Câu 1: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?
-
A. Cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
- B. Thường làm mất lòng người khác.
- C. Người nói thật sẽ mất lòng bạn bè.
- D. Cuộc sống trở nên tồi tệ hơn trước.
Câu 2: Sống trung thực sẽ mang lại cho con người những lợi ích nào sau đây?
1. Tự tin hơn trong cuộc sống.
2. Nhiều người sẽ xa lánh chúng ta.
3. Nâng cao phẩm giá của chúng ta.
4. Dễ làm mất lòng người khác.
5. Được mọi người xung quanh tin tưởng, yêu quý.
6. Được những người xung quanh tôn trọng.
7. Những cái xấu ở xung quanh chúng ta sẽ dần bị đẩy lùi.
-
A. 1, 3, 5, 6, 7.
- B. 1, 3, 4, 6, 7.
- C. 1, 2, 5, 6, 7.
- D. 1, 2, 4, 6, 7.
Câu 3: Chúng ta nên làm gì để rèn luyện thói quen tôn trọng sự thật?
- A. Đồng tình, bao che những hành động sai trái.
- B. Không cần làm gì vì nó là đức tính sẵn có của mỗi người.
-
C. Biết phê phán những hành động sai trái.
- D. Thường xuyên nói dối thầy cô, bạn bè.
Câu 4: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?
- A. Thường làm mất lòng người khác.
-
B. Tránh nhầm lẫn, oan sai xảy ra.
- C. Người nói thật sẽ bị kẻ xấu trả thù.
- D. Sự thật luôn làm đau lòng người.
Câu 5: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?
- A. Thường làm mất lòng người khác.
- B. Sự thật luôn làm đau lòng người.
- C. Người nói thật thường thua thiệt.
-
D. Giúp con người tin tưởng nhau.
Câu 6: Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về sự thật?
-
A. Tôn trọng sự thật bảo vệ những giá trị đúng đắn.
- B. Chỉ cần nói đúng sự thật với cấp trên của mình.
- C. Chỉ nói đúng sự thật khi nhiều người biết sự việc.
- D. Cần phải nói thật trong những trường hợp cần thiết.
Câu 7: Em tán thành ý kiến nào dưới đây về tính trung thực?
-
A. Phải trung thực với mọi người và trung thực với chính bản thân mình.
- B. Cần phải trung thực trong những trường hợp cần thiết.
- C. Có thể nói không đúng sự thật khi không có ai biết rõ sự thật
- D. Chỉ cần trung thực với cấp trên
Câu 8: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện đức tính tôn trọng sự thật?
-
A. Nhặt được của rơi trả người đánh mất.
- B. Nói dối mẹ để đi chơi game.
- C. Tung tin bịa đặt nói xấu bạn trên facebook.
- D. Giả vờ ốm để không phải đi học.
Câu 9: Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm bằng thái độ như thế nào?
-
A. Dũng cảm, khéo léo, tinh tế và nhân ái.
- B. Nói thô tục nhưng đúng sự thật là được.
- C. Khéo léo, tinh tế và tránh cho biết sự thật.
- D. Không nói sự thật sợ người khác đau khổ.
Câu 10: Ý kiến nào sau đây là sai khi nói về trung thực?
- A. Trung thực là luôn luôn tôn trọng sự thật
-
B. Trung thực không có nghĩa là biết gì, nghĩ gì đều nói ra bất cứ lúc nào, ở đâu.
- C. Trung thực là tôn trọng bản thân mình.
- D. Cần phải trung thực với mọi người là trung thực với chính bản thân mình.
Câu 11: Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về biểu hiện của sự thật?
- A. Không ai biết thì không nói sự thật.
- B. Chỉ cần trung thực với cấp trên là đủ.
-
C. Không chấp nhận sự giả tạo, lừa dối.
- D. Nói bí mật của người khác cho bạn nghe.
Câu 12: Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?
- A. Tôn trọng sự thật góp phần bảo vệ cho lẽ phải, tránh oan sai, nhầm lẫn.
- B. Tôn trọng sự thật giúp mọi người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn.
