[CTST] Trắc nghiệm công dân 6 bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 6 bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  • A. Tình huống nguy hiểm.
  • B. Ô nhiễm môi trường.
  • C. Nguy hiểm tự nhiên.
  • D. Bất lợi của thiên nhiên.

Câu 2: Như thế nào là tình huống nguy hiểm?

  • A. Tình huống nguy hiểm là tham gia giao thông
  • B. Tình huống nguy hiểm là những hoạt động vui chơi ngoài trời
  • C. Tình huống nguy hiểm là những tình huống có thể gây ra những tổn hại về thể chất, tinh thần cho con người và xã hội.
  • D. Đáp án khác

Câu 3: Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho 

  • A. con người và xã hội. 
  • B. môi trường tự nhiên.
  • C. kinh tế và xã hội.
  • D. kinh tế quốc dân.

Câu 4: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là 

  • A. ô nhiễm môi trường.
  • B. tình huống nguy hiểm.
  • C. tai nạn bất ngờ.
  • D. biến đổi khí hậu.

Câu 5: Tình huống nào được coi là tình huống nguy hiểm?

  • A. Đi chơi công viên
  • B. Thả diều ngoài bãi đất trống
  • C. Thả diều dưới đường dây điện
  • D. Cả 3 trường hợp trên

Câu 6: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  • A. Tình huống nguy hiểm.
  • B. Ô nhiễm môi trường.
  • C. Nguy hiểm tự nhiên.
  • D. Nguy hiểm từ xã hội.

Câu 7: Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là 

  • A. những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản.
  • B. những hiện tượng xã hội có thể gây tổn thất về người, tài sản.
  • C. những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi cố ý từ con người.
  • D. những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi vô tình từ con người.

Câu 8: Các thiên tai của nước ta do ảnh hưởng của biển Đông là gì?

  • A. Hạn hán, cháy rừng.
  • B. Động đất, núi lửa.
  • C. Bão, sương muối, hạn hán.
  • D. Bão, sạt lở bờ biển, cát bay, cát chảy.

Câu 9: Những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho con người và xã hội là tình huống nguy hiểm từ

  • A. con người.
  • B. ô nhiễm.
  • C. tự nhiên.
  • D. xã hội.

Câu 10: Khi gặp tình huống nguy hiểm, chúng ta cần

  • A. bình tĩnh.
  • B. hoang mang.
  • C. lo lắng.
  • D. hốt hoảng.

Câu 11: Tình huống nguy hiểm từ con người là 

  • A. những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người.
  • B. những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống.
  • C. những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hiện tượng tự nhiên gây tổn thất về người, tài sản.
  • D. biểu hiện kinh tế suy giảm có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống.

Câu 12: Số điện thoại: Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em là?

  • A. 112
  • B. 113
  • C. 114
  • D. 111

Câu 13: Khi có sự việc nguy hiểm cần trình báo khẩn cấp đến công an?

  • A. 115
  • B. 112
  • C. 113
  • D. 114

Câu 14: Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi mưa dông, lốc, sét chúng ta cần tránh

  • A. trú dưới gốc cây, cột điện.
  • B. tắt thiết bị điện trong nhà.
  • C. tìm nơi trú ẩn an toàn.
  • D. ở nguyên trong nhà.

Câu 15: Dấu hiệu ban đầu nào dưới đây để chúng ta nhận biết  về đám cháy?

  • A. Khói, mùi cháy khét.
  • B. Ánh lửa, khói đen.
  • C. Ánh lửa, khói nghi ngút.
  • D. Khói, anh lửa, tiếng nổ, mùi cháy.

Câu 16: Nghi ngờ anh D là người lấy cắp xe máy của mình nên ông N đã tung tin nói xấu anh D trên facebook. Theo em ông N đã vi phạm quyền nào?

  • A. Ông N không vi phạm quyền nào.
  • B. Ông N vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
  • C. Ông N vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  • D. Ông N vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.

