đồng bào ở vùng thiên tai lũ lụt.
- B. Không từ chối, vì sợ bạn buồn.
- C. Không từ chối với T và Q vì đây là cơ hội.
- D. Nên hẹn với gia đình lần sau.
Câu 14: Gia đình L rất khó khăn nên ngoài giờ học trên lớp, L thường tranh thủ thời gian đi bán vé số để kiếm thêm thu nhập giúp gia đình. Theo em, L là người như thế nào?
-
A. Chăm chỉ, kiên trì.
- B. Lười biếng, lễ phép.
- C. Nhút nhát, tự tin.
- D. Bất hiếu, ngoan ngoãn.
Câu 15: Bạn L, M và H đang bàn luận về vấn đề Siêng năng, kiên trì. Bạn L và M cùng có quan điểm: “Trong học tập có phải ai cũng phải siêng năng, kiên trì thì mới học giỏi, như tớ sức học trung bình thì mãi cũng chỉ là trung bình, có cố gắng cũng thế thôi! Bạn H bảo: “Bạn suy nghĩ thế là sai rồi, vì trong cuộc sống ai siêng năng, kiên trì” thì mới thành công. Tuy nhiên K thì cho rằng tất cả các quan điểm trên điều thiếu tính xác thực và không phù hợp. Theo em ai là người có quan điểm sáng tạo?
- A. Bạn H
- B. Bạn L, M và K.
- C. Bạn L, M và H.
-
D. Bạn L và M.
Câu 16: Trong giờ luyện tập môn Toán, H rủ em mở sách giải ra chép, vừa nhanh, vừa đúng lại được điểm cao. Là người “Siêng năng, kiên trì” em nên làm gì?
-
A. Yêu cầu H cất sách giải và tự làm bài.
- B. Mở sách giải ra chép cùng H.
- B. Không dám làm vì sợ cô biết.
- D. Đợi H chép xong rồi chép lại của H.
Câu 17: Khi tranh luận về ý nghĩa của Siêng năng, kiên trì: T cho rằng nhờ có siêng năng kiên trì mới giúp con người vượt qua khó khăn thử thách. H thì nói không cần siêng năng kiên trì vẫn vượt qua khó khăn. D thì cho rằng trong cuộc sống hiện nay siêng năng, kiên trì không có nhiều ý nghĩa. Theo em, quan điểm ai đúng, ai sai?
-
A. T đúng, H và D sai.
- B. H đúng, D và T sai.
- C. D đúng, T và H sai.
- D. H và D đúng, T sai.
Câu 18: Sau khi học xong bài Tôn trọng sự thật: N cho rằng sống trung thực dễ bị thiệt thòi trong cuộc sống. M thì nói người tính nết thật thà đi đâu cũng được người ta tin tưởng. L thì nêu quan điểm chỉ nên nói nhưng sự thật với bố mẹ, thầy cô còn những người khác thì không. Trong khi H khẳng định bất cứ xã hội nào, con người cũng cần có đức tính trung thực. Theo em, ai đúng, ai sai?
-
A. M, H đúng N, L sai.
- B. N, M đúng L, H sai.
- C. L, H đúng NM sai.
- D. N, L đúng M, H sai.
Câu 19: Vốn nổi tiếng bán bánh chưng ngon, ngày Tết nhà bà Tân rất đắt hàng. Mới 9 giờ sáng 30 Tết, nhà bà đã hết bánh chưng để bán mà khách hỏi mua vẫn rất nhiều. Bà Tân chợt nảy ra ý định vào chợ mua bánh rồi mang về bán ở cửa hàng nhà mình vì bà cho rằng: "Cả năm có mấy ngày Tết - cơ hội kiếm tiền mà lại bỏ qua thì thật là dại". Em có đồng tình với suy nghĩ và việc làm của bà Tân không? Vì sao?
-
A. Không. Vì đó là suy nghĩ và hành vi lừa dối khách hàng, rất đáng bị phê phán.
- B. Đồng tình. Vì như vậy sẽ có lợi cho cả bà Tân và khách hàng.
- C. Đồng tình. Vì như vậy mới có kịp đủ bánh để bán cho khách lại có thêm thu nhập.
- D. Không. Vì đó là suy nghĩ và hành vi gây ảnh hưởng đến uy tín của bà Tân.
Câu 20: Em và Minh cùng đi học. Trên đường đi Minh rẽ vào cửa hàng đồ chơi điện tử nên đến lớp muộn, nhưng Minh bảo với cô giáo là bị hỏng xe giữa đường. Trong trường hợp này em sẽ làm gì?
-
A. Khuyên Minh nên nói thật và xin lỗi cô giáo.
- B. Mặc kệ Minh vì không liên quan đến mình.
- C. Đứng ra làm chứng cho lời nói của Minh.
- D. Nói thẳng với cô giáo là Minh nói dối.
