Trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo học kì II (P1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo học kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Quốc tịch là 

  • A. căn cứ xác định công dân của một nước.
  • B. căn cứ xác định công dân của nhiều nước.
  • C. căn cứ xác định công dân của nước ngoài.
  • D. căn cứ để xác định công dân đóng thuế.

Câu 2: Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào …………………………….

  • A. Luật đất đai
  • B. Luật hôn nhân và gia đình
  • C. Luật Quốc tịch Việt Nam
  • D.  Luật trẻ em

Câu 3: Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa

  • A. Nhà nước và công dân nước đó.
  • B. công dân và công dân nước đó.
  • C. tập thể và công dân nước đó.
  • D. công dân với cộng đồng nước đó.

Câu 4: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch

  • A. nhiều nước.
  • B. nước ngoài.
  • C. quốc tế.
  • D. Việt Nam.

Câu 5: Nội dung nào sau đây không quy định về nghĩa vụ công dân?

  • A. Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập
  • B. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác
  • C. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
  • D. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân

Câu 6: Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và căn cứ Luật Trẻ em năm 2016. Theo đó, quyền cơ bản của trẻ em được chia làm mấy nhóm cơ bản?

  • A. Ba nhóm cơ bản.   
  • B. Bốn nhóm cơ bản.
  • C. Sáu nhóm cơ bản.
  • D. Mười nhóm cơ bản.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của gia đình khi thực hiện quyền trẻ em?

  • A. Tiến hành khai sinh cho trẻ.
  • B. Tạo điều kiện, cho trẻ học tập, vui chơi.
  • C. Đảm bảo các quyền trẻ em được thực hiện.
  • D. Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em

Câu 8: Hành vi nào dưới đây, vi phạm quyền trẻ em?

  • A. T phát biểu ý kiến xây dựng lớp trong giờ sinh hoạt.
  • B. Bố mẹ vẫn khuyến khích X đi học dù bạn bị khuyết tật.
  • C. Là con nuôi nhưng G được bố mẹ tạo điều kiện cho ăn học.
  • D. Chị gái thường xuyên xem trộm nhật kí của H.

Câu 9: Những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho con người và xã hội là tình huống nguy hiểm từ

  • A. con người.
  • B. ô nhiễm.
  • C. tự nhiên.
  • D. xã hội.

Câu 10: Khi gặp tình huống nguy hiểm, chúng ta cần

  • A. bình tĩnh.
  • B. hoang mang.
  • C. lo lắng.
  • D. hốt hoảng.

Câu 11: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm?

  • A. Học, học nữa, học mãi.
  • B.Có công mài sắt có ngày nên kim.
  • C. Tích tiểu thành đại.
  • D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Câu 12: Nhận định sai khi nói về tiết kiệm là:

  • A. Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng sức lao động của bản thân.
  • B. Người tiết kiệm sẽ tích lũy được nhiều tài sản.
  • C. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lý.
  • D. Chỉ những người nghèo mới phải tiết kiệm.

Câu 13: Công dân là người dân của một nước, theo qui định của pháp luật 

  • A. được hưởng quyền và làm nghĩa vụ.
  • B. phải có trách nhiệm với cộng đồng.
  • C. phải có nghĩa vụ với cộng đồng.
  • D. được hưởng tất cả quyền mình muốn.

Câu 14: Quyền của công dân không bao gồm?

  • A. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào
  • B. Tuân theo Hiến pháp và pháp luật.
  • C. Hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe
  • D. Tự do đi lại, cư trú

Câu 15: Công dân là người dân của một nước, theo qui định của pháp luật 

  • A. được hưởng quyền và làm nghĩa vụ.
  • B. phải có trách nhiệm với cộng đồng.
  • C. phải có nghĩa vụ với cộng đồng.
  • D. được hưởng tất cả quyền mình muốn.

Câu 16: Nghi ngờ nhà ông Q ăn trộm xe đạp nhà mình nên ông T đã rình nhà ông Q đi vắng để lẻn vào nhà kiểm tra lấy bằng chứng. Biết được điều đó vợ ông T đã ngăn cản ông nhưng ông T vẫn cố tình làm. Trong tình huống này ai là người không vi phạm pháp luật?

  • A. Ông Q và vợ ông T.
  • B. Vợ ông T.
  • C. Ông T và vợ ông T.
  • D. Ông T.

Câu 17: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi nói về quyền của trẻ em?

  • A. Trẻ em còn nhỏ, sức khỏe còn yếu nên không cần phải làm bất cứ việc gì.
  • B. Trẻ em có quyền được bố mẹ đáp ứng mọi yêu cầu mà mình đưa ra.
  • C. Trẻ được quyền tìm hiểu thông tin, nên bố mẹ phải mua điện thoại mà trẻ thích.
  • D. Trẻ em được đối xử công bằng, không phân biệt nam - nữ, giàu – nghèo.

Câu 18: Câu nói nào sau đây nói về quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh?

  • A. Học, học nữa, học mãi
  • B. Học hay cày biết.
  • C. Có học, có khôn
  • D. Học một biết mười

Câu 19: Hành vi nào dưới đây, thực hiện đúng quyền trẻ em?

  • A. Nghiêm cấm trẻ em phát biểu trong cuộc họp.
  • B. Khi con bị khuyết tật, bố mẹ vứt bỏ con cái.
  • C. Bắt con nuôi phải nghỉ học để làm việc kiếm tiền.
  • D. Xử lí nghiêm minh những hành vi xâm hại quyền trẻ em.

Câu 20: Việc làm nào dưới đây, thực hiện đúng quyền trẻ em?

