Trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo học kì II (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo học kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Để ứng phó với một số tình huống nguy hiểm ta cần phải:

  • A. Thật bình tĩnh, suy nghĩ thật kĩ, tìm kiếm sự hỗ trợ.
  • B. Tìm cách chống trả lại đến cùng.
  • C. Cố gắng học tập, tích cực lao động, phụ giúp cha mẹ công việc nhà.
  • D. Lờ đi, mặc kệ coi như không có chuyện gì.

Câu 2: Khi gặp tình huống nguy hiểm, khó có thể đối đầu thì em sẽ làm gì?

  • A. La lớn để kêu cứu, trốn chạy thật nhanh.
  • B. Cứ mặc kệ xem tình hình thế nào.
  • C. Từ từ nghĩ cách.
  • D. Chấp nhận đối diện để trải nghiệm.

Câu 3: Việc làm nào sau đây không thể hiện tính tiết kiệm?

  • A. Buổi sáng đi học còn buổi chiều thì ở nhà xem phim.
  • B. Tắt thiết bị điện khi không cần thiết.
  • C. Sử dụng hợp lí nước sạch, tiền bạc.
  • D. Bảo quản đồ dùng học tập cẩn thận.

Câu 4: Trường hợp nào là công dân nước CHXHCN Việt Nam?

  • A. Người có quốc tịch Việt Nam.
  • B. Mẹ là người Việt Nam, bố là người nước ngoài.
  • C. Mẹ là người nước ngoài, bố là người Việt Nam.
  • D. Trẻ em mồ côi cha mẹ.

Câu 5: Trường hợp là Công dân Việt Nam?

  • A. Người Việt Nam sang công tác ở nước ngoài.
  • B. Người nước ngoài công tác dài hạn ở Việt Nam.
  • C. Người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam.
  • D. Người nước ngoài đến Việt Nam du lịch.

Câu 6: Sống trung thực, khiêm tốn; giữ gìn vệ sinh, rèn luyện sức khỏe là:

  • A. Bổn phận trẻ em đối với bản thân.
  • B. Bổn phận trẻ em đối với gia đình.
  • C. Bổn phận trẻ em đối với cộng đồng, xã hội.
  • D. Bổn phận trẻ em đối với quê hương, đất nước.

Câu 7: Kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ… là:

  • A. Bổn phận trẻ em đối với gia đình.
  • B. Bổn phận trẻ em đối với bản thân.
  • C. Bổn phận trẻ em đối với cộng đồng, xã hội.
  • D. Bổn phận trẻ em đối với quê hương, đất nước.

Câu 8: Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm như thế nào trước những hành vi xâm hại trẻ em?

  • A. Thông tin, thông báo, tố giác.
  • B. Thông tin, báo cáo, xử lí.
  • C. Thông tin, thông báo, khởi tố.
  • D. Thông tin, xử lí, tố giác.

Câu 9: Khi phát hiện việc thực hiện quyền trẻ em của gia đình, nhà trường và cộng đồng chưa hợp lí các em cần như thế nào?

  • A. Cần có thái độ phù hợp.
  • B. Cần có thái độ nhẫn nhịn.
  • C. Cần có thái độ bình tĩnh.
  • D. Cần có thái độ cứng rắn.

Câu 10: Bé Bông năm nay lên 6 tuổi. Mẹ đưa bé đến trường Tiểu học trong thôn để xin cho bé vào học, nhưng vì bé không có giấy khai sinh nên trường Tiểu học không nhận bé vào học. Ai có lỗi trong trường hợp này? Vì sao?

  • A. Cha mẹ là người có lỗi vì đã không làm khai sinh cho bé từ khi bé mới sinh.
  • B. Bệnh viện có lỗi vì đã không làm khai sinh cho bé ngay từ khi bé mới sinh ra.
  • C. Nhà trường có lỗi vì đã không tạo điều kiện cho bé vào học.
  • D. Chính quyền cơ sở có lỗi vì đã không làm khai sinh cho bé theo quy định.

