Trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo học kì II (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo học kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ý kiến nào dưới đây là không đúng khi nói về quyền của trẻ em?

  • A. Trẻ em còn nhỏ, sức khỏe còn yếu nên không cần phải làm bất cứ việc gì.
  • B. Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị xâm hại.
  • C. Trẻ em có quyền được tìm hiểu thông tin, viết thư kết bạn, giao lưu với bạn bè.
  • D. Trẻ em được đối xử công bằng, không phân biệt nam - nữ, giàu – nghèo.

Câu 2: Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền phát triển của trẻ em?

  • A. Trẻ em đến tuổi đi học được tới trường.     
  • B. Trẻ em khuyết tật được học tại các trường chuyên biệt.
  • C. Trẻ em được viết thư kết bạn, giao lưu với bạn bè.   
  • D. Trẻ em có năng khiếu múa hát được học ở các trường nghệ thuật

Câu 3: Việc làm nào dưới đây, vi phạm quyền trẻ em quyền trẻ em?

  • A. Bố bạn P không cho P đi học, vì bạn bị khuyết tật từ nhỏ.
  • B. Mẹ bạn N cho N tham gia lớp múa mà bạn thích.
  • C. Bố mẹ M làm việc vất vả để có tiền nuôi bạn ăn học.
  • D. Thấy M mồ côi, chú X nhận M làm con nuôi.

Câu 4: T (13 tuổi) là một cô bé xinh xắn, hát rất hay và múa rất khéo. Vì vậy, T thường được thầy cô và bạn bè cử đi tham gia các hoạt động văn nghệ của trường, của huyện. Tuy nhiên, bố mẹ của T không cho phép bạn tham gia những hoạt động văn nghệ đó vì cho rằng những hoạt động văn nghệ đó là vô bổ, sẽ làm ảnh hưởng đến việc học của T... Em có suy nghĩ gì về hành động của bố mẹ T trong tình huống này?

  • A. Bố mẹ chỉ muốn tốt cho con, vì vậy T nên nghe theo.
  • B. Bố mẹ T nói đúng, các hoạt động đó rất mất thời gian.
  • C. Hành động của bố mẹ T là sai vi phạm quyền trẻ em.
  • D. T nên nghe theo lời bố mẹ dành thời gian cho việc học.

Câu 5: Dấu hiệu ban đầu nào dưới đây để chúng ta nhận biết  về đám cháy?

  • A. Khói, mùi cháy khét.
  • B. Ánh lửa, khói đen.
  • C. Ánh lửa, khói nghi ngút.
  • D. Khói, anh lửa, tiếng nổ, mùi cháy.

Câu 6: Nghi ngờ anh D là người lấy cắp xe máy của mình nên ông N đã tung tin nói xấu anh D trên facebook. Theo em ông N đã vi phạm quyền nào?

  • A. Ông N không vi phạm quyền nào.
  • B. Ông N vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
  • C. Ông N vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  • D. Ông N vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.

Câu 7: Sống tiết kiệm sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây?

  • A. Dễ trở thành ích kỉ, bủn xỉn và bạn bè xa lánh.
  • B. Không được thỏa mãn hết nhu cầu vật chất và tinh thần.
  • C. Biết quý trọng công sức của bản thân và người khác.
  • D. Không có động lực để chăm chỉ để làm việc nữa.

Câu 8: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây không nói về tiết kiệm?

  • A. Ít chắt chiu hơn nhiều ăn phí.
  • B. Thua keo này bày keo khác.
  • C. Ăn phải dành, có phải kiệm.
  • D. Tích tiểu thành đại.

Câu 9: Trường hợp nào sau đây được xem là công dân Việt Nam?

  • A. Tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
  • B. Người nước ngoài sang công tác tại Việt Nam.
  • C. Người nước ngoài đã từng sinh sống ở Việt Nam.
  • D. Người có quốc tịch Việt Nam.

Câu 10: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tất cả những người

  • A. có quốc tịch Việt Nam.
  • B. sống trên một đất nước.
  • C. làm việc và sống ở Việt Nam.
  • D. có quyền và nghĩa vụ theo qui định.

Câu 11: Đối với công dân, nhà nước có vai trò như thế nào trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật?

  • A. Bảo vệ và bảo đảm.
  • B. Bảo vệ và duy trì.
  • C. Duy trì và phát triển.
  • D. Duy trì và bảo đảm.