  • A. Chú H nhận M làm con nuôi nhưng bắt em phải làm việc nặng nhọc.
  • B. Bố mẹ bắt M nghỉ học để phụ giúp làm việc nhà giúp gia đình.
  • C. Bố bạn A không cho bạn đi học, vì bạn bị khuyết tật từ nhỏ.
  • D. H có năng khiếu hội họa nên mẹ H đã cho bạn đi học thêm môn vẽ.

Câu 21: Tình huống nguy hiểm từ con người là 

  • A. những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người.
  • B. những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống.
  • C. những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hiện tượng tự nhiên gây tổn thất về người, tài sản.
  • D. biểu hiện kinh tế suy giảm có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống.

Câu 22: Số điện thoại: Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em là?

  • A. 112
  • B. 113
  • C. 114
  • D. 111

Câu 23: Tiết kiệm sẽ giúp cuộc sống của chúng ta 

  • A. ổn định, ấm no, hạnh phúc.
  • B. bủn xỉn và bạn bè xa lánh.
  • C. tiêu xài tiền bạc thoải mái.
  • D. bạn bè trách móc cười chê.

Câu 24: Thành ngữ, da dao, tục ngữ không nói về tiết kiệm:

  • A. Góp gió thành bão.
  • B. Của bền tại người.
  • C. Cơm thừa, gạo thiếu.
  • D. Tích tiểu thành đại.

Câu 25: Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu?

  • A. Luật Quốc tịch Việt Nam.
  • B. Luật hôn nhân và gia đình.
  • C. Luật đất đai.
  • D. Luật trẻ em.

Câu 26: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

  • A. Công dân là những người sống trên một đất nước.
  • B. Công dân là những người sống trên một đất nước có cùng màu da và tiếng nói.
  • C. Công dân là những người mang quốc tịch của quốc gia, có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật qui định.
  • D. Công dân là những người được hưởng quyền và làm tất cả các nghĩa vụ do pháp luật qui định.

Câu 27: Trường hợp nào sau đây không là công dân nước CHXHCN Việt Nam?

  • A. Trẻ em bị bỏ rơi.
  • B. Trẻ em bị mất cha.
  • C. Người bị phạt tù chung thân.
  • D. Trẻ em là con nuôi.

Câu 28: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tất cả những người

  • A. có quốc tịch Việt Nam.
  • B. sống trên một đất nước.
  • C. làm việc và sống ở Việt Nam.
  • D. có quyền và nghĩa vụ theo qui định.

Câu 29: Do được nuông chiều từ nhỏ nên K là một học sinh lớp 6 đã thường xuyên trốn học để đi chơi game, vì vậy kết quả học tập của K rất kém. Theo em, nhận định nào sau đây đúng khi nói về K?

  • A. K đã hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình.
  • B. K không hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình.
  • C. K là tấm gương đi lên trong học tập.
  • D. K đã kết hợp hài hòa giữa việc học và việc chơi.

Câu 30: Quyền trẻ em là tất cả

  • A. những gì trẻ em mong muốn.
  • B. những điều trẻ em yêu cầu người lớn phải làm cho mình.
  • C. những gì trẻ em cần có để sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn.
  • D. trẻ em được tự do quyết định mọi việc theo sở thích của cá nhân mình.

Câu 31: Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của xã hội khi thực hiện quyền trẻ em?

  • A. Tiến hành khai sinh cho trẻ.
  • B. Xử lí nghiêm hành vi vi phạm.
  • C. Cung cấp dịch vụ an toàn.
  • D. Xây dựng chính sách về quyền trẻ em.

Câu 32: Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của học sinh khi thực hiện quyền trẻ em?

  • A. Tích cực thực hiện các quyền trẻ em để phát triển bản thân.
  • B. Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em.
  • C. Phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
  • D. Xây dựng chính sách về quyền trẻ em.

Câu 33: Khi có sự việc nguy hiểm cần trình báo khẩn cấp đến công an?

  • A. 115
  • B. 112
  • C. 113
  • D. 114

Câu 34: Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi mưa dông, lốc, sét chúng ta cần tránh

  • A. trú dưới gốc cây, cột điện.
  • B. tắt thiết bị điện trong nhà.
  • C. tìm nơi trú ẩn an toàn.
  • D. ở nguyên trong nhà.

Câu 35: Tiết kiệm thể hiện điều gì ở con người?

  • A. Thể hiện sự quý trọng thành quả lao động. 
  • B. Xài thoải mái.
  • C. Làm gì mình thích.  
  • D. Có làm thì có ăn.

Câu 36: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tiết kiệm?

  • A. Tiết kiệm sẽ đem lại ý nghĩa to lớn về kinh tế.
  • B. Thể hiện sự quý trọng công sức bản thân và người khác.
  • C. Người tiết kiệm là ngừơi biết chia sẻ, vì lợi ích chung.
  • D. Tiết kiệm làm cho cuộc sống không được thoải mái.

Câu 37: Người nào dưới đây không phải là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  •  A. Trẻ em có cha mẹ là công dân của Việt Nam.
  •  B. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam.
  •  C. Người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
  •  D. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam, cha không rõ là ai.

Câu 38: Trường hợp nào sau đây không là công dân nước CHXHCN Việt Nam?

  • A. Trẻ em bị bỏ rơi.
  • B. Trẻ em bị mất cha.
  • C. Người bị phạt tù chung thân.
  • D. Trẻ em là con nuôi.

Câu 39: Trẻ em ở độ tuổi nào thì bắt buộc hoàn thành chương trình tiểu học?

  • A. 6 đến 15 tuổi
  • B. 7 đến 15 tuổi
  • C. 6 đến 14 tuổi
  • D. 7 đến 14 tuổi

Câu 40: Đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ học, nghỉ học,phạt như thế nào?

  • A. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
  • B. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
  • C. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng
  • D. Chỉ phạt cảnh cáo

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