Câu 1: Kiên trì là tính cách làm việc miệt mài, quyết tâm giữ và thực hiện ý định đến cùng, ……………………
- A. Gặp khó khăn, trở ngại sẽ tìm sự giúp đỡ
- B. Tuy nhiên nếu thấy khó khăn thì bỏ cuộc
-
C. Dù gặp khó khăn, trở ngại cũng không nản chí
- D. Cả A, B, C đều sai
Câu 2: Biểu hiện của sự kiên trì là
- A. miệt mài làm việc.
-
B. quyết tâm làm đến cùng.
- C. thường xuyên làm việc.
- D. tự giác làm việc.
Câu 3: Siêng năng, kiên trì sẽ được mọi người
-
A. Tin tưởng và yêu quý.
- B. Cho rằng năng lực kém.
- C. Đánh giá là kém thông minh.
- D. Tư chất chưa tốt lắm.
Câu 4: Siêng năng, kiên trì sẽ giúp chúng ta
- A. bản thân cảm thấy vui vẻ hơn.
- B. sống tự do hơn trong xã hội.
-
C. thành công trong cuộc sống.
- D. tự tin trong mắt người khác.
Câu 5: Ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì là giúp con người
- A. thật thà trước hành động việc làm của mình.
-
B. thành công trong công việc và cuộc sống.
- C. sống tiết kiệm cho bản thân và gia đình.
- D. có được tiếng tăm trong gia đình và xã hội.
Câu 6: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính siêng năng, kiên trì?
-
A. Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà
- B. Gặp bài tập khó là Bắc không làm
- C. Chưa học bài, Nam đã đi chơi
- D. Hưng thường xuyên đi đá bóng cùng bạn
Câu 7: Để thực hiện đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập, chúng ta cần phải làm như thế nào?
- A. Làm được đến đâu hay đến đó.
- B. Mỗi khi gặp khó, luôn nghĩ ngay đến người khác để nhờ giúp đỡ.
-
C. Học tập một cách thường xuyên, đều đặn.
- D. Chỉ chọn những việc dễ để làm.
Câu 8: Việc không siêng năng, kiên trì trong học tập và lao động sẽ mang lại hậu quả gì?
- A. Dễ dàng thành công trong cuộc sống.
-
B. Có cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn.
- C. Trở thành người có ích cho xã hội.
- D. Có cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa.
Câu 9: Câu ca dao tục ngữ không nói về siêng năng, kiên trì là câu nào?
- A. Chịu khó mới có mà ăn.
- B. Tích tiểu thành đại.
-
C. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- D. Kiến tha lâu ngày đầy tổ.
Câu 10: Việc không siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ mang lại hậu quả gì?
-
A. Có cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn.
- B. Trở thành người có ích cho xã hội.
- C. Có cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa.
- D. Dễ dàng thành công trong cuộc sống.
Câu 11: Trường hợp nào sau đây chưa có đức tính siêng năng?
1. Ngày nào được bố mẹ động viên bằng tiền thưởng, Tấn mới học siêng năng và có hiệu quả.
2. Sau khi khỏi ốm, Hồng bắt tay ngay vào việc chép bài học đã vắng.
3. Đến phiên trực nhật, Hồng thường nhờ bạn làm hộ mình để không phải đi học sớm.
4. Hàng ngày, ngoài những giờ đến lớn và học bài ở nhà, Hoa luôn phụ giúp mẹ làm việc nhà.
5. Năm nào Cường cũng đăng kí học thêm tiếng Anh nhưng học được vài buổi lại thấy chán và quyết định học lại từ đầu.
6. Bạn đến rủ đi chơi khi đang học bài, Lân đi ngay và hẹn tối sẽ về học.
7. Khi đã giải xong toán, Kiên thường suy nghĩ để tìm thêm cách giải hay hơn.
- A. 3, 4, 5, 6.
-
B. 1, 3, 5, 6.
- C. 2, 3, 4, 5.
- D. 1, 2, 3, 5.
Câu 12: Câu tục ngữ: "Mưa lâu thấm đất" nói về phẩm chất nào sau đây?
-
A. Siêng năng, kiên trì.
- B. Giản dị.
- C. Khiêm tốn.
- D. Giản dị
Câu 13: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính siêng năng, kiên trì?
-
A. Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà
- B. Gặp bài tập khó là Bắc không làm
- C. Chưa học bài, Nam đã đi chơi
- D. Hưng thường xuyên đi đá bóng cùng bạn
Câu 14: Hành vi nào sau đây trái với ngược với siêng năng, kiên trì?
