Trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo học kỳ I

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo học kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Truyền thống gia đình, dòng họ là ……………………… mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.

  • A. Những bí mật
  • B. Những giá trị cốt lõi
  • C. Của cải vật chất
  • D. Những giá trị tốt đẹp

Câu 2: Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được gọi là?

  • A. Gia đình trên dưới có sự đoàn kết, đồng lòng nhất trí.
  • B. Tất cả thành viên được vui vẻ, gia đình hạnh phúc.
  • C. Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
  • D. Gia đình văn hóa, có nề nếp gia phong, tôn ti trật tự.

Câu 3: Quan tâm, giúp đỡ người khác, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người khó khăn, hoạn nạn là khái niệm nào dưới đây?

  • A. Yêu thương con người.
  • B. Giúp đỡ người khác.
  • C. Thương hại người khác.
  • D. Đồng cảm và thương hại.

Câu 4: Đâu là biểu hiện của lòng yêu thương con người?

  • A. Làm những điều mình thích cho người khác.
  • B.  Sự đồng cảm, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. 
  • C. Hạ thấp nhân phẩm của người được giúp đỡ.
  • D. Mục đích sau này được người đó trả ơn.

Câu 5: Kiên trì là tính cách làm việc miệt mài, quyết tâm giữ và thực hiện ý định đến cùng, ……………………

  • A. Gặp khó khăn, trở ngại sẽ tìm sự giúp đỡ
  • B. Tuy nhiên nếu thấy khó khăn thì bỏ cuộc
  • C. Dù gặp khó khăn, trở ngại cũng không nản chí
  • D. Cả A, B, C đều sai

Câu 6: Biểu hiện của sự kiên trì là

  • A. miệt mài làm việc.
  • B. quyết tâm làm đến cùng.
  • C. thường xuyên làm việc.
  • D. tự giác làm việc.

Câu 7: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?

  • A. Cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
  • B. Thường làm mất lòng người khác.
  • C. Người nói thật sẽ mất lòng bạn bè.
  • D. Cuộc sống trở nên tồi tệ hơn trước.

Câu 8: Sống trung thực sẽ mang lại cho con người những lợi ích nào sau đây?

1. Tự tin hơn trong cuộc sống.

2. Nhiều người sẽ xa lánh chúng ta.

3. Nâng cao phẩm giá của chúng ta.

4. Dễ làm mất lòng người khác.

5. Được mọi người xung quanh tin tưởng, yêu quý.

6. Được những người xung quanh tôn trọng.

7. Những cái xấu ở xung quanh chúng ta sẽ dần bị đẩy lùi.

  • A. 1, 3, 5, 6, 7.
  • B. 1, 3, 4, 6, 7.
  • C. 1, 2, 5, 6, 7.
  • D. 1, 2, 4, 6, 7.

Câu 9: Tự lập là tự làm lấy các công việc………………………………………..

  • A. Bằng khả năng của mình và sự giúp đỡ từ người khác
  • B. Bằng khả năng và sức lực của mình
  • C. Đơn giản, các công việc phực tạp thì nhờ sự giúp đỡ của người khác
  • D. Một đáp án khác

Câu 10: Những người luôn trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác là những người 

  • A. không tự lập.
  • B. biết dựa vào người khác.
  • C. lợi dụng người khác.
  • D. lười lao động.

Câu 11: Tự nhận thức bản thân là tự nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, đặc điểm riêng của mình để từ đó ……………..

  • A. Hoàn thiện bản thân
  • B. Che giấu đi khuyết điểm của mình
  • C. Chọn lựa điểm tốt để thể hiện
  • D. Phát huy điểm yếu

Câu 12: Tự hoàn thiện bản thân là một phẩm chất quan trọng của người thanh niên trong xã hội hiện đại, giúp cho mỗi cá nhân …………………….

  • A. Ngày một văn minh tiến bộ
  • B. Ngày một khôn lớn hơn
  • C. Ngày một phát triển tốt hơn
  • D. Có cuộc sống tốt đẹp

Câu 13: Ý nghĩa tự hào về truyền thống gia đình dòng họ là?

