Trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo học kì II (P5)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo học kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Như thế nào là tình huống nguy hiểm?

  • A. Tình huống nguy hiểm là những tình huống có thể gây ra những tổn hại về thể chất, tinh thần cho con người và xã hội.
  • B. Tình huống nguy hiểm là tham gia giao thông.
  • C. Tình huống nguy hiểm là những hoạt động vui chơi ngoài trời.
  • D. Tình huống nguy hiểm là những hoạt động thể dục, thể thao.

Câu 2: Nói về tình huống nguy hiểm, em không đồng tình với việc làm nào sau đây?

  • A. Khi đi học trên đường, cố gắng chạy xe thật nhanh để đến trường sớm.
  • B. Đang chạy xe, nghe có tiếng còi xe máy ở phía sau, chạy chậm lại và sát mép đường bên phải.
  • C. Đang chạy xe trên đường, muốn sang đường thì phải dừng lại quan sát rồi mới sang.
  • D. Khi đi học trên đường, thấy bạn hư xe thì dừng lại giúp đỡ bạn.

Câu 3: Tình huống nào sau đây là tình huống nguy hiểm đối với trẻ em?

  • A. Đuối nước, bắt cóc, bóc lột, xâm hại.
  • B. Bạn rủ đến nhà bạn ăn mừng sinh nhật.
  • C. Chủ nhật đi cùng mẹ đến thăm bà ngoại.
  • D. Đi tập bơi cùng bố vào chủ nhật hàng tuần.

Câu 4: Hành vi nào sau đây là hành nguy hiểm?

  • A. Đi xe đạp làm 2, 3 hàng ngang trên đường để dễ nói chuyện.
  • B. Chơi đá cầu cùng các bạn trong sân trường.
  • C. Giờ ra chơi cùng các bạn ngồi ghế đá kể chuyện.
  • D. Đi xe đạp chạy đúng phần đường bên phải.

Câu 5: Hậu quả có thể xảy ra do các tình huống nguy hiểm mà thiên nhiên gây ra là gì?

  • A. Tổn hại về sức khỏe, tinh thần, vật chất.
  • B. Làm mất tình cảm giữa con người với con người.
  • C. Gây ra những buồn bực cho cá nhân và cộng đồng.
  • D. Gây mất đoàn kết và ảo giác ở con người.

Câu 6: Khi đi đường gặp mưa giông chúng ta cần tránh ở đâu để được an toàn?

  • A. Vào nhà hoặc trú dưới mái hiên chắc chắn của nhà.
  • B. Trú dưới gốc cây cao.
  • C. Trú dưới cột điện cao thế.
  • D. Trú dưới lùm cây bên mé sông.

Câu 7: Để phòng ngừa cháy, nổ, các chất độc hại ở gia đình mọi người cần làm gì?

  • A. Khóa ga sau khi nấu xong, tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi nhà.
  • B. Thường xuyên sử dụng những thức ăn có phẩm màu.
  • C. Có thể sử dụng các loại thực phẩm nhiễm hóa chất để chế biến món ăn.
  • D. Không cần khóa ga sau khi nấu xong vì bình ga đã có van tự động.

Câu 8: Đâu là tình huống nguy hiểm từ con người gây ra?

  • A. Trộm cắp, cướp giật, bắt nạt, xâm hại người khác.
  • B. Mưa kéo dài gây lũ lụt.
  • C. Hạn hán kéo dài làm rừng cây bị khô héo.
  • D. Động đất làm nhà cửa bị sụp đổ.

Câu 9: Đâu là tình huống được xem là nguy hiểm từ con người?

  • A. Bắt cóc và buôn bán trẻ em.
  • B. Đi xe đúng phần đường quy định.
  • C. Phát hiện khu vực có bom, mìn đã đi khai báo cho cơ quan chức năng xử lí.
  • D. Chạy xe không lạng lách, đánh võng trên đường.

Câu 10: Câu nói nào nói về sự keo kiệt, bủn xỉn ?

  • A. Vắt cổ chày ra nước.
  • B. Vung tay quá trán.
  • C. Năng nhặt chặt bị
  • D. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ.

Câu 11: Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về tiết kiệm?

  • A. Năng nhặt chặt bị.
  • B. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  • C. Nhất tự vi sư bán tự vi sư.
  • D. Uống nước nhớ nguồn.

Câu 12: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về tiết kiệm?