- A. Luôn tìm việc để làm.
-
B. Luôn đùn đẩy công việc cho người khác.
- C. Luôn tự giác làm việc.
- D. Luôn làm việc thường xuyên, đều đặn.
Câu 15: Hành vi của ai dưới đây là biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì?
- A. Chị M làm việc hàng ngày để chăm lo cho các con.
- B. Anh K kiên trì nghiên cứu hoàn thành sản phẩm khoa học.
- C. H dành thời gian 1 giờ mỗi ngày để học tiếng anh.
-
D. Q thường xuyên bỏ học để đi chơi game.
Câu 16: Trong giờ kiểm tra môn Toán em thấy bạn D đang chép tài liệu trong giờ. Trong trường hợp này em sẽ làm gì?
- A. Đi nói xấu bạn với các bạn trong lớp.
- B. Báo với cô giáo bộ môn để bạn bị đánh dấu bài.
-
C. Nhắc nhở bạn để bạn rút kinh nghiệm.
- D. Chép tài liệu cùng với bạn.
Câu 17: H dự định đăng kí tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Anh do trường tổ chức. Nhưng H lo lắng vì vốn từ vựng tiếng Anh của mình còn hạn chế nên đắn đo không biết có nên dự thi hay không. Trong trường hợp này, nếu em là bạn của H em sẽ làm gì?
- A. Bảo bạn đừng thi, vì học tiếng Anh khó sẽ vất vả.
-
B. Khuyên bạn kiên trì, chăm chỉ học từ vựng mỗi ngày.
- C. Mặc kệ, vì đấy là lựa chọn của bạn mình không liên quan.
- D. Đi nói xấu bạn, học không giỏi mà thích thể hiện.
Câu 18: Vào mùa đông lạnh giá, buổi tối bạn N cảm thấy rất buồn ngủ nhưng còn rất nhiều bài tập chưa làm. Do thời tiết lạnh và buồn ngủ nên N đắp chăn đi ngủ còn bài tập về nhà hôm sau bạn N đến lớp chép của bạn bên cạnh. Hành động của N, thể hiện bạn là người
- A. Kiên trì.
-
B. Lười biếng.
- C. Chăm chỉ.
- D. Vô tâm.
Câu 19: Vì hoàn cảnh khó khăn, mỗi ngày sau khi tan học, bạn L đều đi về nhà, phụ mẹ chuẩn bị đi bán hàng rong buổi tối. Một hôm nọ L đi bán hàng tối với mẹ, có người khách mua hàng trị giá 20.000đ, nhưng do trời tối nên khách đưa nhầm thành tờ 500.000đ, L đã nhìn thấy và nhanh chóng trả lại tiền vị khách đó. Hành động của L thể hiện đức tính gì?
- A. Đức tính trung thực.
- B. Đức tính siêng năng.
- C. Đức tính tiết kiệm.
-
D. Đức tính siêng năng, trung thực.
Câu 20: V có cân nặng nhiều hơn so với các bạn cùng trang lứa. Được mọi người góp ý, V dạy sớm tập thể dục. Có những hôm trời mùa đông giá lạnh, V vẫn không bỏ buổi tập nào. Bên cạnh đó, V thực hiện nghiêm túc chế độ ăn uống khoa học như: hạn chế ăn đồ ngọt, ăn ít tinh bột, ăn nhiều rau xanh, hoa quả,… Nhờ vậy, V đã giảm cân và có ngoại hình cân đối. Việc làm của V thể hiên đức tính nào dưới đây?
-
A. Siêng năng, kiên trì.
- B. Thích thể hiện bản thân.
- C. Tiết kiệm, khiêm tốn.
- D. Dũng cảm, trung thực
Câu 21: Bạn N ham mê trò chơi điện tử, nên dành rất ít thời gian cho việc học. Kết quả là bạn học rất xa xút, cô giáo chủ nhiệm đã gọi điện về thông báo với gia đình. Trong trường hợp này, nếu em là bạn của N em sẽ làm gì?
- A. Nhờ bạn dạy mình thêm những trò mới.
-
B. Khuyên bạn giảm chơi điện tử, chăm chỉ học tập.
- C. Mặc kệ, vì đấy là lựa chọn của bạn.
- D. Đi nói xấu bạn với các bạn trong lớp.