Câu 11: Tí là một cậu bé mồ côi cha từ nhỏ. Cậu sống với mẹ và 3 đứa em. Năm cậu 14 tuổi, có người đàn ông đến xin nhận cậu làm con nuôi, hứa với mẹ cậu sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng cậu chu đáo và cho cậu đi học tiếp. Mẹ Tí đồng ý cho cậu làm con nuôi người ta mà không hỏi ý kiến cậu. Nhưng thực ra khi ở nhà ông ta, Tí không được đối xử tử tế, không được đi học, phải làm tất cả việc nhà. Theo em, mẹ Tí có lỗi không? Vì sao?

  • A. Có. Vì đã tự ý cho Tí làm con nuôi người khác mà không hỏi ý kiến của Tí.
  • B. Có. Vì đã tin tưởng người khác mà làm tổn hại đến Tí.
  • C. Không. Vì mẹ Tí có quyền cho cho con để người khác làm con nuôi.
  • D. Không. Vì mẹ Tí chỉ muốn Tí có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Câu 12: Vợ chồng cô Tâm có 4 người con, kinh tế gia đình khó khăn. Gần đây, chú La - chồng cô lại bị đau cột sống phải nghỉ việc nên cuộc sống gia đình càng lâm vào cảnh túng thiếu. Trong lúc cô chú đang lúng túng chưa biết làm thế nào để bảo đảm cuộc sống gia đình thì có người khuyên cô chú tốt nhất là cho các con nghỉ học và cho Huệ - con gái lớn của cô chú năm nay 13 tuổi đi làm thuê cho một nhà hàng giải khát - karaoke để có tiền giúp đỡ cha mẹ. Cách giải quyết như trên có phải là tốt nhất không? Vì sao?

  • A. Không. Vì như vậy là vi phạm quyền của trẻ em, làm cho con cái bị thiệt thòi.
  • B. Không. Vì như vậy là sẽ ảnh hưởng đến tương lai con cái sau này.
  • C. Tốt. Vì như vậy sẽ giải quyết được phần nào khó khăn về kinh tế gia đình.
  • D. Tốt. Vì như vậy sẽ vừa có việc làm vừa tạo ra thu nhập cho con.

Câu 13: Bé M có năng khiếu đặc biệt và rất thích tham gia môn bơi lội, nhà trường động viên cha mẹ cháu tạo điều kiện cho cháu luyện tập để thi đấu thể thao cấp quận nhưng cha mẹ cháu kịch liệt phản đối tìm mọi cách ngăn cản cháu M tham gia luyện tập với lý do bơi chỉ cần biết là đủ, không cần phải giỏi. Biết được lý do, đại diện nhà trường đã đến khuyên cha mẹ M nên tạo điều kiện cho em phát triển năng khiếu cá nhân. Hành vi của cha mẹ M là đúng hay sai? Vì sao?

  • A. Sai. Vì đã vi phạm về quyền được phát triển năng khiếu cá nhân của trẻ em.
  • B. Sai. Vì đã vi phạm về quyền vui chơi giải trí của trẻ em.
  • C. Sai. Vì đã vi phạm về quyền được phát triển tham gia của trẻ em.
  • D. Đúng. Vì cha mẹ có quyết định thay trẻ em.

Câu 14: Những hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác gọi chung là gì?

  • A. Hành vi xâm hại trẻ em.
  • B: Hành vi gây tổn hại trẻ em.
  • C: Hành vi gây bạo lực trẻ em.
  • D: Hành vi ngược đãi trẻ em.

Câu 15: Theo Luật trẻ em, độ tuổi nào sau đây được coi là trẻ em?

  • A. Dưới 16 tuổi
  • B. Dưới 18 tuổi
  • C. Dưới 14 tuổi
  • D. Dưới 15 tuổi

Câu 16: Việc làm nào sau đây là việc làm không đúng với quyền trẻ em:

  • A. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức.
  • B. Tổ chức việc làm cho trẻ có khó khăn.
  • C. Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ.
  • D. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ.

