Trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo học kỳ I (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo học kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta không cần phải làm gì?

  • A. Đua đòi, ăn chơi.
  • B. Kính trọng, giúp đỡ ông bà.
  • C. Chăm ngoan, học giỏi.
  • D. Sống trong sạch, lương thiện.

Câu 2: Câu tục ngữ “trên kính, dưới nhường” thể hiện truyền thống tốt đẹp nào của gia đình, dòng họ?

  • A. Truyền thống đạo đức.
  • B. Truyền thống yêu nước.
  • C. Truyền thống dệt vải.
  • D. Truyền thống nghề nghiệp.

Câu 3: Hành vi nào dưới đây không thể hiện lòng yêu thương con người?

  • A. Thờ ơ khi người khác gặp nạn.
  • B. Quan tâm tới người khác.

  • C. Cảm thông với người khó khăn.

  • D. Hi sinh vì người khác.

Câu 4: Hành động nào dưới đây là trái với biểu hiện của yêu thương con người?

  • A. Vô cảm.
  • B. Giúp đỡ.
  • C. Chia sẻ.
  • D. Quan tâm.

Câu 5: Để đạt kết quả cao trong học tập, em cần phải làm gì?

  • A. Chăm chỉ học tập và không chơi la cà.
  • B. Chép bài của bạn để đạt điểm cao.

  • C. Học thuộc lòng trong quyển sách học tốt.

  • D. Chỉ làm những bài tập cô cho về nhà, không chuẩn bị bài mới.

Câu 6: Trong giờ kiểm tra môn Toán em thấy bạn M đang chép tài liệu trong giờ. Trong trường hợp này em sẽ làm gì?

  • A. Nhắc nhở bạn để bạn rút kinh nghiệm.
  • B. Báo với cô giáo bộ môn để bạn bị đánh dấu bài.
  • C. Mặc kệ, coi như không biết.
  • D. Đi nói xấu bạn với các bạn trong lớp

Câu 7: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự trung thực?

  • A. Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình
  • B. Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn
  • C. Không nói khuyết điểm của bạn thân
  • D. Nói với cô giáo là nhà có việc bận để nghỉ học đi chơi

Câu 8: Hành vi nào dưới đây là không trung thực?

  • A. Nhờ bác đi họp phụ huynh vì sợ bố mẹ buồn với kết quả học tập của mình
  • B. Giấu người nhà về bệnh tật của mình

  • C. Nói thật với cô giáo là mình không hiểu bài

  • D. Nói với bố mẹ về thiếu sót của mình

Câu 9: Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi nào đưới đây? Vì sao?

  • A. Luôn nói đúng những điều có thật.
  • B. Luôn đồng ý và nói theo số đông.

  • C. Luôn bảo vệ ý kiến và việc làm của minh.

  • D. Luôn phê phán những người không cùng quan điểm với mình.

Câu 10: Hoạt động nào sau đây thể hiện tính tự lập?

  • A. Tự giác trong học tập, không để người khác nhắc nhở.
  • B. Thường xuyên đi học muộn, soạn bài qua loa.

  • C. Học bài cũ mà không cần chuẩn bị bài mới.

  • D. Để học tập tốt, chỉ cần đến lớp nghe thầy cô giảng, không cần ghi bài.

Câu 11: Hoạt động thể hiện không có tính tự lập là?

  • A. Nói dối bố mẹ là bị đau bụng để ở nhà chơi mà không phải đi học.
  • B. Bị bệnh không thể đi học được nên nhờ bạn chép bài hộ.
  • C. Quần áo của mình luôn giặt sạch sẽ chứ không để mẹ giặt.
  • D. Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập.

Câu 12: Để rèn luyện tinh thần tự nhận thức bản thân trong học tập chúng ta cần?

  • A. Có kế hoạch học tập và rèn luyện hợp lý.
  • B. Tự học.
  • C. Tích cực tham gia các hoạt động đoàn, đội.
  • D. Siêng năng.