  • A. Người biết tiết kiệm thì sẽ có cuộc sống tốt đẹp.
  • B. Làm được bao nhiêu nên tiêu hết bấy nhiêu.
  • C. Dưới 18 tuổi thì chỉ cần hưởng thụ.
  • D. Tiết kiệm khiến cuộc sống trở nên tẻ nhạt.

Câu 13: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm?

  • A. Tích tiểu thành đại.
  • B. Học, học nữa, học mãi.
  • C. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  • D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Câu 14: Nhà em trồng luống rau ở ngoài vườn, hằng ngày em thường thấy bố em lấy nước sử dụng trong gia đình để tưới rau trong khi đó trong nhà không có đủ nước sạch để dùng, không lấy nước ngoài ao để tưới rau. Sau khi học xong bài này, em sẽ khuyên bố như thế nào ?

  • A. Khuyên bố dùng nước ngoài ao để tưới rau, nước trong nhà để dùng cho sinh hoạt gia đình.
  • B. Không nói gì cả. Vì đó không phải là việc của mình.
  • C. Em đồng tình với việc làm đó của bố.
  • D. Em lấy nước sạch ra tưới rau giúp bố.

Câu 15: Bạn Hoa thường xuyên đi chợ với mẹ, mỗi lần ra chự Hoa đều đòi mẹ mua quần áo mới. Em hãy nhận xét về việc làm của bạn Hoa?

  • A. Hoa là người không biết thương mẹ và không có tính tiết kiệm.
  • B. Hoa là người biết thương mẹ và có tính tiết kiệm.
  • C. Hoa là người không tốt, thiếu hiểu biết.
  • D. Hoa là người đua đòi, thiếu hiểu biết. 

Câu 16: Loại giấy nào đủ chứng minh em là công dân nước CHXHCN Việt Nam?

  • A. Căn cước công dân.
  • B. Giấy nhập học.
  • C. Giấy báo điểm.
  • D. Giấy sử dụng đất.

Câu 17: Loại giấy nào không đủ chứng minh em là công dân nước CHXHCN Việt Nam?

  • A. Giấy báo điểm.
  • B. Giấy khai sinh.
  • C. Giấy chứng minh
  • D. Căn cước công dân.

Câu 18: Ông L là người Mĩ gốc Việt. Mùa hè vừa qua, ông đi theo tour du lịch về Việt Nam. Khi theo đoàn tham quan, ông phải trả phí dịch vụ theo mức của người nước ngoài. Ông ấy nêu ý kiến rằng vì mình là người gốc Việt nên chỉ trả phí dịch vụ như người Việt. Ý kiến của ông L như thế có đúng không?

  • A. Ý kiến của ông L như thế là không đúng.
  • B. Ý kiến của ông L như thế là đúng.
  • C. Ý kiến của L như thế là hợp lí.
  • D. Ông L cũng được hưởng chi phí dịch vụ như người Việt.

Câu 19: Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm của công dân?

  • A. Một người đang bẻ khóa lấy trộm tài sản.
  • B. Hai học sinh đang gây gổ với nhau tại sân trường.
  • C. Hai người hàng xóm đang cãi nhau.
  • D. Chị B bịa đặt, nói xấu người khác.

Câu 20: Việc làm nào dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

  • A. Bắt giữ người đang phạm tội quả tang.
  • B. Tự ý bắt người và giam giữ người vì lí do không chính đáng.
  • C. Tự ý bắt người và giam giữ người trái pháp luật.
  • D. Bắt giữ người do nghi ngờ.

Câu 21: Học sinh phát biểu ý kiến trong buổi sinh hoạt lớp là thể hiện quyền nào trong Hiến pháp 2013?

  • A. Quyền tự do ngôn luận.
  • B. Quyền khiếu nại.
  • C. Quyền tố cáo.
  • D. Quyền tham gia quản lý Nhà nước.

Câu 22: Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?

  • A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  • B. Quyền ứng cử.
  • C. Quyền kiểm tra, giám sát.
  • D. Quyền đóng góp ý kiến.

Câu 23: T đủ 18 tuổi, đăng kí đi nghĩa vụ quân sự. Vậy T đã thực hiện nghĩa vụ cơ bản nào trong Hiến pháp 2013?

  • A. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
  • B. Nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ.
  • C. Nghĩa vụ bảo vệ trật tự.
  • D. Nghĩa vụ baỏ vệ môi trường.