Câu 17: Gần cuối năm, Thúy rất muốn cùng bạn bè trong lớp tham gia hoạt động trải nghiệm ở một khu di tích văn hoá quốc gia. Nhưng bạn băn khoăn không biết ở tuổi mình thì có quyền đi không. Theo em, Thúy có quyền tham gia hoạt động tham quan ở tuổi này không? Vì sao?

  • A. Có. Vì trẻ em đều có quyền hoạt động vui chơi, giải trí.
  • B. Có. Vì trẻ em đều có quyền được tham gia.
  • C. Không. Vì Thúy còn nhỏ.
  • D. Không. Vì đây không phải là nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển.

Câu 18: Ngày nào mẹ cũng cho tiền Tùng để ăn sáng. Nhưng Tùng thường nhịn ăn để dành tiền chơi điện tử. Đến giờ tan học, Tùng lại đi chơi đến muộn mới về nhà. Biết chuyện, chị gái của Tùng khuyên em không nên như thế nữa, dành thời gian học hành và phụ giúp mẹ việc nhà. Tùng giận dỗi, cho là chị đã vi phạm đến quyền trẻ em của Tùng, vì trẻ em có quyền vui chơi, giải trí,...Em có đồng tình với việc làm và suy nghĩ của Tùng không? Vì sao?

  • A. Không. Vì việc vui chơi, giải trí của trẻ em phải lành mạnh và không bị ảnh hưởng đến những quyền và nghĩa vụ khác.
  • B. Đồng tình. Vì trẻ em có quyền vui chơi giải trí.
  • C. Đồng tình. Vì Tùng chỉ chơi ngoài giờ học.
  • D. Không, Vì trẻ em không có quyền chơi trò chơi điện tử.

Câu 19: Đã lâu, trường Lan không tổ chức hội trại. Sắp đến ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3 Lan và một số bạn muốn đề nghị với nhà trường tổ chức hội trại để được tham gia trải nghiệm. Theo em Lan và các bạn có quyền đề nghị không? Vì sao?

  • A. Có. Vì trẻ em được tự do bày tỏ ý kiến, nguyện vọng.
  • B. Không. Vì Lan và các ban còn nhỏ.
  • C. Không. Vì tổ chức hay không là do nhà trường quyết định.
  • D. Có. Vì trẻ em có quyền vui chơi, tham gia các hoạt động văn hóa.

Câu 20: Nghi ngờ anh V là người lấy cắp xe máy của mình nên ông N đã tung tin nói xấu anh V trên facebook. Việc làm này của ông N đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm, đúng hay sai?

  • A. Đúng.
  • B. Vừa đúng, vừa sai.
  • C. Sai.
  • D. Không biết đúng hay sai.

Câu 21: Thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân, một số trường trung học cơ sở tổ chức lấy ý kiến đóng gớp của giáo viên và học sinh vào việc xây dựng trường lớp. Nhiều bạn học sinh băn khoăn, không biết học sinh có quyền tự do ngôn luận hay không? Vì thể, sự tham gia của các bạn cũng khác nhau. Nhóm học sinh thứ 2 cho rằng đây là quyền của các thầy cô giáo, không phải của mình, nên không tham gia. Theo em nhóm học sinh thứ 2 trên suy nghĩ đúng hay sai? Vì sao?

  • A. Sai, vì bất kì công dân nào cũng có quyền tự do ngôn luận
  • B. Đúng, vì học sinh không có quyền tự do ngôn luận
  • C. Đúng, vì trong Hiến pháp không có quyền tự do ngôn luận
  • D. Sai, vì chỉ riêng học sinh mới có quyền tự do ngôn luận

Câu 22: Học đến bài Quyền và nghĩa vụ của công dân, có một số học sinh tranh luận nhau là công dân Việt Nam thuộc các dân tộc khác nhau trên đất nước ta không có quyền và nghĩa vụ như nhau. Em đồng ý không? Tại sao?

  • A. Không. Bởi vì đã là công dân Việt Nam thì sẽ có quyền và nghĩa vụ như nhau.
  • B. Đồng ý. Bởi vì khác dân tộc thì không có quyền, nghĩa vụ như nhau
  • C. Đồng ý. Vì dân tộc Kinh mới có quyền và nghĩa vụ như nhau
  • D. Do dự không biết đúng sai.