Câu 13: Điều gì dưới đây quan trọng mà mỗi người cần có để tự nhận thức bản thân?

  • A. Biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh và điểm yếu.
  • B. Có người giúp đỡ thường xuyên.
  • C. Có điều kiện về kinh tế gia đình.
  • D. Biết làm việc và nghỉ ngơi đúng kế hoạch đã định.

Câu 14: Tư tưởng nào dưới đây không phải truyền thống tốt đẹp của gia đinh, dòng họ?

  • A. Trọng nam khinh nữ.
  • B. Kính già, yêu trẻ.
  • C. Lá lành đùm lá rách.
  • D. Uống nước nhớ nguồn.

Câu 15: Hành vi nào sau đây vi phạm các chuẩn mực về truyền thống đạo đức của gia đình, dòng họ?

  • A. Con cái đánh chửi cha mẹ.
  • B. Con cháu kính trọng ông bà.
  • C. Thăm hỏi thầy cô lúc ốm đau.
  • D. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.

Câu 16: Lòng yêu thương con người:

  • A. Xuất phát từ tấm lòng, chân thành, vô tư, trong sáng.
  • B. Xuất phát từ mục đích.
  • C. Xuất phát từ sự thương hại.
  • D. Làm những điều có hại cho người khác.

Câu 17: Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp nhất cho con người, nhất là những lúc:

  • A. Gặp khó khăn và hoạn nạn.
  • B. Cần đánh bóng tên tuổi.
  • C. Vì mục đích vụ lợi.
  • D. Mưu cầu lợi ích cá nhân.

Câu 18: Người có hành vi nào dưới đây là thể hiện lòng yêu thương con người?

  • A. Nhắn tin ủng hộ quỹ vắc xin phòng bệnh.
  • B. Chia sẻ tin giả lên mạng xã hội.
  • C. Hỗ trợ người nhập cảnh trái phép.
  • D. Giúp đỡ tù nhân trốn trại.

Câu 19: Trái với siêng năng, kiên trì là:

  • A. Lười biếng, chóng chán, cẩu thả, hời hợt.
  • B. Trung thực, thẳng thắn.
  • C. Tích cực, tự giác.
  • D. Khoan dung, độ lượng.

Câu 20: Mỗi sáng H luôn thức dậy từ 5h sáng để học bài là thể hiện:

  • A. Siêng năng, kiên trì
  • B. Lười biếng, ỉ lại
  • C. Thể hiện tiết kiệm
  • D. thể hiện khoan dung

Câu 21: Vốn nổi tiếng bán bánh chưng ngon, ngày Tết nhà bà Tân rất đắt hàng. Mới 9 giờ sáng 30 Tết, nhà bà đã hết bánh chưng để bán mà khách hỏi mua vẫn rất nhiều. Bà Tân chợt nảy ra ý định vào chợ mua bánh rồi mang về bán ở cửa hàng nhà mình vì bà cho rằng: "Cả năm có mấy ngày Tết - cơ hội kiếm tiền mà lại bỏ qua thì thật là dại". Em có đồng tình với suy nghĩ và việc làm của bà Tân không? Vì sao?

  • A. Không. Vì đó là suy nghĩ và hành vi lừa dối khách hàng, rất đáng bị phê phán.
  • B. Đồng tình. Vì như vậy sẽ có lợi cho cả bà Tân và khách hàng.
  • C. Đồng tình. Vì như vậy mới có kịp đủ bánh để bán cho khách lại có thêm thu nhập.
  • D. Không. Vì đó là suy nghĩ và hành vi gây ảnh hưởng đến uy tín của bà Tân.

Câu 22: Em và Minh cùng đi bọc. Trên đường đi Minh rẽ vào cửa hàng đồ chơi điện tử nên đến lớp muộn, nhưng Minh bảo với cô giáo là bị hỏng xe giữa đường. Trong trường hợp này em sẽ làm gì?

