Trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo học kỳ I (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo học kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Câu nói: "Đá mòn, nhưng dạ chẳng mòn/Tình dân nghĩa nước một lòng sắt non" nói về truyền thống …………………………… của dân tộc ta.

  • A. Yêu nước
  • B. Hiếu học
  • C. Yêu thương con người
  • D. Tôn sư trọng đạo

Câu 2: Câu ca dao: “Học là học để hành/ Vừa hành vừa học mới thành người khôn.” Nói về truyền thống nào dưới đây?

  • A. Truyền thống cần cù lao động.               
  • B. Truyền thống hiếu học.
  • C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.              
  • D. Truyền thống yêu nước. 

Câu 3: Những gia đình, dòng họ ở Việt Nam đang giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp nào sau đây?

a. Nhân nghĩa, thủy chung.

b. Khoan dung, nhân ái.

c. Cần cù.

d. Tích cực học tiếng nước ngoài.

e. Tôn sư trọng đạo.

f. Đoàn kết, tương trợ.

g. Yêu nước.

h. Uống nước nhớ nguồn.

i. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.

  • A. b, c, e, f, g, j.
  • B. a, b, c, d, f, g, h.
  • C.  a, b, c, e, f, g, h.
  • D.a, b, c, e, f, g, i.

Câu 4: Làng tranh Đông Hồ thuộc địa phận tỉnh thành nào của nước ta?

  • A. Bắc Giang.
  • B. Hà Nội.
  • C. Hà Nam.
  • D. Bắc Ninh.

Câu 5: Hàng năm cứ vào cuối năm học dòng họ D luôn tổ chức tặng quà cho các con, cháu đạt kết quả cao trong học tập. Việc làm đó thể hiện điều gì?

  • A. Kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ.
  • B. Phô trương cho mọi người biết về gia đình và dòng họ.
  • C. Động viên tinh thần và khích lệ con cháu học tập tốt.
  • D. Cả A và C.

Câu 6: Gia đình T có truyền thống yêu nước. Ông của T là lão thành cách mạng, bố của T đang làm việc trong quân đội. T rất tự hào về truyền thống gia đình, nên T rất nổ lực cố gắng học để thi đậu vào Học viện lục quân, để nối tiếp truyền thống gia đình. Việc làm của T thể hiện điều gì?

  • A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
  • B. Phô trương cho mọi người biết về gia đình và dòng họ.
  • C. T muốn thể hiện cái tôi trước tất cả bạn bè và thầy cô.
  • D. T muốn thể hiện mình trước gia đình và dòng họ.

Câu 7: Trong cuộc sống chúng ta ủng hộ cách xử sự nào sau đây?

  • A. Đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại.
  • B. Thấy người khác chết mà không cứu.
  • C. Chẳng ăn được thì đạp đồ.
  • D. Thấy nhà hàng xóm bị cháy mà vẫn bình chân như vại.

Câu 8: Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì?

  • A. Đức tính chăm chỉ.
  • B. Lòng yêu thương con người.
  • C. Tinh thần yêu nước.
  • D. Tinh thần đoàn kết.

Câu 9: Câu danh ngôn nào sau đây không nói về lòng yêu thương?

  • A. Nếu không muốn nghe lời xấu thì đừng nói lời xấu.
  • B. Một từ giải phóng chúng ta khỏi sức nặng và đau đớn của cuộc đời đó là: Yêu thương.
  • C. Nhưng bạn thấy đó, thước đo về địa ngục mà bạn có thể chịu đựng cũng là thước đo về tình yêu thương mà bạn có.
  • D. Việc làm nghiêm chỉnh nhất của ta trên trái đất này là yêu thương, những việc khác chẳng đáng kể.

Câu 10: Vào lúc rảnh rỗi M thường sang nhà V dạy bạn V học vì bạn V là người khuyết tật không thể đến trường học được. Em thấy bạn M là người như thế nào?

  • A. M là người sống giản dị.
  • B. M là người trung thực.
  • C. M là người có lòng tự trọng.
  • D. M là người có lòng yêu thương mọi người

Câu 11: Trong lớp em có bạn A mới từ trường khác chuyển về thường bị các bạn trai trong lớp trêu đùa. Trong tình huống đó em sẽ làm gì ?  

  • A. Giúp đỡ bạn làm quen với các bạn trong lớp.
  • B. Trêu cho bạn khóc.
  • C. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
  • D. Không chơi với bạn.

Câu 12: Vợ chồng chú H giàu có nhưng luôn sống khép kín, không giao lưu, trò chuyện với hàng xóm xung quanh. Theo em, nhận định nào dưới đây đúng về vợ chồng chú H?