Câu 23: Nghĩa vụ Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là nghĩa vụ thiêng liêng là quyền cao quý của

  • A. mỗi công dân và người dân Việt Nam.
  • B. các cơ quan quản lí nhà nước.
  • C. các cán bộ Nhà nước được nhân dân bầu ra.
  • D. lực lượng quân đội.

Câu 24: Trong các nội dung sau ý nào thuộc quyền và nghĩa vụ của công dân?

  • A. Ứng cử, bầu cử.
  • B. Bảo vệ Tổ quốc.
  • C. Bảo về môi trường.
  • D. Tự do đi lại.

Câu 25: Bố mẹ H là người nước ngoài theo gia đình đến Việt Nam làm ăn. H sinh ra và lớn lên ở Việt N, nhiều khi H băn khoăn suy nghĩ “Mình có phải là Công dân Việt Nam hay không” Theo em H có phải là công dân Việt Nam hay không?

  • A. H là Công dân Việt Nam.
  • B. H không phải là Công dân Việt Nam.
  • C. H là người nước Ngoài.
  • D. H là thường trú ở Việt Nam.

Câu 26: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào không phải là công dân Việt Nam?

  • A. Bạn Ôn-ga có bố mẹ là công dân Nga. Bạn sinh ra ở Việt Nam và có nhiều năm sinh sống ở Việt Nam.
  • B. Bạn Hiền có bố mẹ là công dân Việt Nam, hiện nay bạn sinh sống cùng gia đình ở Ô-xtrây-li-a (Australia).
  • C. Bạn Hưng có bố mẹ là công dân Việt Nam, bạn đang cùng bố sinh sống ở XIô-va-ki-a (Slovakia), còn mẹ bạn sinh sống tại Việt Nam.
  • D. Bạn Quân có bố là công dân Việt Nam, mẹ là người Ba Lan. Bạn sinh ra ở Việt Nam. Khi Quân sinh ra, bố mẹ bạn không thoả thuận được việc chọn quốc tịch cho bạn.

Câu 27: H có bố là công dân Hàn Quốc, mẹ là công dân Việt Nam. Khi H sinh ra ở Việt Nam, bố mẹ H không thoả thuận việc để bạn mang quốc tịch Việt Nam hay Hàn Quốc. Năm Hường 12 tuổi thì cả nhà bạn về Hàn Quốc sinh sống. Theo em, H có quốc tịch Việt Nam hay Hàn Quốc?

  • A. H có mang quốc tịch Việt Nam vì H sinh ra ở Việt Nam.
  • B. H không phải là Công dân Việt Nam.
  • C. H là Công dân Hàn Quốc.
  • D. Cha, mẹ không thoả thuận được quốc tịch cho H.

Câu 28: Tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, vốn và tài sản nhà nước, đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ, tài nguyên thiên nhiên, vốn đầu tư xây dựng, vốn và tài sản tại doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ gì?

  • A. Phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
  • B. Sử dụng thoải mái.
  • C. Sử dụng vào mục đích cá nhân.
  • D. Thực hành chi tiêu hà tiện.

Câu 29: Để tiết kiệm thời gian, vào những lúc rảnh rỗi em sẽ làm gì? Vì sao?

  • A. Học bài cũ và soạn bài mới, giúp bố mẹ việc nhà. Vì em thấy sẽ tiết kiệm được thời gian.
  • B. Chơi game. Vì game giúp em giải trí.
  • C. Lên Facebook nói chuyện với mọi người. Vì đây là sở thích của em.
  • D. Đi chơi với bạn bè. Vì đi chơi rất vui.

Câu 30: Bạn Q đỗ đại học nên gia đình bạn quyết định sẽ tổ chức liên hoan thật to để mọi người trong làng biết và đến mừng. Gia đình không đủ tiền mua lợn để tổ chức liên hoan mời dân làng nên bố mẹ bạn Q quyết định đi vay tiền về để tổ chức cho mát mặt. Em có nhận xét gì về việc làm của gia đình Q?