Câu 21: Giờ ra chơi, em thấy Nam ném đá làm vỡ kính lớp học. Nhưng khi thầy giáo hỏi ai làm vỡ kinh, Nam vội trả lời: “Thưa thầy, em thấy có một bạn ném đá vào cửa kính lớp học rồi chạy đi ạ!”. Trong tình huống này em sẽ xử lí thế nào?
-
A. Khuyên bạn nhận lỗi và phản ánh sự thật với thầy giáo.
- B. Xác nhận câu trả lời của Nam để bạn khỏi bị phạt.
- C. Nói thẳng trước lớp là Nam làm vỡ kính.
- D. Im lặng coi như không biết.
Câu 22: Hà tâm sự với Hùng về những mâu thuẫn, khó khăn trong gia đình và muốn Hùng không nói với ai. Gần đây, Hà học hành sa sút, bị cô giáo nhắc nhở. Hùng rất muốn nói về sự thật hoàn cảnh của Hà cho cô giáo biết để thông cảm và giúp đỡ. Nhưng Hùng đang băn khoăn không biết có nên nói không. Nếu là Hùng thì em sẽ làm gì?
-
A. Em sẽ nói với cô về hoàn cảnh của Hà, và sẽ cùng cô kêu gọi các bạn trong lớp giúp bạn.
- B. Em sẽ nói với cô về hoàn cảnh của Hà.
- C. Em sẽ không nói với cô về hoàn cảnh của Hà.
- D. Em sẽ không nói với cô nhưng sẽ kêu gọi các bạn trong lớp giúp bạn.
Câu 23: Anh Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay nhưng anh vẫn tự dùng chân của mình để viết và làm những công việc trong khả năng của mình. Câu chuyện của anh Nguyễn Ngọc Ký nói lên đức tính gì?
-
A. Tự lập.
- B. Tự chủ.
- C. Tự tin.
- D. Dũng cảm.
Câu 24: Cô giáo giao bài tập Toán cho Hưng về nhà làm nhưng do nhà Hưng có đám cưới nên Hưng nhờ Nam làm hộ và hứa sẽ trả công cho Nam. Nhận xét về việc làm của Hưng?
-
A. Hưng làm như thế là thiếu tính tự lập.
- B. Hưng làm như thế là lừa dối bạn.
- C. Hưng làm như thế là đang lợi dụng lòng tốt của bạn.
- D. Hưng làm như thế là đúng, vì có lí do chính đáng.
Câu 25: Nhà Hà chỉ cách trường 50 mét nhưng Hà thường xuyên đi học muộn. Khi cô giáo hỏi lí do thì Hà trả lời là do cha mẹ không gọi thức dậy nên Hà ngủ quên. Nhận xét về bạn Hà?
-
A. Hà là người không có tính tự lập.
- B. Hà là người không lễ phép.
- C. Hà là người không trung thực.
- D. Hà là người thiếu tự tin.
Câu 26: Bạn Q học lớp 6, bạn chỉ ăn và học, việc nhà thường để cho bố mẹ làm hết, quần áo bố mẹ vẫn giặt cho. Việc làm đó thể hiện điều gì?
-
A. Bạn Q là người ỷ lại.
- B. Bạn Q là người ích kỷ.
- C. Bạn Q là người tự lập.
- D. Bạn Q là người vô ý thức.
Câu 27: Mỗi buổi tối, cứ ăn cơm xong là bạn E giúp mẹ dọn dẹp, rửa bát sau đó lấy sách vở ra học bài. Việc làm đó thể hiện điều gì?
-
A. E là người tự lập.
- B. E là người ỷ lại.
- C. E là người tự tin.
- D. E là người tự ti.
Câu 28: Trong các trường hợp sau, ai không thể hiện tính tự lập?
-
A. Tối nào Hà cũng thức xem ti vi đến khuya, đợi mẹ nhắc mới chịu đi ngủ.
- B. Mai nói với mẹ muốn nhận nhiệm vụ dọn rửa sau bữa ăn hàng ngày và bạn đã thực hiện rất tốt.
- C. Sau giờ học ở trường, Lan về nhà ăn cơm trưa xong là vào phòng đóng cửa chơi game.
- D. Trước khi đi học Nam không tự chuẩn bị quần áo và tập sách đầy đủ mà đợi mẹ nhắc nhở mới làm.
Câu 29: Phương án nào sau đây không là ý nghĩa của việc tự nhận thức bản thân?
-
A. Thể hiện mình là người có tài năng, học thức cao và có vị thế quan trọng trong xã hội.
- B. Giúp thể hiện bản thân trong mối quan hệ với người khác.
- C. Giúp chúng ta tự tin về khả năng của mình, chấp nhận và tôn trọng bản thân.
- D. Tự nhận thức bản thân giúp con người hiểu rõ được ưu điểm, nhược điểm của bản thân.