Câu 12: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

  • A. Công dân là những người sống trên một đất nước.
  • B. Công dân là những người sống trên một đất nước có cùng màu da và tiếng nói.
  • C. Công dân là những người mang quốc tịch của quốc gia, có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật qui định.
  • D. Công dân là những người được hưởng quyền và làm tất cả các nghĩa vụ do pháp luật qui định.

Câu 13: Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền bảo vệ của trẻ em?

  • A. Trẻ em không phải làm công việc nặng nhọc.
  • B. Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ. 
  • C. Trẻ em được viết thư kết bạn, giao lưu với bạn bè.
  • D. Trẻ em được có quyền được bày tỏ ý kiến cá nhân

Câu 14: Vào một buổi trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi của quận H thấy một cháu bé khoảng 3 tuần tuổi bị bỏ rơi trước cửa trung tâm. Khắp người cháu bé bị bầm tím và sưng tấy do bị kiến cắn. Manh mối duy nhất để lại là một mảnh giấy ghi tên và ngày sinh của cháu. Biết bé đã bị cha mẹ bỏ rơi nên cơ sở bảo trợ đã đưa em bé về chăm sóc. Việc đưa em bé vào cơ sở bảo trợ để chăm sóc, thuộc nhóm quyền nào dưới đây?     

  • A. Nhóm quyền bảo vệ.
  • B. Nhóm quyền phát triển.
  • C. Nhóm quyền sống còn.
  • D. Nhóm quyền tham gia.

Câu 15: Khi M học hết tiểu học, thì bố quyết định cho M nghỉ học để phụ giúp mẹ bán hàng vì nhà M rất nghèo. Khi các cô bác ở hội phụ nữ phường đến động viên cho M được đi học, thì bố M cho rằng: bố mẹ có quyền quyết định việc học của con cái. Em có suy nghĩ gì về hành động của bố M trong tình huống này?

  • A. Đồng ý, vì bố mẹ có quyền quyết định mọi việc.
  • B. Hành động của bố M là sai vi phạm quyền trẻ em.
  • C. Có thể thông cảm cho hành động của bố M.
  • D. M nên nghe theo lời bố mẹ mới là đứa con có hiếu.

Câu 16: Em H bị lây nhiễm HIV từ mẹ ngay lúc mới chào đời. Khi em lên 2 tuổi, gia đình đưa em đi học ở mẫu giáo. Tuy nhiên, Ban Giám hiệu trường mẫu giáo đã từ chối tiếp nhận em H vì lý do em có thể làm lây nhiễm HIV cho người khác.... Hành động của, Ban Giám hiệu trường mẫu giáo trong tình huống này là

  • A. đúng, vì bảo vệ các trẻ em khác.
  • B. có thể thông cảm được.
  • C. hoàn toàn đúng luật.
  • D. sai, vi phạm quyền trẻ em

Câu 17: Khi đang trên đường từ trường học về nhà, H thấy có người đàn ông lạ mặt, nhờ H chuyển đồ giúp và hứa cho em một khoản tiền. Trong trường hợp này, nếu là H em sẽ làm như thế nào? 

  • A. Từ chối không giúp.
  • B. Vui vẻ, nhận lời.
  • C. Phân vân, lưỡng lựa.
  • D. Trả nhiều tiền thì giúp.

Câu 18: Khi đang ở trong nhà cao tầng phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn chúng ta sẽ

  • A. chạy lên tầng cao hơn nơi chưa cháy.
  • B. thoát hiểm bằng cầu thang máy cho nhanh.
  • C. chạy xuống bằng cầu thang bộ theo chỉ dẫn thoát nạn.
  • D. ở trong phòng đóng kín các cửa lại để khói khỏi vào.

Câu 19: Bên cạnh cái ao nhà A trồng mấy luống rau, hằng ngày bố bạn A không lấy nước ao để tưới rau mà lấy nước sạch sử dụng trong gia đình để tưới rau, trong khi không đủ nước sạch để sinh hoạt. Sau khi học xong bài này, nếu là bạn A em sẽ khuyên bố như thế nào?

  • A. Khuyên bố dùng nước ao để tưới rau.
  • B. Không nói gì cả, đó là việc của bố.
  • C. Em đồng tình với việc làm đó của bố.
  •  D. Em lấy nước sạch ra tưới rau giúp bố.