  • A. Truyền thống của gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực, vượt qua khó khăn, thử thách và nỗ lực vươn lên để thành công.
  • B. Chúng ta cần tự hào, nối tiếp và giữ gìn truyền thống của gia đình, dòng họ bằng hành động và thái độ phù hợp.
  • C. Cả A và B
  • D. Đáp án khác

Câu 14: Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ gọi là:

  • A. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
  • B. Xây dựng gia đình văn hóa.
  • C. Khoan dung.
  • D. Đoàn kết, tương trợ.

Câu 15: Lòng yêu thương con người

  • A. xuất phát từ tấm lòng chân thành, vô tư, trong sáng. 
  • B. xuất phát từ mục đích sau này được người đó trả ơn.
  • C. hạ thấp giá trị của những người được giúp đỡ.
  • D. làm những điều có hại cho người khác.

Câu 16: Những hành vi thể hiện việc có lối sống yêu thương mọi người.

  • A. Biết chia sẻ suy nghĩ với mọi người xung quanh.
  • B. Không góp ý cho ai cả vì sợ mất lòng.
  • C. Khi chỉ định mới phát biểu vì sợ phát biểu sai bạn cười.
  • D. Sống khép kín, không quan tâm mọi việc xung quanh

Câu 17: Siêng năng, kiên trì sẽ được mọi người

  • A. Tin tưởng và yêu quý.
  • B. Cho rằng năng lực kém.
  • C. Đánh giá là kém thông minh.
  • D. Tư chất chưa tốt lắm.

Câu 18: Siêng năng, kiên trì sẽ giúp chúng ta

  • A. bản thân cảm thấy vui vẻ hơn.
  • B. sống tự do hơn trong xã hội.
  • C. thành công trong cuộc sống.
  • D. tự tin trong mắt người khác.

Câu 19: Chúng ta nên làm gì để rèn luyện thói quen tôn trọng sự thật?

  • A. Đồng tình, bao che những hành động sai trái.
  • B. Không cần làm gì vì nó là đức tính sẵn có của mỗi người.
  • C. Biết phê phán những hành động sai trái.
  • D. Thường xuyên nói dối thầy cô, bạn bè.

Câu 20: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?

  • A. Thường làm mất lòng người khác.
  • B. Tránh nhầm lẫn, oan sai xảy ra.
  • C. Người nói thật sẽ bị kẻ xấu trả thù.
  • D. Sự thật luôn làm đau lòng người.

Câu 21: Các em cần làm gì để rèn luyện tính tự lập trong học tập và cuộc sống hằng ngày?

  • A. Chỉ làm khi cảm thấy việc đó là có lợi cho bản thân
  • B. Cần chủ động làm việc, tự tin và quyết tâm khi thực hiện hành động.
  • C. Chúng ta còn nhỏ chỉ cần nhờ bố mẹ giúp là được
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 22:  Một trong những biểu hiện của tính tự lập là

  • A. không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
  • B. dựa dẫm vào gia đình để vươn lên trong cuộc sống.
  • C. luôn dựa vào người khác, nếu mình có thể nhờ được.
  • D. tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công.

Câu 23: Nội dung nào dưới đây không nói về việc tự nhận thức?

  • A. Em thích học môn Văn nhất.
  • B. Bố mẹ là người em yêu quý nhất.
  • C. Em còn thiếu kiên trì trong học tập.
  • D. Không cần phải tự đánh giá về bản thân.

Câu 24: Việc đánh giá thấp bản thân mình sẽ làm cho nhiều người trở nên 

  • A. tự cao, tự đại.
  • B. tự ti và mặc cảm.
  • C. thẹn thùng, e lệ.
  • D. khiêm tốn, nhường nhịn

Câu 25: Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là

  • A. làm rạng rỡ thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.
  • B. làm cho đất nước ta có nhiều mặt hàng để xuất khẩu.
  • C. giúp cho chúng ta có thể giao lưu được với rất nhiều bạn bè. 
  • D. giúp cho chúng ta không phải lo về việc làm, thu nhập.

Câu 26: Câu tục ngữ khuyên chúng ta giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là:

  • A. Có đi có lại, mới toại lòng nhau.
  • B. Giấy rách phải giữ lấy lề.
  • C. Cá không ăn muối cá ươn.
  • D. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Câu 27: Biểu hiện một học sinh sống chan hòa là?

  • A. Trong giờ kiểm tra cho bạn chép bài
  • B. Miễn cưỡng tham gia các hoạt động tập thể
  • C. Không xây dựng đóng góp bài tập trong giờ học
  • D. Giúp đỡ bạn học kém trong lớp vươn lên trong học tập

Câu 28: Đâu là cách rèn luyện lối sống yêu thương con người?