Câu 30: Người tự có nhận thức bản thân sẽ có cách cư xử như thế nào?
-
A. Sẽ luôn biết giúp đỡ người khác.
- B. Luôn đề cao giá trị của bản thân.
- C. Luôn làm thay người khác.
- D. Làm người khác bị nhỏ bé.
Câu 31: Để rèn luyện tinh thần tự nhận thức bản thân trong học tập chúng ta cần?
-
A. Có kế hoạch học tập và rèn luyện hợp lý.
- B. Tự học.
- C. Tích cực tham gia các hoạt động đoàn, đội.
- D. Siêng năng.
Câu 32: Điều gì dưới đây quan trọng mà mỗi người cần có để tự nhận thức bản thân?
-
A. Biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh và điểm yếu.
- B. Có người giúp đỡ thường xuyên.
- C. Có điều kiện về kinh tế gia đình.
- D. Biết làm việc và nghỉ ngơi đúng kế hoạch đã định.
Câu 33: Xã hội không ngừng phát triển, luôn đề ra những yêu cầu mới, cao hơn đối với mỗi thành viên, nên mỗi người cần phải
-
A. Tự nhận thức và hoàn thiện bản thân.
- B. Tự học tập, lao động.
- C. Rèn luyện đạo dức theo yêu cầu của xã hội.
- D. Rèn luyện thể chất để học tập và lao động.
Câu 34: Để tự nhận thức bản thân, mỗi người cần phải
-
A. Có hành động tích cực để bộc lộ khả năng, tính cách bản thân.
- B. Tích cực lao động hằng ngày để có cuộc sống tốt hơn.
- C. Có nhiệt huyết với công việc.
- D. Có tinh thần trách nhiệm.
Câu 35: Người tự nhận thức bản thân thường sống, làm việc có kế hoạch sẽ mang lại kết quả công việc như thế nào?
- A. Không mang lại ý nghĩa gì trong cuộc sống chúng ta
- B. Kéo dài thời gian làm việc, chất lượng công việc kém.
- C. Luôn được mọi người yêu qúy, kính trọng và tôn sùng
-
D. Công việc được thực hiện đầy đủ, hiệu quả, chất lượng.
Câu 36: Trong giờ sinh hoạt, Ng thường tỏ ra khó chịu và không quan tâm đến những điều cô giáo và các bạn góp ý. Nếu em là bạn thân của Ng em sẽ khuyên Ng như thế nào?
-
A. Nên biết tự nhận thức bản thân để khắc phục hạn chế của mình.
- B. Đừng quan tâm đến ý kiến người khác.
- C. Bản thân tự quyết không nên nghe ai.
- D. Tự nhận thức không thích sự góp ý.
Câu 37: Q hay dễ nổi giận nếu ý kiến của Q không được các bạn khác đồng tình. Điều này khiến các bạn khác e ngại khi thảo luận nhóm với Q. Theo em Q phải làm gì để khắc phục hạn chế đó?
-
A. Q phải nhận thức bản thân mình để thay đổi và bình tĩnh hơn.
- B. Q không cần làm gì.
- C. Q báo với thầy giáo vì bạn không thảo luận cùng.
- D. Q tự làm bài bài một mình.
Câu 38: T là một trong những học sinh giỏi lớp 6A. Bạn học tốt nhiều môn và thường chuẩn bị rất kĩ mỗi khi được giao nhiệm vụ học tập trong nhóm. Tuy nhiên, T lại ngại nói trước đám đông. Vì mỗi lần thuyết trình, T dễ nói lắp bắp, tay chân run rẩy dù chuẩn bị bài cẩn thận. Nếu là T, em sẽ khắc phục hạn chế này bằng cách nào?
-
A. Mạnh dạn phát biểu trong các buổi tham gia hoạt động của trường, lớp.
- B. Thường xuyên tham gia các hoạt động của lớp
- C. Thường xuyên tham gia các hoạt động của trường
- D. Tiếp xúc với đám đông nhiều hơn
Câu 39: Việc làm của bạn nào sau đây là biểu hiện của tính tự lập?
-
A. Khoa sau khi đi đá bóng về luôn tự giặt sạch quần áo và giày đá bóng của mình không để mẹ phải giặt.
- B. Nam thường mang bài tập đến lớp mượn của các bạn cùng lớp chép cho nhanh.
- C. Nga đi học về thường vứt cặp sách lung tung sau đó mẹ phải đi dọn
- D. Cả 3 bạn trên đều là người có tính tự lập.
Câu 40: Anh Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay nhưng anh vẫn tự dùng chân của mình để viết và làm những công việc trong khả năng của mình. Câu chuyện của anh Nguyễn Ngọc Ký nói lên đức tính gì?
-
A. Tự lập.
- B. Tự chủ.
- C. Tự tin.
- D. Dũng cảm.