Câu 17: Khi đang trên đường từ trường học về nhà, H thấy có người đàn ông lạ mặt, nhờ H chuyển đồ giúp và hứa cho em một khoản tiền. Trong trường hợp này, nếu là H em sẽ làm như thế nào? 

  • A. Từ chối không giúp.
  • B. Vui vẻ, nhận lời.
  • C. Phân vân, lưỡng lựa.
  • D. Trả nhiều tiền thì giúp.

Câu 18: Khi đang ở trong nhà cao tầng phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn chúng ta sẽ

  • A. chạy lên tầng cao hơn nơi chưa cháy.
  • B. thoát hiểm bằng cầu thang máy cho nhanh.
  • C. chạy xuống bằng cầu thang bộ theo chỉ dẫn thoát nạn.
  • D. ở trong phòng đóng kín các cửa lại để khói khỏi vào.

Câu 19: Đâu là đường dây hỗ trợ trẻ em?

  • A. 18001502
  • B. 18001507
  • C. 18001505
  • D. 18001098

Câu 20: Khi đang chơi trong nhà, A thấy có người phụ nữ lạ mặt giới thiệu là người quen của bố mẹ, muốn vào nhà A để chơi. Nếu em là A em sẽ làm như thế nào? 

  •  A. Lễ phép mời người phụ nữ lạ mặt vào nhà.
  • B. Chửi mắng và đuổi người phụ nữ lạ mặt đi.
  • C. Mở cửa cho người phụ nữ vào nhưng cảnh giác.
  • D. Không mở cửa, gọi điện thoại báo bố mẹ biết.

Câu 21: An đang ngồi chơi, có người đàn ông lạ tới hỏi thăm và cho kẹo, lúc đầu An chần chừ không nhận, nhưng lúc sau An lại cầm. Nếu là em khi nhìn thấy An lấy kẹo của người lạ, em sẽ cư xử như thế nào?

  • A. Chạy lại, khuyên An không nên nói chuyện và nhận kẹo của người lạ
  • B. Cùng An nhận kẹo của người lạ mặt này
  • C. Nhờ người lớn xung quanh lại đuổi người lạ mặt đi và khuyên An không nên tiếp xúc và nhận bất kì vật gì của người lạ đưa

Câu 22: Trong các tình huống sau tình huống nào gây nguy hiểm?

  • A. Hưng thường đi học nhóm về muộn và đi xe đạp một mình qua quãng đường vắng
  • B. Nhóm bạn rủ nhau tự đi đón xe khách, trốn bố mẹ đến nhà một bạn cùng lớp chơi, cách khoảng 30km.
  • C. Khi trực nhật, mai sơ ý làm vỡ bình hoa trên bàn giáo viên và lấy tay nhặt các mảnh vỡ đó.
  • D. Khi có người lạ theo sát, Phương hét to và kêu cứu từ người xung quanh.

Câu 23:Vào một buổi chiều, L đi học về muộn hơn hàng ngày. Khi đang đi bộ đến đoạn đường vắng L bị một kẻ lạ mặt kéo tay định lôi lên trên xe máy. Trong trường hợp này, nếu là L em sẽ làm như thế nào? 

  • A. Gào khóc thật to để người khác nghe thấy.
  • B. Bỏ chạy, khóc và kêu cứu.
  • C. Nói thật to: “Dừng lại ngay đi”.
  • D. Bỏ chạy.

Câu 24: Giữa buổi trưa nắng nóng, khi vừa tan học bạn V đang bước thật nhanh để về nhà, thì có một người phụ nữ ăn mặt rất sang trọng, tự giới thiệu là bạn của mẹ và được mẹ nhờ đưa V về nhà. Trong trường hợp này, nếu là V em sẽ làm như thế nào? 

  • A. Vui vẻ lên xe để nhanh về nhà không nắng.
  • B. Khéo léo gọi điện cho bố mẹ để xác nhận thông tin.
  • C. Từ chối ngay và chửi mắng người đó là đồ bắt cóc.
  • D. Đi khắp nơi điều tra rõ xem người phụ nữ đó là ai.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