  • A. Vợ chồng chú H là người sống gần gũi, chan hòa.
  • B. Vợ chồng chú H là người sống giản dị.
  • C. Vợ chồng chú H là người không sống chan hòa với mọi người.
  • D. Vợ chồng chú H là người sống khiêm tốn.

Câu 13: Hành vi của ai dưới đây là biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì?

  • A. Chị M làm việc hàng ngày để chăm lo cho các con.
  • B. Anh K kiên trì nghiên cứu hoàn thành sản phẩm khoa học.
  • C. H dành thời gian 1 giờ mỗi ngày để học tiếng anh.
  • D. Q thường xuyên bỏ học để đi chơi game.

Câu 14: Trong giờ kiểm tra môn Toán em thấy bạn D đang chép tài liệu trong giờ. Trong trường hợp này em sẽ làm gì?

  • A. Đi nói xấu bạn với các bạn trong lớp.
  • B. Báo với cô giáo bộ môn để bạn bị đánh dấu bài.
  • C. Nhắc nhở bạn để bạn rút kinh nghiệm.
  • D. Chép tài liệu cùng với bạn.

Câu 15: H dự định đăng kí tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Anh do trường tổ chức. Nhưng H lo lắng vì vốn từ vựng tiếng Anh của mình còn hạn chế nên đắn đo không biết có nên dự thi hay không. Trong trường hợp này, nếu em là bạn của H em sẽ làm gì?

  • A. Bảo bạn đừng thi, vì học tiếng Anh khó sẽ vất vả.
  • B. Khuyên bạn kiên trì, chăm chỉ học từ vựng mỗi ngày.
  • C. Mặc kệ, vì đấy là lựa chọn của bạn mình không liên quan.
  • D. Đi nói xấu bạn, học không giỏi mà thích thể hiện.

Câu 16: Vào mùa đông lạnh giá, buổi tối bạn N cảm thấy rất buồn ngủ nhưng còn rất nhiều bài tập chưa làm. Do thời tiết lạnh và buồn ngủ nên N đắp chăn đi ngủ còn bài tập về nhà hôm sau bạn N đến lớp chép của bạn bên cạnh. Hành động của N, thể hiện bạn là người 

  • A. Kiên trì.
  • B. Lười biếng.
  • C. Chăm chỉ.
  • D. Vô tâm.

Câu 17: Vì hoàn cảnh khó khăn, mỗi ngày sau khi tan học, bạn L đều đi về nhà, phụ mẹ chuẩn bị đi bán hàng rong buổi tối. Một hôm nọ L đi bán hàng tối với mẹ, có người khách mua hàng trị giá 20.000đ, nhưng do trời tối nên khách đưa nhầm thành tờ 500.000đ, L đã nhìn thấy và nhanh chóng trả lại tiền vị khách đó. Hành động của L thể hiện đức tính gì?

  • A. Đức tính trung thực.
  • B. Đức tính siêng năng.
  • C. Đức tính tiết kiệm.
  • D. Đức tính siêng năng, trung thực.

Câu 18: V có cân nặng nhiều hơn so với các bạn cùng trang lứa. Được mọi người góp ý, V dạy sớm tập thể dục. Có những hôm trời mùa đông giá lạnh, V vẫn không bỏ buổi tập nào. Bên cạnh đó, V thực hiện nghiêm túc chế độ ăn uống khoa học như: hạn chế ăn đồ ngọt, ăn ít tinh bột, ăn nhiều rau xanh, hoa quả,… Nhờ vậy, V đã giảm cân và có ngoại hình cân đối. Việc làm của V thể hiên đức tính nào dưới đây?

  • A. Siêng năng, kiên trì.
  • B. Thích thể hiện bản thân.
  • C. Tiết kiệm, khiêm tốn.
  • D. Dũng cảm, trung thực

Câu 19: Bạn N ham mê trò chơi điện tử, nên dành rất ít thời gian cho việc học. Kết quả là bạn học rất xa xút, cô giáo chủ nhiệm đã gọi điện về thông báo với gia đình. Trong trường hợp này, nếu em là bạn của N em sẽ làm gì?

  • A. Nhờ bạn dạy mình thêm những trò mới.
  • B. Khuyên bạn giảm chơi điện tử, chăm chỉ học tập.
  • C. Mặc kệ, vì đấy là lựa chọn của bạn.
  • D. Đi nói xấu bạn với các bạn trong lớp.

Câu 20: Sếc – xpia đã từng nói: “Phải thành thật với mình, có thế mới không dối trá với người khác”. Câu nói đó nói đến điều gì?