  • A. Gia đình Q làm như vậy là lãng phí, không phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
  • B. Gia đình Q làm như vậy là hợp lí.
  • C. Gia đình Q làm như vậy là phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
  • D. Gia đình Q làm như vậy là vi phạm pháp luật.

Câu 31: Khi tiết kiệm chúng ta có thể:

  • A. Thể hiện được lối sống văn minh và có điều kiện giúp đỡ, chia sẻ với người khác.
  • B. Trở nên giàu có, hạnh phúc.
  • C. Trở nên giàu có, đáng hãnh diện.
  • D. Thể hiện đẳng cấp của người giàu có.

Câu 32: Theo em, người có đức tính tiết kiệm là người:

  • A. Đáng được kính trọng, đáng để chúng ta học tập.
  • B. Đáng để chúng ta ganh tị.
  • C. Đáng để chúng ta phê phán.
  • D. Đáng để chúng ta chê cười.

Câu 33: Yêu cầu bắt buộc của nhà nước mà mọi cong dân phải thực hiện nhằm đáp ứng lợi ích của nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật gọi là gì?

  • A. Nghĩa vụ cơ bản của công dân.
  • B. Nghĩa vụ bắt buộc của công dân.
  • C. Nghĩa vụ thiêng liêng của công dân.
  • D. Nghĩa vụ cao quý của công dân.

Câu 34: Công dân có nghĩa vụ tuân theo ……………….; tham gia bảo bệ an ninh quốc gia, tật tự an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt cộng đồng (Hiến pháp 2013). Từ còn thiếu trong (……) là gì?

  • A. Hiến pháp và pháp luật
  • B. Hiến pháp
  • C. Pháp luật
  • D. Luật pháp

Câu 35: Quyền sống còn là những quyền được .... và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe. Điền vào dấu chấm (....)

  • A. Sống.
  • B. Sinh hoạt.
  • C. Tồn tại.
  • D. Duy trì.

Câu 36: Tình huống nào được coi là tình huống nguy hiểm?

  • A. Thả diều dưới đường dây điện.
  • B. Đi chơi công viên cùng bố mẹ.
  • C. Đi tham quan du lịch vườn quốc gia cùng với Bố.
  • D. Đi học bơi cùng thầy giáo dạy môn thể dục.

Câu 37: Nói về tình huống nguy hiểm, em đồng tình với việc làm nào sau đây?

  • A. Khi đi học trên đường, luôn cẩn thận quan sát kĩ càng trong suốt quá trình chạy xe.
  • B. Khi đi học trên đường, cố gắng chạy xe thật nhanh để đến trường sớm.
  • C. Khi đi học trên đường, nên chạy xe từ từ để trò chuyện cùng các bạn.
  • D. Khi đi học trên đường, thấy bạn hư xe thì mặc kệ bạn.

Câu 38: Trên đường đi học về Lan phát hiện có người đàn ông cố tình đi phía sau mình. Nếu em là Lan em sẽ xử lí tình huống đó như thế nào?

  • A. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người lớn xung quanh.
  • B. Quay lại đối mặt hỏi cho rõ ràng.
  • C. Từ từ chờ xem họ muốn làm gì.
  • D. Im lặng và mặc kệ.

Câu 39: Tan trường, trên đường đi học về Nam, Huy và Cường rủ nhau chạy đua xe xem ai nhanh hơn. Nhận xét việc làm của Nam và các bạn?

  • A. Việc làm của Nam và các bạn là sai và rất nguy hiểm.
  • B. Việc làm của Nam và các bạn là đúng.
  • C. Việc làm của Nam và các bạn là sai.
  • D. Việc làm của Nam và các bạn là tiết kiệm được thời gian.

Câu 40: Em sẽ làm gì khi gặp một nhóm bạn trong lớp đang xô đẩy nhau ở cầu thang?

  • A. Báo ngay với thầy cô.
  • B. Mặc kệ coi như không có chuyện gì.
  • C. Xin chơi cùng các bạn.
  • D. Xông vào xô các bạn ra.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