Câu 20: Từ hôm mẹ mua chiếc điện thoại để tiện liên lạc, H không muốn rời nó lúc nào. Ngoài những giờ lên lớp, H lại mở điện thoại lướt web, lên mạng xã hội tán chuyện với bạn bè, chơi điện tử nên đã sao nhãng chuyện học hành. Nếu là bạn của H em sẽ khuyên bạn điều gì?

  • A. Nên dành thời gian nhiều cho cho học tập, phụ giúp bố mẹ. 
  • B. Đồng ý với bạn, nên dành thời gian làm những điều mình thích.
  • C. Chửi cho bạn một trận vì ham chơi, chẳng chịu học hành gì cả.
  • D. Nhờ bạn dạy cho mình những trò chơi điện tử mới.

Câu 21: Bố mẹ bạn A là người Mĩ đến Việt Nam làm ăn, sinh sống. Vì thế bạn A được lớn lên ở Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em bạn A là người mang quốc tịch nước nào?

  • A. Bạn A là người Việt gốc Mĩ.
  • B. Bạn A là người mang quốc tịch Mĩ.
  • C. Bạn A là công dân của Việt Nam.
  • D. Bạn A có hai quốc tịch Việt – Mĩ.

Câu 22: Vào buổi sáng sớm hai vợ chồng bà A đi tập thể dục. Đi được một đoạn thì thấy tiếng trẻ khóc. Hai vợ chồng bà A nghĩ đấy là đứa trẻ nhà hàng xóm, nên đi tiếp, nhưng càng lại gần cái làn phía trước thì tiếng trẻ khóc to hơn, bà nhìn vào thì thấy một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Thương đứa bé không ai chăm sóc nên hai vợ chồng bà A đã bế về nhà, làm các thủ tục nhận bé làm con nuôi hợp pháp. Trong trường hợp này, em bé là người mang quốc tịch nào?

  • A. Mang quốc tịch giống vợ chồng bà A.
  • B. Không có quốc tịch vì không biết bố mẹ đẻ là ai.
  • C. Có thể mang nhiều quốc tịch khác nhau.
  • D. Để sau lớn em bé đó tự quyết định quốc tịch của mình.

Câu 23: Trường hợp nào dưới đây là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Bố mẹ H là người Nga đến Việt Nam làm ăn sinh sống.
  • B. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.
  • C. Ông X là chuyên gia nước ngoài làm việc lâu năm tại Việt Nam.
  • D. Con của bà Z có quốc tịch Mĩ sống ở Việt Nam, bố chưa rõ là ai.

Câu 24: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

  •  A. người có quyền và nghĩa vụ do Nhà nước Việt Nam qui định. 
  •  B. người không quốc tịch, sống và làm việc ở Việt Nam.
  •  C. người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
  •  D. trẻ em sinh trên lãnh thổ Việt Nam, có cha mẹ là người Việt Nam.

Câu 25: Tại buổi sinh hoạt lớp, em đứng lên phát biểu quan điểm của mình về việc tổ chức cắm trại nhân dịp kỉ niệm 26/3. Trong tình huống này em đã sử dụng nhóm quyền nào?

  • A. Nhóm quyền bảo vệ.
  • B. Nhóm quyền phát triển.
  • C. Nhóm quyền sống còn.
  • D. Nhóm quyền tham gia.

Câu 26: Trường THPT X, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ thu hút đông đảo các bạn học sinh tha gia vào những dịp chào mừng kỉ niệm các ngày lễ lớn. Các hoạt động học sinh được tham gia đó nói đến nhóm quyền nào?

  • A. Nhóm quyền bảo vệ.
  • B. Nhóm quyền phát triển.
  • C. Nhóm quyền sống còn.
  • D. Nhóm quyền tham gia.

Câu 27: Bố mẹ D rất quan tâm đến chuyện học hành của bạn. Ngoài những giờ học trên lớp, bố mẹ thường thuê gia sư để củng cố kiến thức cho D. Nhưng D không muốn học, em thường trốn học để đi lang thang ở những quán điện tử... Nếu là bạn của D thì em khuyên bạn như thế nào?

