Trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo học kỳ I (P1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo học kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Để thực hiện đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập, chúng ta cần phải làm như thế nào?

  • A. Làm được đến đâu hay đến đó.
  • B. Mỗi khi gặp khó, luôn nghĩ ngay đến người khác để nhờ giúp đỡ.
  • C. Học tập một cách thường xuyên, đều đặn.
  • D. Chỉ chọn những việc dễ để làm.

Câu 2: Việc không siêng năng, kiên trì trong học tập và lao động sẽ mang lại hậu quả gì?

  • A. Dễ dàng thành công trong cuộc sống.
  • B. Có cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn.
  • C. Trở thành người có ích cho xã hội.
  • D. Có cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa.

Câu 3: Em tán thành ý kiến nào dưới đây về tính trung thực?

  • A. Phải trung thực với mọi người và trung thực với chính bản thân mình.
  • B. Cần phải trung thực trong những trường hợp cần thiết.
  • C. Có thể nói không đúng sự thật khi không có ai biết rõ sự thật
  • D. Chỉ cần trung thực với cấp trên

Câu 4: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện đức tính tôn trọng sự thật?

  • A. Nhặt được của rơi trả người đánh mất.
  • B. Nói dối mẹ để đi chơi game.
  • C. Tung tin bịa đặt nói xấu bạn trên facebook.
  • D. Giả vờ ốm để không phải đi học.

Câu 5: Câu tục ngữ: “Giúp lời, không ai giúp của/Giúp đũa, không ai giúp cơm” nói đến điều gì?

  • A. Đoàn kết. 
  • B. Tự lập.
  • C. Trung thực.
  • D. Tiết kiệm.

Câu 6: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của tính tự lập?

  • A. Khoa sau khi đi đá bóng về luôn tự giặt sạch quần áo và giày đá bóng của mình không để mẹ phải giặt.
  • B. Nam thường mang bài tập đến lớp mượn của các bạn cùng lớp chép cho nhanh.
  • C. Nga đi học về thường vứt cặp sách lung tung sau đó mẹ phải đi dọn
  • D. Cả 3 bạn trên đều là người có tính tự lập

Câu 7: Đâu không là ý nghĩa của việc tự nhận thức bản thân?

  • A. Giúp thể hiện bản thân trong mối quan hệ với người khác.
  • B. Giúp chúng ta tự tin về khả năng của mình, chấp nhận và tôn trọng bản thân
  • C. Thể hiện mình là người có tài năng, học thức cao và có vị thế quan trọng trong xã hội.
  • D. Tự nhận thức bản thân giúp con người hiểu rõ được ưu điểm, nhược điểm của bản thân.

Câu 8: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta

  • A. nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục.
  • B. tỏ ra thờ ơ, lạnh cảm với tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.
  • C. bắt trước lối sống của người khác cho phù hợp với tất cả mọi người.
  • D. sống tự cao tự đại khi biết được những điểm mạnh của bản thân.

Câu 9: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

  • A. Trân trọng và tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình. 
  • B. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình
  • C. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên. 
  • D. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.

Câu 10: Đâu không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta? 

  • A. Thờ cúng tổ tiên.
  • B. Làng nghề làm nón lá.
  • C. Trao thưởng cho con cháu học giỏi trong họ.
  • D. Đốt nhiều vàng mã cho người âm phù hộ.

Câu 11:  Ý kiến nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của lòng yêu thương con người?

  • A. Khi giúp đỡ người khác, là cách thể hiện mình trước người khác.
  • B.  Mục đích sau này được người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.
  • C. Giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn. 
  • D. Đánh bóng tên tuổi của mình, để được mọi người khen gợi.

Câu 12:  Ý kiến nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của lòng yêu thương con người?

  • A. Góp phần xây dựng xã hội an toàn, lành mạnh và tốt đẹp hơn. 
  • B.  Mục đích sau này được người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.
  • C. Khi giúp đỡ người khác, là cách thể hiện mình trước người khác.
  • D. Đánh bóng tên tuổi của mình, để được mọi người khen gợi.

Câu 13: Câu ca dao tục ngữ không nói về siêng năng, kiên trì là câu nào?

  • A. Chịu khó mới có mà ăn.
  • B. Tích tiểu thành đại.
  • C. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
  • D. Kiến tha lâu ngày đầy tổ.

Câu 14: Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm bằng thái độ như thế nào?

  • A. Dũng cảm, khéo léo, tinh tế và nhân ái.
  • B. Nói thô tục nhưng đúng sự thật là được.
  • C. Khéo léo, tinh tế và tránh cho biết sự thật.
  • D. Không nói sự thật sợ người khác đau khổ.

Câu 15: Ý kiến nào sau đây là sai khi nói về trung thực?

