Trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo học kỳ I (P3)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo học kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nói về truyền thống nào?

  • A. Truyền thống hiếu học.
  • B. Truyền thống yêu nước.

  • C. Truyền thống tôn sư trọng đạo

  • D. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm

Câu 2: Biểu hiện của việc không giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là?
  • A. Xóa bỏ các mặt hàng truyền thống thay bằng các mặt hàng nhập khẩu.
  • B. Truyền dạy cho con cháu nghề làm chiếu.
  • C. Con cháu luôn phát huy truyền thống của ông, bà.
  • D. Truyền lại bí quyết làm bánh cuốn cho con cháu

Câu 3: Yêu thương con người là gì?

  • A. Quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp cho người khác nhất là lúc gặp khó khăn hoạn nạn.
  • B. Quan tâm và làm những điều tốt đẹp cho người khác nhất là lúc gặp khó khăn hoạn nạn.
  • C. Giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp cho người khác nhất là lúc gặp khó khăn hoạn nạn.
  • D. Quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp cho người khác.

Câu 4: Hành động nào là biểu hiện của yêu thương con người?

  • A. Quyên góp quần áo cho học sinh vùng cao.
  • B. Lên xe không nhường ghế cho cụ già.
  • C. Mỉa mai khi gia đình bạn nghèo.
  • D. Không đoàn kết bạn bè.

Câu 5: Câu ca dao tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì là:

  • A. Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ.
  • B. Một miếng khi đói, bằng gói khi no.
  • C. Đi một ngày đàng học một sàng khôn
  • D. Chưa học bò chớ lo học chạy.

Câu 6: Biểu hiện của siêng năng, chăm chỉ là:

  • A. Học thuộc bài và soạn bài trước khi đến lớp.
  • B. Không học bài cũ.

  • C. Bỏ học chơi game.

  • D. Đua xe trái phép.

Câu 7: Đâu là câu đúng khi nói về ý nghĩa của tôn trọng sự thật?

  • A. Sống tôn trọng sự thật sẽ nâng cao phẩm giá của bản thân.
  • B. Sống tôn trọng sự thật sẽ bị nhiều người sẽ xa lánh.
  • C. Sống tôn trọng sự thật dễ làm mất lòng người khác.
  • D. Sống tôn trọng sự thật sẽ nâng cao trí tuệ của con người.

Câu 8: Một trong những biểu hiện cơ bản của người tôn trọng sự thật là:

  • A. Sống ngay thẳng.
  • B. Sống phóng túng.
  • C. Sống khiêm tốn.
  • D. Sống tự tại

Câu 9: Biểu hiện của tự lập là:

  • A. Tự suy nghĩ, tự thực hiện, tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
  • B Tự suy nghĩ, tự ý làm những gì mình thích.
  • C. Tự suy nghĩ, tự hành động không cần người khác góp ý.
  • D. Luôn tự cho là mình giỏi nên không bao giờ nghe người khác góp ý.

Câu 10: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện trái với biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?

  • A. Ăn mặc phong phanh khi trời lạnh.
  • B. Súc miệng nước muối mỗi sáng.
  • C. Luyện tập thể dục hằng ngày.
  • D. Ăn uống điều độ, giữ gìn quần áo sạch sẽ.

Câu 11: Tự nhận thức bản thân là gì?

  • A. Tự nhận thức bản thân là khả năng hiểu rõ chính xác bản thân, biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình.
  • B. Tự nhận thức bản thân là biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm suy của mình.
  • C. Tự nhận thức bản thân là khả năng, năng khiếu hiểu rõ chính xác bản thân.
  • D. Tự nhận thức bản thân là biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm suy của mình

Câu 12: Người tự tin thì sẽ có biểu hiện:

  • A. Hành động một cách chắc chắn, không hoang mang.
  • B. Luôn tự ti, mặc cảm về năng lực của bản thân.
  • C. Luôn chịu ảnh hưởng bởi lời nói của người khác.
  • D. Không dám nói chuyện trước chỗ đông người

Câu 13: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ?

  • A. B rất thích nghe cha mẹ kể về truyền thống gia đình, dòng họ mình.
  • B. T cho rằng dòng họ là những gì xa vời, không cần quan tâm lắm.
  • C. T cho rằng gia đình mình không có truyền thống tốt đẹp nào.
  • D. H chê nghề gốm truyền thống của gia đình là nghề lao đông vất vả, tầm thường.

Câu 14: Vào cuối năm học dòng họ D lại tổ chức buổi tổng kết công tác khuyến học, khuyến tài. Trong buổi tổng kết, dòng họ đã tổ chức trao quà và thư động viên cho các con, cháu đạt kết quả cao trong học tập. Việc làm này thể hiện việc:

  • A. kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ.
  • B. phô trương, hãnh diện cho mọi người trong làng biết.
  • C. tạo hình ảnh để con cháu hãnh diện với các họ khác.
  • D. giải ngân tiền tài trợ của các nhà hảo tâm trong họ

Câu 15: Một hôm trên đường đi học về thì nhìn thấy xe tải chở nước giải khát bị lật ở trên đường khiến hàng trăm thùng hàng bị rơi ngổn ngang. Vậy theo em xử lý như thế nào trước tình huống đó?