  • A. Khuyên Minh nên nói thật và xin lỗi cô giáo.
  • B. Mặc kệ Minh vì không liên quan đến mình.
  • C. Đứng ra làm chứng cho lời nói của Minh.
  • D. Nói thẳng với cô giáo là Minh nói dối

Câu 23: Các em cần làm gì để rèn luyện tính tự lập trong học tập và cuộc sống hằng ngày?

  • A. Cần chủ động làm việc, tự tin và quyết tâm khi thực hiện hành động.
  • B. Chỉ làm khi cảm thấy việc đó là có lợi cho bản thân.
  • C. Chúng ta còn nhỏ chỉ cần nhờ bố mẹ giúp là được.
  • D. Công việc làm được bao nhiêu thì làm, không xong mai làm tiếp.

Câu 24: Vì sao các bạn học sinh cần rèn luyện tính tự lập ngay khi còn nhỏ?

  • A. Tự lập giúp chúng ta tự tin, bản lĩnh cá nhân, dễ thành công trong cuộc sống, xứng đáng được người khác tôn trọng.
  • B. Tự lập giúp chúng ta trở nên xuất xắc trong cái nhìn của bố mẹ.
  • C. Giúp chúng ta nổi tiếng.
  • D. Được người khác iu quý và ngưỡng mộ.

Câu 25: Phương án nào sau đây không là ý nghĩa của việc tự nhận thức bản thân?

  • A. Thể hiện mình là người có tài năng, học thức cao và có vị thế quan trọng trong xã hội.
  • B. Giúp thể hiện bản thân trong mối quan hệ với người khác.
  • C. Giúp chúng ta tự tin về khả năng của mình, chấp nhận và tôn trọng bản thân.
  • D. Tự nhận thức bản thân giúp con người hiểu rõ được ưu điểm, nhược điểm của bản thân.

Câu 26: Người tự có nhận thức bản thân sẽ có cách cư xử như thế nào?

  • A. Sẽ luôn biết giúp đỡ người khác.
  • B. Luôn đề cao giá trị của bản thân.
  • C. Luôn làm thay người khác.
  • D. Làm người khác bị nhỏ bé.

Câu 27: Bị bạn bè rủ rê, M thường hay ăn chơi lêu lổng, dẫn đến sao nhãng việc học hành. Được gia đình bạn bè khuyên nhủ, M đã quyết tâm phấn đấu rèn luyện và trở thành một học sinh giỏi. Việc làm của M là biểu hiện phẩm chất nào dưới đây của học sinh?

  • A. Tự nhận thức và hoàn thiện bản thân.
  • B. Tự nguyện, tự giác.
  • C. Tự phê bình và phê bình.
  • D. Tự thay đổi tính cách.

Câu 28: M rất thần tượng ca sĩ nổi tiếng và tìm mọi cách để thay đổi bản thân cho giống với ca sĩ đó từ sở thích, tính cách, trang phục, đầu tóc đến cử chỉ, điệu bộ. Thậm chí, M còn ghét cả nhữnng người mà ca sĩ đó ghét dù M chưa một lần gặp họ. Em thấy thái độ, hành vi của M như thế nào?

  • A. M là người không biết tự nhận thức bản thân.
  • B. M là người đua đòi quá đáng.
  • C. M là người muốn tự thay đổi bản thân.
  • D. M là người có lối sống không chuẩn mực.

Câu 29: Trong cuộc sống, việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Có thêm kinh nghiệm và sức mạnh.
  • B. Thể hiện tính chuyên quyền, độc đoán.
  • C. Có nhiều tiền bạc và quyền lực.
  • D. Giữ gìn các tập tục mê tín dị đoan.

Câu 30: Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ tạo ra và được

  • A. truyền từ đời này sang đời khác.
  • B. mua bán, trao đổi trên thị trường.
  • C. nhà nước ban hành và thực hiện.
  • D. đời sau bảo vệ nguyên trạng.