  • A. Trung thực là luôn luôn tôn trọng sự thật
  • B. Trung thực không có nghĩa là biết gì, nghĩ gì đều nói ra bất cứ lúc nào, ở đâu.
  • C. Trung thực là tôn trọng bản thân mình.
  • D. Cần phải trung thực với mọi người là trung thực với chính bản thân mình.

Câu 16: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự lập?

  • A. Sự tự tin.
  • B. Nhút nhát.
  • C. Nói nhiều.
  • D. Thích thể hiện.

Câu 17: Một trong những biểu hiện của tính tự lập là

  • A. dám đương đầu với những khó khăn, thử thách.
  • B. dựa dẫm vào gia đình để vươn lên trong cuộc sống.
  • C. luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
  • D. tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công.

Câu 18: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục; biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân để có thể

  • A. đặt ra mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp.
  • B. bình tĩnh, tự tin hơn mọi tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.
  • C. nhìn  nhận đúng và ứng phó được với tất cả người xung quanh.
  • D. tìm người phù hợp để giúp đỡ, hỗ trợ mình một cách tốt nhất.

Câu 19: Cần làm gì để tự nhận thức bản thân hiểu quả?

  • A. nhận diện chính mình, thực hiện các bài tập tìm hiểu bản thân, lắng nghe nhận xét từ người khác và hành động tích cực để bộc lộ khả năng, tính cách bản thân
  • B. lắng nghe nhận xét từ người khác và hành động tích cực để bộc lộ khả năng, tính cách bản thân
  • C. nhận diện chính mình, thực hiện các bài tập tìm hiểu bản thân
  • D. nhận diện chính mình, thực hiện các bài tập tìm hiểu bản thân, lắng nghe nhận xét từ người khác và hành động tích cực để bộc lộ khả năng, tính cách bản thân

Câu 20: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

  • A. Tìm hiểu những nét đẹp về truyền thống gia đình.
  • B. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình
  • C. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên. 
  • D. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.

Câu 21: Hành vi nào trái với giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia dình, dòng họ?

  • A. Xấu hổ vì sinh ra trên quê hương nghèo, khó khăn.
  • B. Quảng bá ngành nghề truyền thống của gia đình dòng họ với thế giới.
  • C. Tìm cách phát triển các nghề truyền thống của gia đình, dòng họ.
  • D. Đáp án B và C

Câu 22: Biểu hiện một học sinh sống chan hòa là?

  • A. Trong giờ kiểm tra cho bạn chép bài
  • B. Miễn cưỡng tham gia các hoạt động tập thể
  • C. Không xây dựng đóng góp bài tập trong giờ học
  • D. Giúp đỡ bạn học kém trong lớp vươn lên trong học tập

Câu 23: Một trong những biểu hiện của lòng yêu thương con người là

  • A. hi sinh quyền lợi của mình vì người khác. 
  • B.  mục đích sau này được người đó trả ơn.
  • C. hạ thấp nhân phẩm của người được giúp đỡ.
  • D. làm những điều mình thích cho người khác.

Câu 24: Trường hợp nào sau đây chưa có đức tính siêng năng?

1. Ngày nào được bố mẹ động viên bằng tiền thưởng, Tấn mới học siêng năng và có hiệu quả.

2. Sau khi khỏi ốm, Hồng bắt tay ngay vào việc chép bài học đã vắng.

3. Đến phiên trực nhật, Hồng thường nhờ bạn làm hộ mình để không phải đi học sớm.

4. Hàng ngày, ngoài những giờ đến lớn và học bài ở nhà, Hoa luôn phụ giúp mẹ làm việc nhà.

5. Năm nào Cường cũng đăng kí học thêm tiếng Anh nhưng học được vài buổi lại thấy chán và quyết định học lại từ đầu.

6. Bạn đến rủ đi chơi khi đang học bài, Lân đi ngay và hẹn tối sẽ về học.

7. Khi đã giải xong toán, Kiên thường suy nghĩ để tìm thêm cách giải hay hơn.

  • A. 3, 4, 5, 6.
  • B. 1, 3, 5, 6.
  • C. 2, 3, 4, 5.
  • D. 1, 2, 3, 5.

Câu 25: Câu tục ngữ: "Mưa lâu thấm đất" nói về phẩm chất nào sau đây?

  • A. Siêng năng, kiên trì.
  • B. Giản dị.
  • C. Khiêm tốn.
  • D. Giản dị

Câu 26: Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về biểu hiện của sự thật?

  • A. Không ai biết thì không nói sự thật.
  • B. Chỉ cần trung thực với cấp trên là đủ.
  • C. Không chấp nhận sự giả tạo, lừa dối.
  • D. Nói bí mật của người khác cho bạn nghe.

Câu 27: Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?

  • A. Tôn trọng sự thật góp phần bảo vệ cho lẽ phải, tránh oan sai, nhầm lẫn.
  • B. Tôn trọng sự thật giúp mọi người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn.
  • C. Người tôn trọng sự thật luôn phải chịu thiệt thòi và có thể bị trả thù.
  • D. Tôn trọng sự thật giúp tâm hồn than thản, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Câu 28: Hành động nào dưới đây là biểu hiện của đức tính tự lập?