  • A. Đức tính trung thực.
  • B. Đức tính tiết kiệm.
  • C. Đức tính khiêm tốn.
  • D. Đức tính thật thà.

Câu 21: Hành vi nào sau đây không biết tôn trọng sự thật?

  • A. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
  • B. Để đạt điểm cao khi kiểm tra N nhìn trộm bài của bạn.
  • C. Nhặt được của rơi trả cho người bị mất.
  • D. Không bao che cho bạn khi mắc lỗi.

Câu 22: Trên đường đi học, Thùy đã nhặt được chiếc ví, trong đó có các giấy tờ tùy thân và 2 triệu đồng. Nếu em là Thùy em sẽ:

  • A. Giữ số tiền đó.
  • B. Đem tặng cho người nghèo.
  • C. Mang đến công an để trả lại cho người mất.
  • D. Để lại chỗ cũ, không cầm.

Câu 23: Trong giờ kiểm tra Loan thấy Nam sử dụng phao nên đã báo với giáo viên sau đó. Khi giáo viên hỏi Nam có sử dụng phao khi làm bài kiểm tra không? Nam đã trả lời là không. Hành động của Nam có tôn trọng sự thật không?

  • A. Nam đã tôn trọng sự thật
  • B. Nam không tôn trọng sự thật.
  • C. Nam đã trả lời trung thực
  • D. Đáp án khác

Câu 24: Phát hiện bạn C đã tung tin không đúng sự thật trên mạng xã hội, mục đích gây sốc để nhận được nhiều lượt yêu thích và bình luận. Trong tình huống đó, nếu em là bạn của C thì em sẽ làm gì?

  • A. Khuyên bạn không nên làm như vậy.     
  • B. Bắt chước bạn, biết đâu mình lại nổi tiếng.
  • C. Lờ đi không biết, không phải việc của mình.
  • D. Nhờ bạn chỉ cách viết sao để câu nhiều like.

Câu 25: Bạn C và bạn A chơi rất thân với nhau. Vì A có mâu thuẫn với D, nên A đã bịa đặt rằng D là người ăn trộm đồ nhà hàng xóm. A muốn C đứng ra làm chứng cho mình là người nói đúng sự việc trên và đem chuyện này kể với các bạn trong lớp. Trong tình huống đó, nếu em là bạn C thì em sẽ làm gì?

  • A. Từ chối và khuyên bạn không nên làm như vậy. 
  • B. Vì là bạn thân, nên sẽ tì mọi cách giúp bạn.
  • C. Lờ đi không biết, không phải việc của mình.
  • D. Cho bạn là người xấu, không thèm chơi với bạn nữa

Câu 26: Trong giờ kiểm tra môn Toán em phát hiện bạn N đang sử dụng tài liệu trong giờ. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

  • A. Nhắc nhở và khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật.
  • B. Coi như không biết.
  • C. Bắt chước bạn để đạt điểm cao.
  • D. Nói với cô giáo để bạn bị kỉ luật

Câu 27: Cuộc tranh luận đang xảy ra giữa các bạn trong lớp N, cùng một sự việc mà các bạn đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau. Nếu em là N, em sẽ làm gì?

  • A. Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ai.
  • B. Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo.
  • C. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.
  • D. Lắng nghe, phân tích để chọn ý kiến đúng nhất.   

Câu 28: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tính tự lập?

  • A. Tính tự lập giúp thành công trong cuộc sống và được sự tôn trọng của mọi người.
  • B. Tính tự lập chỉ cần thiết đối với những người có hoàn cảnh khó khăn.
  • C. Người tự lập thường thành công trong cuộc sống dù phải trải qua nhiều khó khăn.
  • D. Tính tự lập sẽ giúp cho mỗi người có thêm sức mạnh, sự tự tin và khả năng sáng tạo

Câu 29: Ngày mai, lớp của T đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị mà nhờ chị gái chuẩn bị đồ dùng mang đi. Việc làm đó của T thể hiện điều gì?

  • A. T là người tự lập.
  • B. T là người ỷ lại.
  • C. T là người tự tin.
  • D. T là người tự ti.

Câu 30: K luôn nói: “Gia đình tớ rất giàu, bố mẹ tớ đã chuẩn bị sẵn cả tương lai cho tớ rồi! Tớ không cần phải khổ sở, vất vả học hành nữa, nên giờ tớ chỉ việc ăn và chơi”. Vì thế kết quả học tập của K rất thấp, thường xuyên bị cô giáo nhắc nhở. Việc làm này của K thể hiện bạn là người như thế nào?