Câu 24: Học sinh lớp 6 có thể tham gia việc làm nào dưới đây đề thực hiện nghĩa vụ góp phần bảo vệ Tổ quốc?

  • A. Thăm hỏi, tặng quà thương binh, gia đình chính sách.
  • B. Tham gia nghĩa vụ quân sự.
  • C. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh.
  • D. Giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân.

Câu 25: Nghệ sĩ V bị một Facebooker tên là N dùng lời lẽ xúc phạm danh dự trên trang Facebook của mình. Điều này đã mang đền sự phiên toái, thậm chí thiệt hại cho nghệ sĩ V, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tin của Nghệ sĩ V. Vậy N vi phạm quyền nào trong Hiến pháp 2013?

  • A. Quyền bảo vệ danh dự và nhân phẩm của mình
  • B. Quyền tự do ngôn luận
  • C. Quyện tự do đi lại
  • D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 26: Trong mùa dịch covid-19 năm 2021 một số học sinh đưa thông tin không đúng sự thật lên mạng xã hội. Điều này làm cho không ít người lo lắng, hoang mang. Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình hình trên?

  • A. Em sẽ kiến nghị lên các cơ quan chức năng đẩy mạnh tuyên truyền; đồng thời xử lý nghiêm các hành vi đưa thông tin sai lệch.
  • B. Em chia sẻ thông tin trên
  • C. Em nhắn tin phản hồi lại thông tin trên
  • D. Em không để ý gì

Câu 27: N và S là học sinh lớp 6B ngồi cạnh nhau. Một hôm, S bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mới mua. Tìm mãi ko thấy, S đổ tội cho N lấy cắp. N và Sơn to tiếng, tức quá N đã xông vào đánh S chảy cả máu mũi. N đã vi phạm quyền nào trong Hiến pháp 2013 quy định?

  • A. N vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  • B. N không vi phạm quyền nào.
  • C. N vi phạm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư.
  • D. N vi phạm quyền tự do kinh doanh.

Câu 28: Theo em, việc làm nào dưới đây là tôn trọng và thực hiện quyền trẻ em?

  • A. Đưa con đi tiêm phòng dịch.
  • B. Cho trẻ bỏ học đi làm để kiếm tiền.
  • C. Làm theo mọi ý muốn của trẻ.
  • D. Cha mẹ ưu tiên, chiều chuộng con trai hơn con gái.

Câu 29: Việc làm nào dưới đây là vi phạm quyền trẻ em?

  • A. Cho trẻ em hút thuốc lá.
  • B. Dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
  • C. Buộc trẻ em hư phải vào trường giáo dưỡng.
  • D. Yêu cầu trẻ có hoàn cảnh khó khăn đến lớp học tình thương.

Câu 30: Em T mồ côi cha mẹ từ nhỏ và được vợ chồng M (chủ quán ăn) nhận nuôi. Mới học hết tiểu học T đã phải nghỉ học để phụ giúp việc trong quán. Suốt 3 năm T phải làm việc quần quật và thường bị hành hạ. Theo em vợ chồng M vi phạm những nhóm quyền cơ bản nào của trẻ em?

  • A. Các nhóm quyền: bảo vệ, phát triển, tham gia.
  • B. Các nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, phát triển.
  • C. Các nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, tham gia.
  • D. Các nhóm quyền: sống còn, phát triển, tham gia.

Câu 31: Lan sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con nên năm 13 tuổi, em phải đi làm thuê cho một cửa hàng cơm ở phố huyện. Hằng ngày em phải làm rất nhiều công việc, từ nhóm lò, xách nước, dọn dẹp, rửa bát, bưng bê, đến phục vụ các con bà chủ.. Công việc thường kéo dài từ sáng sớm đến khuya, có những việc nặng quá sức và em còn thường bị chủ mắng nhiếc khi có điều gì không vừa ý. Lan không được đi học, không được tiếp xúc với các bạn cùng tuổi và những người khác nên rất buồn và tủi thân, chỉ muốn về quê sống với cha mẹ. Trong tình huống trên, những nhóm quyền gì của trẻ em đã bị xâm phạm?

  • A. Các nhóm quyền: bảo vệ, phát triển, tham gia.
  • B. Các nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, phát triển.
  • C. Các nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, tham gia.
  • D. Các nhóm quyền: sống còn, phát triển, tham gia.