  • A. Ghen tị với người có cuộc sống giàu sang 
  • B. Nhường nhịn, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau
  • C. Thấy sai thì giấu cho bạn bè để không bị thầy cô mắng
  • D. Không có đáp án nào đúng

Câu 29: Ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì là giúp con người

  • A. thật thà trước hành động việc làm của mình.
  • B. thành công trong công việc và cuộc sống.
  • C. sống tiết kiệm cho bản thân và gia đình.
  • D. có được tiếng tăm trong gia đình và xã hội.

Câu 30: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính siêng năng, kiên trì?

  • A. Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà
  • B. Gặp bài tập khó là Bắc không làm
  • C. Chưa học bài, Nam đã đi chơi
  • D. Hưng thường xuyên đi đá bóng cùng bạn

Câu 31: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?

  • A. Thường làm mất lòng người khác.
  • B. Sự thật luôn làm đau lòng người.
  • C. Người nói thật thường thua thiệt.
  • D. Giúp con người tin tưởng nhau.

Câu 32: Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về sự thật?

  • A. Tôn trọng sự thật bảo vệ những giá trị đúng đắn.
  • B. Chỉ cần nói đúng sự thật với cấp trên của mình.
  • C. Chỉ nói đúng sự thật khi nhiều người biết sự việc.
  • D. Cần phải nói thật trong những trường hợp cần thiết.

Câu 33: Trong các biểu hiện dưới đây đâu là biểu hiện của tính tự lập?

  • A. Tự suy nghĩ, tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
  • B. Ỷ lại vào người khác, lười nhác, không nỗ lực, dựa dẫm, thiếu trách nhiệm...
  • C. Cả A và B đúng
  • D. Cả A và B sai

Câu 34: Vì sao các bạn học sinh cần rèn luyện tính tự lập ngay khi còn nhỏ?

  • A. Tự lập giúp chúng ta tự tin, bản lĩnh cá nhân, dễ thành công trong cuộc sống, xứng đáng được người khác kính trọng.
  • B. Tự lập giúp chúng ta trở nên xuất xắc trong cái nhìn của bố mẹ
  • C. Giúp chúng ta nổi tiếng
  • D. Được người khác iu quý và ngưỡng mộ

Câu 35: Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của sống tích cực, tự giác, tự nhận thức bản thân?

  • A. Giúp bản thân làm được mọi điều
  • B. Xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp
  • C. Rèn luyện những kỹ năng cần thiết
  • D. Mở mang tầm hiểu biết

Câu 36: Tự nhận thức bản thân là gì?

  • A. Tự nhận thức bản thân là biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm suy của mình.
  • B. Tự nhận thức bản thân là khả năng, năng khiếu hiểu rõ chính xác bản thân, biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm suy của mình.
  • C. Tự nhận thức bản thân là khả năng, năng khiếu hiểu rõ chính xác bản thân.
  • D. Tự nhận thức bản thân là biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm suy của mình.

Câu 37: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

  • A. B chê nghề làm đồ gốm truyền thống của gia đình là nghề lao động vất vả, tầm thường.
  • B. L rất thích nghe cha mẹ kể về truyền thống gia đình, dòng họ mình.
  • C. T cho rằng gia đình, dòng họ mình không có truyền thống tốt đẹp nào.
  • D. T cho rằng dòng họ là những gì xa vời, không cần quan tâm lắm.

Câu 38: Đâu không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta? 

  • A. Truyền thống hiếu học.                             
  • B. Buôn thần bán thánh.
  • C. Truyền thống yêu nước.                            
  • D. Truyền thống nhân nghĩa. 

Câu 39: Ý nào dưới đây biểu hiện của lòng yêu thương con người?

  • A. Hạ thấp nhân phẩm của người được giúp đỡ.
  • B. Mục đích sau này được người khác trả ơn.
  • C. Tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện. 
  • D. Làm những điều bất lợi cho người khác.

Câu 40: Đâu là cách rèn luyện lối sống yêu thương con người?

  • A. Ghen tị với người có cuộc sống giàu sang  
  • B. Nhường nhịn, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau
  • C. Thấy sai thì giấu cho bạn bè để không bị thầy cô mắng
  • D. Không có đáp án nào đúng

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