  • A. Bạn K là người ỷ lại.
  • B. Bạn K là người ích kỷ.
  • C. Bạn K là người tự lập.
  • D. Bạn K là người tự tin.

Câu 31: X suốt ngày chơi điện tử, không học bài và không làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ. Ở gia đình mọi việc X thường ỷ lại vào bác giúp việc. Trên lớp, X thường mua đồ ăn mời các bạn để được nhìn bài khi tới giờ kiểm tra. Việc làm này của X thiếu đức tính gì?

  • A. Tự lập.
  • B. Tự do.
  • C. Tự tin.
  • D. Khiêm tốn

Câu 32: Bác Hồ ra đi cứu nước bằng đôi bàn tay trắng. Bác một mình bôn ba, bươn chải ở nước ngoài. Bác tự học ngoại ngữ, tự đi làm nuôi sống bản thân. Ngay cả sau này, khi đã trở thành lãnh tụ của dân tộc. Bác vẫn tự mình làm tất cả. Từ trồng rau, nuôi cá…cho đến mọi sinh hoạt trong đời sống hàng ngày. Bác đều tự lo liệu mà không cần phải phụ thuộc vào bất cứ ai. Việc làm này, thể hiện đức tính nào của Bác?

  • A. Bác là người vĩ đại.
  • B. Bác là người tự lập.
  • C. Bác là một anh hùng.
  • D. Bác là người khiêm tốn.

Câu 33: Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng, mà cần phải qua

  • A. rèn luyện.       
  • B. học tập.
  • C. thực hành.      
  • D. lao động.

Câu 34: Hành vi nào dưới đây không thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

  • A. H chấp nhận tất cả những đều mà người khác nói về mình. 
  • B. T lấy giấy liệt kê điểm mạnh, điểm yếu để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.
  • C. A rất thích múa và nhờ mẹ đăng kí cho mình lớp học múa trên huyện.
  • D. B thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích.

Câu 35: Sau mỗi lần cô giáo trả bài kiểm tra, A thường dành thời gian so sánh, đối chiếu với bài của các bạn được điểm cao để tìm ra những điểm chưa đúng, chưa hay và nhờ các bạn giải thích những điều mà A chưa hiểu. Việc làm này thể hiện A là người 

  • A. tự nhận thức bản thân.
  • B. mặc cảm với bản thân.
  • C. chú ý đến điểm số.
  • D. dựa dẫm vào người khác.

Câu 36: Trong giờ sinh hoạt lớp, vì hay mắc nhiều lỗi nên L bị cô giáo chủ nhiệm nhắc nhở. Và bị các bạn trong lớp nhận xét và đưa ra những điều cần phải cố gắng, L thường tỏ ra khó chịu và không quan tâm đến nhưng điều các bạn góp ý. Việc làm này thể hiện L là người chưa 

  • A. hòa đồng với bạn bè.
  • B. biết lắng nghe.
  • C. chú ý đến người khác.
  • D. tự nhận thức bản thân

Câu 37: N luôn muốn mình học giỏi như bạn A,  nhưng N nghĩ rằng đó là điều rất khó với mình, vì bạn cho rằng những người học giỏi là những người có tố chất thông minh. Vì vậy không thông minh có cố gắng mấy cũng không thể học giỏi được. Nếu là bạn của N em sẽ khuyên bạn

  • A. nên cố gắng vì mỗi người có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau.
  • B. thôi đừng cố công vô ích vì mình không có tố chất thông minh.
  • C. nên biết thân biết phận của mình, đừng mong ước viễn vong nữa.
  • D. nên tìm cách lấy lòng A, để A cho nhìn bài trong giờ kiểm tra.

Câu 38: D thường xuyên viết nhật kí về những điều xảy ra hàng ngày, để từ đó có thể tự nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cho bản thân… giúp D hoàn thiện bản thân ngày càng tốt hơn. Việc làm này thể hiện D là người biết

  • A. sở thích của mình.
  • B. điểm yếu của mình.
  • C. tự nhận thức bản thân.
  • D. điểm mạnh của mình.

Câu 39: Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được gọi là?

  • A. Gia đình trên dưới có sự đoàn kết, đồng lòng nhất trí.
  • B. Tất cả thành viên được vui vẻ, gia đình hạnh phúc.
  • C. Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
  • D. Gia đình văn hóa, có nề nếp gia phong, tôn ti trật tự.

Câu 40: Biểu hiện nào không phải là truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là?

  • A. Lấy vợ, lấy chồng trước tuổi quy định của pháp luật.
  • B. Truyền thống hiếu học.
  • C. Truyền thống yêu nước.
  • D. Truyền thống nhân nghĩa

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