Trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo học kì II

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo học kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  • A. Tình huống nguy hiểm.
  • B. Ô nhiễm môi trường.
  • C. Nguy hiểm tự nhiên.
  • D. Bất lợi của thiên nhiên.

Câu 2: Như thế nào là tình huống nguy hiểm?

  • A. Tình huống nguy hiểm là tham gia giao thông
  • B. Tình huống nguy hiểm là những hoạt động vui chơi ngoài trời
  • C. Tình huống nguy hiểm là những tình huống có thể gây ra những tổn hại về thể chất, tinh thần cho con người và xã hội.
  • D. Đáp án khác

Câu 3: Tiết kiệm là biết sử dụng ……………… của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

  • A. Hợp lí,có hiệu quả
  • B. Theo ý thích
  • C. Tối  thiểu
  • D. Tiết kiệm nhất

Câu 4: Câu nói nào nói về sự keo kiệt, bủn xỉn?

  • A. Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ.
  • B. Vắt cổ chày ra nước.
  • C. Vung tay quá trán.
  • D. Năng nhặt chặt bị

Câu 5: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

  • A. tất cả những người có quốc tịch Việt Nam.
  • B. tất cả những người Việt dù sinh sống ở quốc gia nào.
  • C. tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
  • D. tất cả những người có quyền và nghĩa vụ do Nhà nước Việt Nam qui định.

Câu 6: Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa

  • A. Nhà nước và công dân nước đó.
  • B. công dân và công dân nước đó.
  • C. tập thể và công dân nước đó.
  • D. công dân với cộng đồng nước đó.

Câu 7: “Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quyền tự do thân thể và phẩm giá con người" là một nội dung thuộc:

  • A. Ý nghĩa về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
  • B. Nội dung về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
  • C. Khái niệm về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
  • D. Bình đẳng về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

Câu 8: Đâu là việc làm tôn trọng kỉ luật của học sinh?

  • A. Giúp đỡ bạn khó khăn.
  • B. Sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra.
  • C. Lắng nghe thầy cô giảng bài.
  • D. Bắt nạt bạn yếu hơn

 Câu 9: Quyền trẻ em là những lợi ích mà trẻ em được hưởng để được sống và phát triển toàn diện về

  • A. Thể chất và tinh thần
  • B. Tình thần
  • C. Thể chất
  • D. Một đáp án khác

Câu 10: Các quyền cơ bản của trẻ em được phân chia theo …………  nhóm quyền.

  • A.6
  • B.5
  • C.4
  • D.7

Câu 11: Những lợi ích cơ bản mà trẻ em được hưởng và được Nhà nước bảo vệ là nội dung khái niệm:

  • A. Quyền lợi cơ bản của trẻ em.
  • B. Trách nhiệm cơ bản của trẻ em     
  • C. Bổn phận cơ bản của trẻ em.  
  • D. Nghĩa vụ cơ bản của trẻ em.

Câu 12: Những quyền được sống và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại thuộc nhóm quyền

  • A.  phát triển của trẻ em.
  • B. bảo vệ của trẻ em. 
  • C. sống còn của trẻ em.      
  • D. tham gia của trẻ em.

Câu 13: Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho 

  • A. con người và xã hội. 
  • B. môi trường tự nhiên.
  • C. kinh tế và xã hội.
  • D. kinh tế quốc dân.

Câu 14: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là 

  • A. ô nhiễm môi trường.
  • B. tình huống nguy hiểm.
  • C. tai nạn bất ngờ.
  • D. biến đổi khí hậu.

Câu 15: Trong những câu sau, câu nào nói không đúng về ý nghĩa của tiết kiệm ?

  • A. Tiết kiệm làm cho con người chỉ biết thu vén cho bản thân
  • B. Người tiết kiệm là người biết chia sẻ, vì lợi ích chung.
  • C. Tiết kiệm đem lại ý nghĩa to lớn về kinh tế.
  • D. Tiết kiệm là một nét đẹp trong hành vi của con người.

Câu 16: Tiết kiệm có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với đời sống. Nó giúp con người biết quý trọng  …………………. của bản thân và người khác nhằm làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

  • A. Thời gian, tiền bạc, thành quả lao động
  • B. Các mối quan hệ xã hội
  • C. Của cải vật chất
  • D. tiền tài và sức khỏe

Câu 17: Công dân là người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ theo

  • A. tập tục qui định.
  • B. pháp luật qui định.
  • C. chuẩn mực của đạo đức.
  • D. phong tục tập quán.

Câu 18: Đâu không phải là căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam ?

  • A. Trẻ em được sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch .
  • B. Trẻ em được sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch .
  • C. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại Việt Nam .
  • D. Trẻ em sinh ra trong lãnh thổ Việt Nam và có cha mẹ là người nước ngoài .

Câu 19: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

  • A. tất cả những người có quốc tịch Việt Nam.
  • B. tất cả những người Việt dù sinh sống ở quốc gia nào.
  • C. tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
  • D. tất cả những người có quyền và nghĩa vụ do Nhà nước Việt Nam qui định.

Câu 20: Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu?

  • A. Luật Quốc tịch Việt Nam.
  • B. Luật hôn nhân và gia đình.
  • C. Luật đất đai.
  • D. Luật trẻ em.

Câu 21: Quyền được bảo vệ của trẻ em không bao gồm quyền nào sau đây?

