Câu 1: Tự nhận thức bản thân là tự nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, đặc điểm riêng của mình để từ đó ……………..
-
A. Hoàn thiện bản thân
- B. Che giấu đi khuyết điểm của mình
- C. Chọn lựa điểm tốt để thể hiện
- D. Phát huy điểm yếu
Câu 2: Tự hoàn thiện bản thân là một phẩm chất quan trọng của người thanh niên trong xã hội hiện đại, giúp cho mỗi cá nhân …………………….
- A. Ngày một văn minh tiến bộ
- B. Ngày một khôn lớn hơn
-
C. Ngày một phát triển tốt hơn
- D. Có cuộc sống tốt đẹp
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không nói về việc tự nhận thức?
- A. Em thích học môn Văn nhất.
- B. Bố mẹ là người em yêu quý nhất.
- C. Em còn thiếu kiên trì trong học tập.
-
D. Không cần phải tự đánh giá về bản thân.
Câu 4: Việc đánh giá thấp bản thân mình sẽ làm cho nhiều người trở nên
- A. tự cao, tự đại.
-
B. tự ti và mặc cảm.
- C. thẹn thùng, e lệ.
- D. khiêm tốn, nhường nhịn
Câu 5: Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của sống tích cực, tự giác, tự nhận thức bản thân?
-
A. Giúp bản thân làm được mọi điều
- B. Xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp
- C. Rèn luyện những kỹ năng cần thiết
- D. Mở mang tầm hiểu biết
Câu 6: Tự nhận thức bản thân là gì?
- A. Tự nhận thức bản thân là biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm suy của mình.
-
B. Tự nhận thức bản thân là khả năng, năng khiếu hiểu rõ chính xác bản thân, biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm suy của mình.
- C. Tự nhận thức bản thân là khả năng, năng khiếu hiểu rõ chính xác bản thân.
- D. Tự nhận thức bản thân là biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm suy của mình.
Câu 7: Đâu không là ý nghĩa của việc tự nhận thức bản thân?
- A. Giúp thể hiện bản thân trong mối quan hệ với người khác.
- B. Giúp chúng ta tự tin về khả năng của mình, chấp nhận và tôn trọng bản thân
-
C. Thể hiện mình là người có tài năng, học thức cao và có vị thế quan trọng trong xã hội.
- D. Tự nhận thức bản thân giúp con người hiểu rõ được ưu điểm, nhược điểm của bản thân.
Câu 8: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta
-
A. nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục.
- B. tỏ ra thờ ơ, lạnh cảm với tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.
- C. bắt trước lối sống của người khác cho phù hợp với tất cả mọi người.
- D. sống tự cao tự đại khi biết được những điểm mạnh của bản thân.
Câu 9: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục; biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân để có thể
-
A. đặt ra mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp.
- B. bình tĩnh, tự tin hơn mọi tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.
- C. nhìn nhận đúng và ứng phó được với tất cả người xung quanh.
- D. tìm người phù hợp để giúp đỡ, hỗ trợ mình một cách tốt nhất.
Câu 10: Cần làm gì để tự nhận thức bản thân hiểu quả?
- A. nhận diện chính mình, thực hiện các bài tập tìm hiểu bản thân, lắng nghe nhận xét từ người khác và hành động tích cực để bộc lộ khả năng, tính cách bản
- B. lắng nghe nhận xét từ người khác và hành động tích cực để bộc lộ khả năng, tính cách bản
- C. nhận diện chính mình, thực hiện các bài tập tìm hiểu bản thân
-
D. nhận diện chính mình, thực hiện các bài tập tìm hiểu bản thân, lắng nghe nhận xét từ người khác và hành động tích cực để bộc lộ khả năng, tính cách bản
Câu 11: Người tự có nhận thức bản thân sẽ có cách cư xử như thế nào?
-
A. Sẽ luôn biết giúp đỡ người khác.
- B. Luôn đề cao giá trị của bản thân.
- C. Luôn làm thay người khác.
- D. Làm người khác bị nhỏ bé
Câu 12: Hành vi nào dưới đây thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?
- A. H chấp nhận tất cả những đều mà người khác nói về mình.
- B. L không bao giờ hỏi cô giáo về bài học mình băn khoăn.
- C. A tham gia lớp học múa vì mẹ, chứ không phải do mình thích.
-
D. Q thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích.
Câu 13: Người tự nhận thức bản thân sẽ không có biểu hiện?
- A. luôn tin tưởng vào khả năng của bản thân.
- B. chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định.
- C. hành động chắc chắn, không hoang mang, dao động.
-
D. luôn tự ti, mặc cảm về năng lực của bản thân
Câu 14: Hành vi nào dưới đây thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?
- A. B thường tỏ ra khó chịu và không quan tâm đến nhưng điều các bạn góp ý.
- B. A tham gia lớp học múa vì mẹ, chứ không phải do mình thích.
- C. L không bao giờ hỏi cô giáo về bài học mình băn khoăn.
-
D. T luôn cởi mở, biết lắng nghe người khác góp ý kiến cho mình.
Câu 15: Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng, mà cần phải qua
-
A. rèn luyện.
- B. học tập.
- C. thực hành.
- D. lao động.
Câu 16: Hành vi nào dưới đây không thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?
- A. H chấp nhận tất cả những đều mà người khác nói về mình.
- B. T lấy giấy liệt kê điểm mạnh, điểm yếu để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.
- C. A rất thích múa và nhờ mẹ đăng kí cho mình lớp học múa trên huyện.
-
D. B thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích.
Câu 17: Sau mỗi lần cô giáo trả bài kiểm tra, A thường dành thời gian so sánh, đối chiếu với bài của các bạn được điểm cao để tìm ra những điểm chưa đúng, chưa hay và nhờ các bạn giải thích những điều mà A chưa hiểu. Việc làm này thể hiện A là người
-
A. tự nhận thức bản thân.
- B. mặc cảm với bản thân.
- C. chú ý đến điểm số.
- D. dựa dẫm vào người khác.
Câu 18: Trong giờ sinh hoạt lớp, vì hay mắc nhiều lỗi nên L bị cô giáo chủ nhiệm nhắc nhở. Và bị các bạn trong lớp nhận xét và đưa ra những điều cần phải cố gắng, L thường tỏ ra khó chịu và không quan tâm đến nhưng điều các bạn góp ý. Việc làm này thể hiện L là người chưa
- A. hòa đồng với bạn bè.
- B. biết lắng nghe.
- C. chú ý đến người khác.
-
D. tự nhận thức bản thân
Câu 19: N luôn muốn mình học giỏi như bạn A, nhưng N nghĩ rằng đó là điều rất khó với mình, vì bạn cho rằng những người học giỏi là những người có tố chất thông minh. Vì vậy không thông minh có cố gắng mấy cũng không thể học giỏi được. Nếu là bạn của N em sẽ khuyên bạn
-
A. nên cố gắng vì mỗi người có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau.
- B. thôi đừng cố công vô ích vì mình không có tố chất thông minh.
- C. nên biết thân biết phận của mình, đừng mong ước viễn vong nữa.
- D. nên tìm cách lấy lòng A, để A cho nhìn bài trong giờ kiểm tra.
Câu 20: D thường xuyên viết nhật kí về những điều xảy ra hàng ngày, để từ đó có thể tự nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cho bản thân… giúp D hoàn thiện bản thân ngày càng tốt hơn. Việc làm này thể hiện D là người biết
- A. sở thích của mình.
- B. điểm yếu của mình.
-
C. tự nhận thức bản thân.
- D. điểm mạnh của mình.