-
C. Người tôn trọng sự thật luôn phải chịu thiệt thòi và có thể bị trả thù.
- D. Tôn trọng sự thật giúp tâm hồn than thản, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Câu 13: Câu tục ngữ: “Những người tính nết thật thà/Đi đâu cũng được người ta tin dùng” thể hiện ý nghĩa của việc chúng ta sống
- A. giản dị, cần cù.
- B. tiết kiệm, khiêm tốn.
-
C. tôn trọng sự thật.
- D. khiêm tốn, siêng năng.
Câu 14: Biểu hiện của tôn trọng sự thật là
- A. chỉ cần trung thực với cấp trên của mình.
-
B. suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.
- C. có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết.
- D. chỉ nói thật trong những trường hợp cần thiết.
Câu 15: Sếc – xpia đã từng nói: “Phải thành thật với mình, có thế mới không dối trá với người khác”. Câu nói đó nói đến điều gì?
-
A. Đức tính trung thực.
- B. Đức tính tiết kiệm.
- C. Đức tính khiêm tốn.
- D. Đức tính thật thà.
Câu 16: Hành vi nào sau đây không biết tôn trọng sự thật?
- A. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
-
B. Để đạt điểm cao khi kiểm tra N nhìn trộm bài của bạn.
- C. Nhặt được của rơi trả cho người bị mất.
- D. Không bao che cho bạn khi mắc lỗi.
Câu 17: Trên đường đi học, Thùy đã nhặt được chiếc ví, trong đó có các giấy tờ tùy thân và 2 triệu đồng. Nếu em là Thùy em sẽ:
- A. Giữ số tiền đó.
- B. Đem tặng cho người nghèo.
-
C. Mang đến công an để trả lại cho người mất.
- D. Để lại chỗ cũ, không cầm.
Câu 18: Trong giờ kiểm tra Loan thấy Nam sử dụng phao nên đã báo với giáo viên sau đó. Khi giáo viên hỏi Nam có sử dụng phao khi làm bài kiểm tra không? Nam đã trả lời là không. Hành động của Nam có tôn trọng sự thật không?
- A. Nam đã tôn trọng sự thật
-
B. Nam không tôn trọng sự thật.
- C. Nam đã trả lời trung thực
- D. Đáp án khác
Câu 19: Phát hiện bạn C đã tung tin không đúng sự thật trên mạng xã hội, mục đích gây sốc để nhận được nhiều lượt yêu thích và bình luận. Trong tình huống đó, nếu em là bạn của C thì em sẽ làm gì?
-
A. Khuyên bạn không nên làm như vậy.
- B. Bắt chước bạn, biết đâu mình lại nổi tiếng.
- C. Lờ đi không biết, không phải việc của mình.
- D. Nhờ bạn chỉ cách viết sao để câu nhiều like.
Câu 20: Bạn C và bạn A chơi rất thân với nhau. Vì A có mâu thuẫn với D, nên A đã bịa đặt rằng D là người ăn trộm đồ nhà hàng xóm. A muốn C đứng ra làm chứng cho mình là người nói đúng sự việc trên và đem chuyện này kể với các bạn trong lớp. Trong tình huống đó, nếu em là bạn C thì em sẽ làm gì?
-
A. Từ chối và khuyên bạn không nên làm như vậy.
- B. Vì là bạn thân, nên sẽ tì mọi cách giúp bạn.
- C. Lờ đi không biết, không phải việc của mình.
- D. Cho bạn là người xấu, không thèm chơi với bạn nữa
Câu 21: Trong giờ kiểm tra môn Toán em phát hiện bạn N đang sử dụng tài liệu trong giờ. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
-
A. Nhắc nhở và khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật.
- B. Coi như không biết.
- C. Bắt chước bạn để đạt điểm cao.
- D. Nói với cô giáo để bạn bị kỉ luật
Câu 22: Cuộc tranh luận đang xảy ra giữa các bạn trong lớp N, cùng một sự việc mà các bạn đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau. Nếu em là N, em sẽ làm gì?
- A. Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ai.
- B. Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo.
- C. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.
-
D. Lắng nghe, phân tích để chọn ý kiến đúng nhất.