  • A. Quyền được khai sinh và có quốc tịch.
  • B. Quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm .
  • C. Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể.
  • D. Quyền được học tập, dạy dỗ.

Câu 22: Ở Châu Á, Việt Nam là nước thứ mấy phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em?

  • A. Thứ hai. 
  • B. Thứ nhất.  
  • C. Thứ tư.     
  • D. Thứ ba.

Câu 23: Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và căn cứ Luật Trẻ em năm 2016. Theo đó, quyền cơ bản của trẻ em được chia làm mấy nhóm cơ bản?

  • A. Ba nhóm cơ bản.   
  • B. Bốn nhóm cơ bản.
  • C. Sáu nhóm cơ bản.
  • D. Mười nhóm cơ bản.

Câu 24: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của gia đình khi thực hiện quyền trẻ em?

  • A. Xây dựng chính sách về quyền trẻ em.
  • B. Tiến hành khai sinh cho trẻ.
  • C. Xử lí nghiêm hành vi vi phạm.
  • D. Cung cấp dịch vụ an toàn.

Câu 25: Tình huống nào được coi là tình huống nguy hiểm?

  • A. Đi chơi công viên
  • B. Thả diều ngoài bãi đất trống
  • C. Thả diều dưới đường dây điện
  • D. Cả 3 trường hợp trên

Câu 26: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  • A. Tình huống nguy hiểm.
  • B. Ô nhiễm môi trường.
  • C. Nguy hiểm tự nhiên.
  • D. Nguy hiểm từ xã hội.

Câu 27: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về tiết kiệm?

  • A. Tiết kiệm không mang lại giá trị cho cuộc sống.
  • B. Sống tiết kiệm là lối sống tốt đẹp của con người.
  • C. Chỉ những người nghèo mới phải sống tiết kiệm.
  • D. Người tiết kiệm là người sống keo kiệt.

Câu 28: Hành vi của ai dưới đây biểu hiện của tiết kiệm?

  • A. Q lên kế hoạch học tập không khoa học
  • B. Chị T lên kế hoạch chi tiêu hợp lý cho bản thân.
  • C. Anh M chi tiêu vô tổ chức không có kế hoạch.
  • D. Chị N sử dụng nguồn nước sạch lãng phí.

Câu 29: …………………..là căn cứ để xác định công dân của một nước.

  • A. Tiếng nói
  • B. Sắc tộc
  • C. Quốc tịch
  • D. Trình độ văn hóa

Câu 30: Trường hợp nào sau đây không là công dân nước CHXHCN Việt Nam?

  • A. Trẻ em bị mất cha.
  • B. Trẻ em là con nuôi.
  • C. Người bị phạt tù chung thân.
  • D. Trẻ em bị bỏ rơi.

Câu 31: Công dân không có quyền sở hữu tài sản nào sau đây?

  • A. Căn hộ do mình đứng tên.
  • B. Xe máy do mình đứng tên đăng kí.
  • C. Thửa đất do mình đứng tên.
  • D. Sổ tiết kiệm do mình đứng tên.

Câu 32: Công dân là người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ theo

  • A. tập tục qui định.
  • B. pháp luật qui định.
  • C. chuẩn mực của đạo đức.
  • D. phong tục tập quán.

Câu 33: Những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em thuộc nhóm quyền 

  • A. bảo vệ của trẻ em.
  • B. phát triển của trẻ em.      
  • C. tham gia của trẻ em.
  • D. sống còn của trẻ em.     

Câu 34: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm nào?

  • A. 1989. 
  • B. 1998.
  • C. 1986.
  • D. 1987.

Câu 35: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của gia đình khi thực hiện quyền trẻ em?

  • A. Thực hiện các chính sách về quyền trẻ em.
  • B. Đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.
  • C. Xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
  • D. Quản lí và bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ bị xâm hại.

Câu 36: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của học sinh chúng ta khi thực hiện quyền trẻ em?

  • A. Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em.
  • B. Đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.
  • C. Xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
  • D. Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em.

Câu 37: Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là 

  • A. những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản.
  • B. những hiện tượng xã hội có thể gây tổn thất về người, tài sản.
  • C. những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi cố ý từ con người.
  • D. những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi vô tình từ con người.

Câu 38: Các thiên tai của nước ta do ảnh hưởng của biển Đông là gì?

  • A. Hạn hán, cháy rừng.
  • B. Động đất, núi lửa.
  • C. Bão, sương muối, hạn hán.
  • D. Bão, sạt lở bờ biển, cát bay, cát chảy.

Câu 39: Tiết kiệm là sử dụng một cách 

  •  A. hợp lý, đúng mức.
  •  B. hoang phí, thoải mái.
  •  C. chi li, bủn xỉn.
  •  D. xa hoa, lãng phí.

Câu 40: Việc làm nào sau đây không thể hiện tính tiết kiệm?

  • A. Bạn T luôn luôn đi học đúng giờ.
  • B. Thấy Tí xả nước ra chậu rất nhiều để nghịch nước, mẹ đã tắt vòi nước và dạy cho Tí hiểu cần phải tiết kiệm nước.
  • C. Bạn B đang trên đường đi học, thấy một cụ bà chuẩn bị sang đường, bạn B đã giúp cụ bà qua đường an toàn.
  • D. Bố cho A tiền tiêu ăn sáng mỗi ngày 20.000d, A chỉ ăn hết 10.000d và số tiền còn lại A bỏ vào lợn tiết kiệm.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