Câu 31: Bố mẹ K đều là tiến sĩ và đảm đương những chức vụ quan trọng ở cơ quan. Vì vậy K rất hãnh diện với bạn bè. Cậu cho rằng bố mẹ mình thành đạt như vậy sau này thừa sức lo cho con cái, mình chẳng cần phải học hành làm gì cho vất vả. Suy nghĩ của K thể hiện thái độ chưa đúng trong việc

  • A. phát huy truyền thống gia đình.
  • B. biết ỷ nại vào vị thế của bố mẹ.
  • C. biết hưởng thụ cuộc sống hiện tại.
  • D. phát huy lợi thế của bố mẹ.

Câu 32: Ông Nguyễn Văn Ngh, nghệ nhân làng Vác đã nổi tiếng với nghề sản xuất lồng chim, ông đã kế thừa truyền thống của gia đình mình và đưa lồng chim làng Vác ra nhiều nơi trên thế giới. Việc làm trên của ông thể hiện điều gì?

  • A. Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình
  • B. Làm mất đi truyền thống tốt đẹp của gia đình
  • C. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình

Câu 33: Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì?

  • A. Lòng yêu thương con người.
  • B. Đức tính tiết kiệm.
  • C. Tinh thần yêu nước.
  • D. Tinh thần đoàn kết.

Câu 34: Câu ca dao, tục ngữ nào không nói về tình yêu thương con người?

  • A. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
  • B. Thương người như thể thương thân.
  • C. Lá lành đùm lá rách.
  • D. Kính lão đắc thọ. 

Câu 35: Vào mùa đông lạnh giá, buổi tối bạn N cảm thấy rất buồn ngủ nhưng còn rất nhiều bài tập chưa làm. Do thời tiết lạnh và buồn ngủ nên N đắp chăn đi ngủ còn bài tập về nhà hôm sau bạn N đến lớp chép. Hành động của N thể hiện đức tính?

  • A. Kiên trì.
  • B. Lười biếng.
  • C. Chăm chỉ.
  • D. Vô tâm.

Câu 36: Gia đình L rất khó khăn nên ngoài giờ học trên lớp, L thường tranh thủ thời gian đi bán vé số để kiếm thêm thu nhập giúp gia đình. Theo em, L là người như thế nào?

  • A. Chăm chỉ, kiên trì.
  • B. Lười biếng, lễ phép.
  • C. Nhút nhát, tự tin.
  • D. Bất hiếu, ngoan ngoãn.

Câu 37: Đ rất được muốn hát trước lớp nhưng lại sợ các bạn chê là hát không hay nên Đ chưa dám thực hiện mong muốn của mình. Theo em Đ là người có biết cách nhận thức bản thân chưa?

  • A. Chưa biết cách tự nhận thức bản thân.
  • B. Nhận thức được bản thân.
  • C. Vừa nhận thức, vừa chưa nhận thức.
  • D. Chưa nhận thức.

Câu 38: Trong giờ sinh hoạt, Ng thường tỏ ra khó chịu và không quan tâm đến những điều cô giáo và các bạn góp ý. Nếu em là bạn thân của Ng em sẽ khuyên Ng như thế nào?

  • A. Nên biết tự nhận thức bản thân để khắc phục hạn chế của mình.
  • B. Đừng quan tâm đến ý kiến người khác.
  • C. Bản thân tự quyết không nên nghe ai.
  • D. Tự nhận thức không thích sự góp ý

Câu 39: Gia đình bạn H là gia đình nghèo, bố bạn bị bệnh hiểm nghèo. Nhà trường miễn học phí cho bạn, lớp tổ chức đi thăm hỏi, động viên bạn. Hành động đó thể hiện điều gì?

  • A. Lòng yêu thương mọi người.
  • B. Tinh thần đoàn kết.
  • C. Tinh thần yêu nước.
  • D. Lòng trung thành.

Câu 40: Đối với các hành vi: Cố ý đánh người, giết người chúng ta cần phải làm gì?

  • A. Lên án, tố cáo.
  • B. Làm theo.
  • C. Không quan tâm.
  • D. Nêu gương.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