  • A. Bạn nên cố gắng hơn trong học tập để phát triển bản thân.
  • B. Không nói gì cả, vì mỗi người có suy nghĩ, lựa chọn riêng
  • C. Đồng ý với việc làm của bạn, vì bố mẹ bắt học quá nhiều.
  • D. Đây là việc của gia đình bạn, nên mình không nên xen vào.

Câu 28: T có một tủ sách rất quý. Mùa hè vừa qua, T được thưởng khá nhiều sách mới. Nhân dịp trường của Thắm có phong trào tặng sách cho các bạn vùng sâu vùng xa, Thắm mang một ít sách tặng các bạn. Chị của T không đồng ý với T. Nếu em là T, em sẽ nói gì với chị?

  • A. Nói với chị chúng ta cần thực hiện bổn phận chia sẻ giúp đỡ các bạn khó khăn
  • B. Đồng ý với chị và không tặng sách nữa
  • C. Không tặng sách cho các bạn nữa vì không có sự đồng ý của chị

Câu 29: Đâu là đường dây hỗ trợ trẻ em?

  • A. 18001502
  • B. 18001507
  • C. 18001505
  • D. 18001098

Câu 30: Khi đang chơi trong nhà, A thấy có người phụ nữ lạ mặt giới thiệu là người quen của bố mẹ, muốn vào nhà A để chơi. Nếu em là A em sẽ làm như thế nào? 

  •  A. Lễ phép mời người phụ nữ lạ mặt vào nhà.
  • B. Chửi mắng và đuổi người phụ nữ lạ mặt đi.
  • C. Mở cửa cho người phụ nữ vào nhưng cảnh giác.
  • D. Không mở cửa, gọi điện thoại báo bố mẹ biết.

Câu 31: Cuối năm, tập vở của H học còn nhiều giấy trắng chưa học hết. H thấy thế, liền xé những tờ giấy trắng đó ra để gấp hình chơi và vứt lung tung. Theo em, nếu là H em sẽ làm gì?

  • A. Cắt giấy ra gấp hình để chơi
  • B. Bỏ và không dùng nữa
  • C. Không quan tâm, nói mẹ mua tập mới
  • D. Cắt những trang giấy còn mới đem đóng thành tập để tận dùng làm vở nháp cho năm học tới.

Câu 32: Gia đình V sống bằng những đồng lương ít ỏi của bố. Mấy hôm nữa là đến sinh nhật V, nhóm bạn thân trong lớp gợi ý V tổ chức sinh nhật ở nhà hàng cho sang trọng. Nếu là V em sẽ làm gì?

  • A. Xin bố mẹ tiền để tổ chức ở nhà hàng cho sang trọng.
  • B. Tổ chức sinh nhật tại nhà đơn giản tiết kiệm đầm ấm, vui vẻ.
  • C. Chửi cho bạn một trận vì chả biết nghỉ cho gia cảnh nhà mình.
  • D. Mỗi năm sinh nhật có một lần nên phải tổ chức hoàng tráng.

Câu 33: Hoa sinh ra và lớn lên ở tỉnh Hà Nội, Việt Nam. Khi sinh ra Hoa, bố mẹ bạn là người không có quốc tịch Việt Nam nhưng cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Năm qua, bố mẹ bạn đã được nhận quyết định nhập quốc tịch Việt Nam. Theo em, bạn Hoa có phải là công dân Việt Nam không?

  • A. Hoa không phải là người Việt Nam vì bố mẹ không có quốc tịch Việt nam
  • B. Hoa là người nước ngoài vì khi sinh ra Hoa chưa có quốc tịch Việt Nam
  • C. Hoa là người nước ngoài vì hoa chỉ cư trú trên lãnh thổ Việt nam
  • D. Hoa là công dân Việt Nam vì hoa được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam

Câu 34: Mẹ L là người không có quốc tịch, còn cha không rõ là ai. L sinh ra ở Việt Nam. L và mẹ thường trú ở Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em L mang quốc tịch nước nào?

  • A. Bạn L là người không có quốc tịch giống mẹ.
  • B. Bạn L có thể mang nhiều quốc tịch khác nhau.
  • C. Bạn L là có quốc tịch nước ngoài.
  • D. Bạn L là người có quốc tịch Việt Nam.