  • A. Tìm và báo cho người dân giúp đỡ.
  • B. Bỏ đi.
  • C. Không biết làm gì.
  • D. Phân vân.

Câu 16: Thấy bạn T bị ướt đẫm nước mưa cô giáo nhanh chóng đưa xuống phòng y tế thay quần áo mới; cả lớp ai cũng thương T; các bạn có xe đạp mỗi ngày thay nhau đến đưa T đến trường; T rất xúc động và cảm ơn chân thành tới cô và các bạn. Theo em hành động của cô và các bạn thể hiện điều gì?

  • A. Yêu thương, chia sẻ hoàn cảnh khó khăn của nguời khác.
  • B. Thương hại.
  • C. Vì trách nhiệm.
  • D. Làm để người khác khen ngợi

Câu 17: Câu ca dao nào sau đây đề cao đức tính siêng năng, kiên trì?

  • A. Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn/ Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim
  • B. Đời người dài một gang tay/ Ai hay ngủ ngày còn lại nửa gang.
  • C. Ăn no rồi lại nằm khèo/ Nghe tiếng trống chèo bế bụng đi xem.
  • D. Giàu đâu những kẻ ngủ trưa/ Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày.

Câu 18: Ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì

  • A. Giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và hướng tới thành công.
  • B. Con người phải trung thực, thật thà trước mọi hành động việc làm của mình
  • C. Con người sống tiết kiệm sẽ mang lại những điều tốt đẹp cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội
  • D. Con người có ý chí ắt sẽ thành công

Câu 19: Câu tục ngữ nào không thể hiện tôn trọng sự thật:

  • A. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ
  • B. Cây ngay không sợ chết đứng
  • C. Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành
  • D. Một lần bất tín, vạn lần bất tin

Câu 20: Hành vi nào sau đây không biết tôn trọng sự thật?

  • A. Để đạt điểm cao khi kiểm tra N nhìn trộm bài của bạn.
  • B. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
  • C. Không bao che cho bạn khi mắc lỗi.
  • D. Nhặt được của rơi trả cho người bị mất.

Câu 21: Hoa đã học lớp 6 nhưng sáng nào đi học mẹ cũng phải chải tóc cho. Việc làm của Hoa là:

  • A. Chưa có tính tự lập.
  • B. Chưa tiết kiệm.
  • C. Chưa trung thực.
  • D. Chưa lễ độ.

Câu 22: Nói về tính tự lập, em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

  • A. Tự lập sẽ giúp ta trưởng thành hơn.
  • B. Tự lập sẽ khiến ta mệt mỏi.
  • C. Tự lập làm cho ta bị gò bó.
  • D. Tự lập làm cho ta thấy khó chịu.

Câu 23: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây giúp cho việc tự nhận thức bản thân được hoàn thiện?

  • A. Chớ thấy song cả mà ngã tay chèo.
  • B. Tức nước vỡ bờ.
  • C. Ăn cây táo, rào cây sung
  • D. Nhìn mặt bắt hình dong.

Câu 24: Trong những việc làm sau, việc nào không nên làm để tự nhận thức bản thân?

  • A. Xem bói đề tìm hiếu các đặc điểm của bản thân.
  • B. Tự suy nghĩ về những nhược điểm của mình để sửa chữa.
  • C. Hỏi những người thân và bạn bè về ưu điểm, nhược điểm của mình.
  • D. Thường xuyên đặt ra các mục tiêu và tự đánh giá việc thực hiện mục tiêu.

Câu 25: Hàng năm cứ vào cuối năm học dòng họ D luôn tổ chức tặng quà cho các con, cháu đạt kết quả cao trong học tập. Việc làm đó thể hiện điều gì?

  • A. Động viên tinh thần và khích lệ con cháu học tập tốt.
  • B. Phô trương cho mọi người biết.
  • C. Thông báo cho mọi người
  • D. Nhằm tặng quà cho con cháu.

Câu 26: Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta cần phải làm gì?

  • A. Sống trong sạch, lương thiện.
  • B. Đua đòi, ăn chơi lêu lỏng.
  • C. Chê bai các truyền thống của dân tộc.
  • D. Sống xa hoa lãng phí.

Câu 27: Học sinh thể hiện lòng yêu thương con người khi thực hiện tốt hành vi nào sau đây?

  • A. Quyên góp tiền giúp đỡ trẻ mồ côi.
  • B. Cho bạn nhìn bài trong khi thi.
  • C. Hỗ trợ đối tượng cướp tài sản
  • D. Quảng bá nghề truyền thống.

Câu 28: “Đủ nắng hoa sẽ nở. Đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy” Câu nói trên gửi đến ta thông điệp gì?

  • A. Thông điệp đoàn kết.
  • B. Thông điệp yêu thương.
  • C. Thông điệp tương trợ.
  • D. Thông điệp chia sẻ.