  • A. H đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị mà nhờ chị gái chuẩn bị giúp mình.
  • B. L luôn tự dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt quần áo mà không cần bố mẹ nhắc nhở.
  • C. Gặp bài toán khó, V giở ngay phần hướng dẫn giải ra chép mà không chịu suy nghĩ.
  • D. Làm việc nhóm nhưng T không tự giác mà luôn trông chờ, ỷ lại vào các bạn.

Câu 29: Hành động thể hiện tính tự lập là

  • A. chỉ học bài cũ khi bị cô giáo nhắc nhở.
  • B. khi mẹ nhắc nhở mới giặt quần áo, nấu cơm.
  • C. nhà có điều kiện thì không cần học nhiều.
  • D. tích cực phát biểu xây dựng bài trong lớp.

Câu 30: Người tự có nhận thức bản thân sẽ có cách cư xử như thế nào?

  • A. Sẽ luôn biết giúp đỡ người khác.
  • B. Luôn đề cao giá trị của bản thân.
  • C. Luôn làm thay người khác.
  • D. Làm người khác bị nhỏ bé

Câu 31: Hành vi nào dưới đây thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

  • A. H chấp nhận tất cả những đều mà người khác nói về mình. 
  • B. L không bao giờ hỏi cô giáo về bài học mình băn khoăn.
  • C. A tham gia lớp học múa vì mẹ, chứ không phải do mình thích.
  • D. Q thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích.

Câu 32: Truyền thống hiếu học và tinh thần “ Tôn sư trọng đạo” trong văn hóa Việt Nam có nguồn gốc từ quan niệm nào trong xã hội phong kiến?

  • A. Thái độ kinh rẻ nghề buôn.
  • B. Việc coi trọng chế độ thi cử.
  • C. Quan niệm: “Không thầy đố mày làm nên”.
  • D. Quan niệm: “Nhất sĩ nhì nông”.

Câu 33: Quê S là một vùng quê nghèo khó. Bao đời này, trong dòng họ của S chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. S không bao giờ muốn giới thiệu quê hương và dòng họ mình với bạn bè. S cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng họ của mình. Em có đồng tình với cách nghĩ của S không?

  • A. Đồng ý. Vì dòng họ không ai đỗ đã cao                          B. Đồng ý. Vì quê nghèo khó          
  • C. Không đồng ý. Vì S là người chưa biết tôn trọng và phát huy truyền thống dân tộc
  • D. Tất cả đều sai

Câu 34: Đâu là biểu hiện của lòng yêu thương con người?

  • A. Chỉ cần yêu thương những trong gia đình, dòng họ của mình.
  • B. Yêu thương là phải nghĩ tốt, bênh vực cả những người làm điều xấu.
  • C. Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện của trường và của lớp. 
  • D. Giúp đỡ người khác, hi vọng người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.

Câu 35: Vợ chồng chú Hùng giàu có nhưng không quan tâm đến họ hàng ở quê. Việc làm đó thể hiện điều gì?

  • A.Vợ chồng chú Hùng là người vô cảm.
  • B. Vợ chồng chú Hùng là người tham lam.
  • C. Vợ chồng chú Hùng là người không sống không biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ với mọi người.
  • D. Vợ chồng chú Hùng là người không biết điều.

Câu 36: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính siêng năng, kiên trì?

  • A. Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà
  • B. Gặp bài tập khó là Bắc không làm
  • C. Chưa học bài, Nam đã đi chơi
  • D. Hưng thường xuyên đi đá bóng cùng bạn

Câu 37: Hành vi nào sau đây trái với ngược với siêng năng, kiên trì?

  • A. Luôn tìm việc để làm.
  • B. Luôn đùn đẩy công việc cho người khác.
  • C. Luôn tự giác làm việc.
  • D. Luôn làm việc thường xuyên, đều đặn.

Câu 38: Câu tục ngữ: “Những người tính nết thật thà/Đi đâu cũng được người ta tin dùng” thể hiện ý nghĩa của việc chúng ta sống

  • A. giản dị, cần cù.
  • B. tiết kiệm, khiêm tốn.
  • C. tôn trọng sự thật.
  • D. khiêm tốn, siêng năng.

Câu 39: Biểu hiện của tôn trọng sự thật là

  • A. chỉ cần trung thực với cấp trên của mình.
  • B. suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.
  • C. có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết.
  • D. chỉ nói thật trong những trường hợp cần thiết.

Câu 40: L luôn tự dọn dẹp phòng riêng, giặt quần áo của mình mà không cần bố mẹ nhắc nhở. Việc làm đó của L thể hiện đức tính nào dưới đây?

  • A. Tự lập.
  • B. Ỷ lại.
  • C. Tự tin.
  • D. Tự ti.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