Câu 35: Vào buổi sáng sớm hai vợ chồng bà A đi tập thể dục. Đi được một đoạn thì thấy tiếng trẻ khóc. Hai vợ chồng bà A nghĩ đấy là đứa trẻ nhà hàng xóm, nên đi tiếp, nhưng càng lại gần cái làn phía trước thì tiếng trẻ khóc to hơn, bà nhìn vào thì thấy một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Thương đứa bé không ai chăm sóc nên hai vợ chồng bà A đã bế về nhà, làm các thủ tục nhận bé làm con nuôi hợp pháp. Trong trường hợp này, em bé là người mang quốc tịch nào?

  • A. Mang quốc tịch giống vợ chồng bà A.
  • B. Không có quốc tịch vì không biết bố mẹ đẻ là ai.
  • C. Có thể mang nhiều quốc tịch khác nhau.
  • D. Để sau lớn em bé đó tự quyết định quốc tịch của mình.

Câu 36: Người nào dưới đây không phải là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  •  A. Trẻ em có cha mẹ là công dân của Việt Nam.
  •  B. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam.
  •  C. Người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
  •  D. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam, cha không rõ là ai.

Câu 37: Em A mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được ông bà B là chủ quán phở nhận nuôi. Hàng ngày em phải làm việc giúp bố mẹ nuôi từ sáng sớm đến tối mịt, trong khi làm không may bị rơi vở đồ thì sẽ bị đánh, hành hạ rất dã man. Theo em  hành vi của ông bà B đúng không?

  • A. Sai vì Nhóm quyền bảo vệ.
  • B. Sai Nhóm quyền phát triển.
  • C. Sai vì Nhóm quyền sống còn.
  • D. Sai Nhóm quyền tham gia.

Câu 38: Gần cuối năm, Thanh rất muốn cùng bạn bè trong lớp tham trải nghiệm ở một khu di tích lịch sử. Thanh xin bố mẹ đăng kí để đi cùng. Thế nhưng bố mẹ bạn ấy không đồng ý. Bố mẹ Thanh  xin phép cô giáo cho bạn ấy ở nhà vì bị say xe. Thanh rất buồn và có ý không hài lòng với bố mẹ.  Theo em, Thanh có quyền tham gia hoạt động tham quan ở tuổi này không?

  • A. Thanh có quyền tham gia hoạt động tham quan ở tuổi này. Vì trẻ em đều có quyền hoạt động vui chơi, giải trí.
  • B. Thanh không có quyền được tham gia vì bố mẹ không đồng ý
  • C. Thanh không có quyền tham gia vì còn nhỏ

Câu 39: Lan mồ côi bố mẹ nên phải sống chung với cậu mợ, học hết lớp 5 cậu mợ không cho Lan đến lớp nữa, bắt Lan ở nhà phụ giúp công việc nhà và hầu hết thời gian rảnh Lan đều phải làm việc không được vui chơi như các bạn cùng tuổi. Nếu em là cán bộ xã (phường) trong trường hợp này em sẽ xử lí như thế nào?

  • A. Khuyên cậu mợ Lan không nên hành động như vậy vì vi phạm những quyền trẻ em: quyền được học tập, quyền tự do, quyền bảo vệ và chăm sóc. và quyền được vui chơi.
  • B. Đồng ý với cách làm của cậu mợ Lan
  • C.Khuyên Lan nên nghỉ học để phụ giúp cậu mợ

Câu 40: Trước kia, nhà bác L không có con nên đã xin M vốn là trẻ mồ côi về làm con nuôi. Thời gian đầu, M được bố mẹ nuôi yêu quý và cưng chiều. Nhưng một vài năm sau, bác L sinh được một bé trai kháu khỉnh. Thế là bao nhiêu tình cảm bác đều dành cho con ruột của mình và coi M giống như một người giúp việc trong nhà. Bao nhiêu việc nặng nhọc bác bắt M phải làm hết, nếu không may làm hư hỏng gì thì sẽ bị đánh đập một cách tàn nhẫn, khiến M rất đau đớn tủi thân…Em có suy nghĩ gì về hành động bố mẹ nuôi của M?

  • A. Là con nuôi nên bị đối xử vậy cũng là bình thường.
  • B. Bao nhiêu năm nuôi dưỡng nên phải biết giúp đỡ bố mẹ.
  • C. Đúng, vì trong giáo dục con có thể dùng roi vọt để đánh.
  • D. Đây là hành vi sai trái, vi phạm quyền trẻ em

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