Câu 29: Bạn P gặp bài khó là nản lòng, không chịu suy nghĩ nên toàn chép lời giải trong sách giáo khoa. Bạn P là người?

  • A. Lười biếng.
  • B. Siêng năng, chăm chỉ.
  • C. Tiết kiệm.
  • D. Trung thực.

Câu 30: Siêng năng, kiên trì sẽ giúp chúng ta?

  • A. thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
  • B. sống có ích.
  • C. yêu đời hơn.
  • D. tự tin trong công việc.

Câu 31: Tôn trọng sự thật là đức tính ……….., giúp con người nâng cao phẩm giá bản thân. Các từ còn thiếu trong dấu (……..…) là:

  • A. Cần thiết, quý báu
  • B. Cần thiết, quý giá
  • C. Cần có, quý báu
  • D. Quan trọng, cần thiết

Câu 32: Biểu hiện của tôn trọng sự thật là?

  • A. Dám chỉ ra việc làm sai của người khác.
  • B. Dám nhận lỗi thay cho bạn.
  • C. Dám bênh vực người yếu thế.
  • D. Dám chống lại kẻ ác.

Câu 33: Trong các biểu hiện dưới đây đâu là biểu hiện của tính tự lập?

  • A. Tự suy nghĩ, tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
  • B. Ỷ lại vào người khác, lười nhác, không nỗ lực, dựa dẫm, thiếu trách nhiệm...
  • C. Cả A và B đúng.
  • D. Cả A và B sai.

Câu 34: Trong các bạn sau đây bạn nào có tính tự lập?

  • A. Nhà Nam gần trường mẫu giáo, nên Nam nhận nhiệm vụ đưa đón em đến trường giúp bố mẹ.
  • B. Khi làm bài tập An chỉ làm những bài dễ, bài khó bạn không làm mà chờ lên lớp hỏi chép bài của các bạn.
  • C. Gần nhà Lan có một hiệu văn phòng phẩm, nhưng Lan thường nhờ mẹ mua bút thước khi cần thiết.
  • D. Sáng nào Hoa cũng chờ mẹ gọi thức dậy đi học.

Câu 35: Người không biết tự nhận thức bản thân sẽ

  • A. Trở nên lạc hậu.
  • B. Không hoàn thành nhiệm vụ.
  • C. Làm việc kém hiệu quả.
  • D. Bị mọi người xa lánh.

Câu 36: Người tự nhận thức bản thân thường sống, làm việc có kế hoạch sẽ mang lại kết quả công việc như thế nào?

  • A. Không mang lại ý nghĩa gì trong cuộc sống chúng ta
  • B. Kéo dài thời gian làm việc, chất lượng công việc kém.
  • C. Luôn được mọi người yêu qúy, kính trọng và tôn sùng
  • D. Công việc được thực hiện đầy đủ, hiệu quả, chất lượng

Câu 37: Phương án nào sau đây không là ý nghĩa của việc tự nhận thức bản thân?

  • A. Thể hiện mình là người có tài năng, học thức cao và có vị thế quan trọng trong xã hội.
  • B. Giúp thể hiện bản thân trong mối quan hệ với người khác.
  • C. Giúp chúng ta tự tin về khả năng của mình, chấp nhận và tôn trọng bản thân.
  • D. Tự nhận thức bản thân giúp con người hiểu rõ được ưu điểm, nhược điểm của bản thân

Câu 38: Trên đường đi học về em nhặt được 1 chiếc ví trong đó có 4 triệu và các giấy tờ tùy thân. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

  • A. Mang đến đồn công an để họ tìm người mất và trả lại.
  • B. Lấy tiền trong chiếc ví đó đi tiêu.
  • C. Mang tiền về cho bố mẹ.
  • D. Vứt chiếc ví đó vào thùng rác.

Câu 39: Sau khi học xong bài Tôn trọng sự thật: N cho rằng sống trung thực dễ bị thiệt thòi trong cuộc sống. M thì nói người tính nết thật thà đi đâu cũng được người ta tin tưởng. L thì nêu quan điểm chỉ nên nói nhưng sự thật với bố mẹ, thầy cô còn những người khác thì không. Trong khi H khẳng định bất cứ xã hội nào, con người cũng cần có đức tính trung thực. Theo em, ai đúng, ai sai?

  • A. M, H đúng N, L sai.
  • B. N, M đúng L, H sai.
  • C. L, H đúng N, M sai.
  • D. N, L đúng M, H sai.

Câu 40: Vì hoàn cảnh khó khăn, mỗi ngày sau khi tan học, bạn L đều đi về nhà, phụ mẹ chuẩn bị đi bán hàng rong buổi tối. Một hôm nọ L đi bán hàng tối với mẹ, có người khách mua hàng trị giá 20.000đ, nhưng do trời tối nên khách đưa nhầm thành tờ 500.000đ, L đã nhìn thấy và nhanh chóng trả lại tiền vị khách đó. Hành động của L thể hiện đức tính gì?

  • A. Đức tính siêng năng, cần cù, trung thực
  • B. Đức tính siêng năng
  • C. Đức tính tiết kiệm
  • D. Đức tính trung thực

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