Câu 32: Có ý kiến cho rằng: Học sinh chỉ cần học tập mà không cần phải tham gia các hoạt động của gia đình và xã hội. Em đồng ý không? Vì sao?

  • A. Không. Vì trẻ em cũng phải có bổn phận với cộng đồng với gia đình.
  • B. Không. Vì ngoài học tập trẻ em còn phải có bổn phận với gia đình.
  • C. Đồng ý. Vì trẻ em chỉ cần học tập thật tốt là đủ.
  • D. Đồng ý. Vì trẻ em chỉ cần học tập thật tốt là đủ, việc tham gia hoạt động gia đình, xã hội là việc của người lớn.

Câu 33: Ai là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ chăm sóc nuoi dạy trẻ em?

  • A. Bố mẹ hoặc người đỡ đầu.
  • B. Bố mẹ hoặc ông bà nội.
  • C. Bố mẹ hoặc ông bà noại.
  • D. Bố mẹ hoặc người lớn tuổi.

Câu 34: Mọi hành vi xâm hại quyền trẻ em đều bị xử lí như thế nào theo quy định của pháp luật?

  • A. Nghiêm minh.
  • B. Nghiêm túc.
  • C. Thích đáng.
  • D. Kiên quyết.

Câu 35: Bé M có năng khiếu đặc biệt và rất thích tham gia môn bơi lội, nhà trường động viên cha mẹ cháu tạo điều kiện cho cháu luyện tập để thi đấu thể thao cấp quận nhưng cha mẹ cháu kịch liệt phản đối tìm mọi cách ngăn cản cháu M tham gia luyện tập với lý do bơi chỉ cần biết là đủ, không cần phải giỏi. Biết được lý do, đại diện nhà trường đã đến khuyên cha mẹ M nên tạo điều kiện cho em phát triển năng khiếu cá nhân. Hành vi của cha mẹ M là đúng hay sai? Vì sao?

  • A. Sai. Vì đã vi phạm về quyền được phát triển năng khiếu cá nhân của trẻ em.
  • B. Sai. Vì đã vi phạm về quyền vui chơi giải trí của trẻ em.
  • C. Sai. Vì đã vi phạm về quyền được phát triển tham gia của trẻ em.
  • D. Đúng. Vì cha mẹ có quyết định thay trẻ em.

Câu 36: Em A (9 tuổi) được cô giáo và các bạn đưa vào bệnh viện cấp cứu vì có biểu hiện đau bụng dữ dội. Nhưng bác sĩ nói rằng, không thể khám và cấp cứu cho em A ngay được vì còn rất nhiều bệnh nhân đến trước, đang xếp hàng chờ khám và không có ưu tiên. Hành vi của bác sĩ có vi phạm quy định của Luật trẻ em không? Vì sao?

  • A. Có. Vì trẻ em có quyền được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.
  • B. Có. Vì trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.
  • C. Có. Vì trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.
  • D. Có. Vì trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.

Câu 37: Tình huống nguy hiểm từ con người gây ra?

  • A. Tự ý cưa, tháo gỡ bom mìn còn sót lại trong chiến tranh.
  • B. Thủy triều dâng.
  • C. Bão đổ bộ vào đất liền.
  • D. Mưa lớn kéo dài gây lũ lụt.

Câu 38: Em sẽ làm gì khi phát hiện nhà mình có dấu hiệu điện bị chập cháy?

  • A. La lớn để mọi người đến giúp đỡ.
  • B. Tìm cách chữa cháy.
  • C. Đứng xem tình hình thế nào rồi mới nhờ người giúp.
  • D. Từ từ suy nghĩ xem nên làm gì.

Câu 39: Khi bão đổ bộ vào đất liền khu vực em đang sinh sống em sẽ làm gì?

  • A. Chọn một nơi an toàn để trú ẩn khi nguy hiểm xảy ra.
  • B. Trú dưới gốc cây to.
  • C. Bão chỉ có gió nhẹ không cần phải lo lắng.
  • D. Bão chỉ có mưa ít không cần phải lo lắng.

Câu 40: Em nhận được một tin nhắn đe dọa mình, em sẽ làm gì?

  • A. Nói cho bố mẹ biết để được họ giúp đỡ.
  • B. Mặc kệ coi như không có chuyện gì.
  • C. Nghĩ đây chỉ là lời trêu đùa nên không cần quan tâm.
  • D. Nhắn tin phản hồi đe dọa lại.
 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