Tìm hiểu nhiệt độ của một số đông vật biến nhiệt liên quan đến sư trao đổi nhiệt với môi trường như thế nào ?

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

1. Tìm hiểu nhiệt độ của một số động vật biến nhiệt liên quan đến sư trao đổi nhiệt với môi trường như thế nào ? Cơ thể người thường có những biểu hiện như thế nào khi nhiệt độ bên ngoài thay đổi ?

Bài Làm:

Động vật biến nhiệt là các động vật có thân nhiệt thay đổi đáng kể, có khả năng duy trì cân bằng nội môi về nhiệt. Thông thường thì sự thay đổi bằng với nhiệt độ môi trường xung quanh.

Những biểu hiện của cơ thể con người khi nhiệt độ bên ngoài thay đổi :

- Khi lạnh :

 25 độ C. Ở nhiệt độ này, cơ thể sẽ bắt đầu run để tạo ra nhiệt bên trong và duy trì nhiệt độ chính. Vùng dưới đồi trong não kích hoạt cơ chế điều hòa nhiệt độ. Kết quả là các mạch cung cấp máu tới các chi (tay và chân) bắt đầu co lại để tránh mất nhiệt từ các cơ quan chính.

 Dưới 20 độ C. Khi ở nhiệt độ khoảng 20 độ C và thấp hơn, tất cả các phản ứng khác của cơ thể được khởi động:

  • Cơ bụng co lại: Co cơ là một trong những cách tốt nhất của cơ thể để tạo ra nhiệt. Quá lạnh có thể gây run đến mức cơ thể có thể tăng sinh nhiệt gấp 5 lần.
  • Chuyển hóa chậm lại: Tất cả các phản ứng hóa học trong cơ thể đều cần năng lượng. Ở nhiệt độ lạnh hơn, cơ thể phải dành nhiều năng lượng hơn để giữ ấm. Vì vậy, nó phải làm chậm chuyển hóa để tránh tiêu hao năng lượng không cần thiết. Nhưng ở nhiệt độ này, nếu bạn ăn những loại thực phẩm tạo nhiệt, uống đồ nóng sẽ giúp cơ thể điều tiết nhiệt độ bên trong.
  • Nước tiểu bắt đầu tăng: khi cơ thể bị lạnh, do sự co lại của các mạch máu, huyết áp gia tăng. Để huyết áp trở lại bình thường, cơ thể loại bỏ nước qua đường tiết niệu để khôi phục lại thể tích dịch. Vì vậy bạn đi tiểu nhiều lần hơn vào mùa đông.
  • Giảm chức năng cơ thể: Khi nhiệt độ xung quanh giảm xuống khoảng 10 độ C, những tác động có thể được thấy rõ ở những phản ứng thể chất và hành vi. 13 độ C là ngưỡng tối đa để thực hiện những hoạt động thể lực một cách dễ dàng. Ở 12 độ C, bạn có thể trở nên vụng về và không thể thực hiện những hoạt động thể chất phức tạp. Nhầm lẫn, óc phán đoán kém, thiếu phối hợp, líu lưỡi có thể xảy ra do ảnh hưởng của nhiệt độ lạnh lên hệ thần kinh.

 Dưới 10 độ C. Ở nhiệt độ trên dưới khoảng 8 độ C, bạn sẽ hoàn toàn mất cảm giác xúc giác. Chân tay sẽ trở nên tê cứng, trong khi tất cả phản ứng cơ thể khác được điều khiển cùng một lúc. Ở nhiệt độ này, nếu bạn không nỗ lực sản sinh và bảo toàn nhiệt bên trong, thân nhiệt cơ bản có thể giảm nghiêm trọng. Nếu thân nhiệt xuống mức 32 độ C, cơ thể sẽ không đủ năng lượng để sản sinh nhiệt, kết quả là thân nhiệt tiếp tục giảm. Nếu giảm xuống 28 độ C, nhịp tim sẽ chậm lại, bạn có thể mất tri giác. Khi thân nhiệt còn 20 độ C, tim bạn sẽ ngừng đập.

Đáng ngạc nhiên là phản ứng của cơ thể với lạnh có thể bảo vệ chúng ta khỏi bị hạ thân nhiệt theo cách tốt hơn mà cơ thể làm. Vì vậy, ngay cả khi nhiệt độ xung quanh giảm dưới 0 độ C, chúng ta có thể sống sót nếu ở trong phòng ấm, mặc quần áo ấm và bổ sung đúng cách các loại đồ uống và thực phẩm tạo nhiệt.

-Khi nóng :

Khi thời tiết quá nóng, cơ thể chúng ta sẽ hoạt động nhiều hơn đồng thời sẽ tạo ra nhiều mồ hôi để giúp cơ thể được “nguội” hơn. Tuy nhiên, trong một số điều kiện, sự tiết mồ hôi xảy ra bị hạn chế khiến cho nhiệt độ cơ thể càng tăng nhanh.

Điều này thường xảy ra khi khí hậu nóng ẩm hoặc khi cơ thể bị mất quá nhiều nước nên không còn “vốn” để tiết ra mồ hôi. Sự tiết mồ hôi bị hạn chế thường gặp ở nhóm người cao tuổi hoặc những người đang phải sử dụng thường xuyên một số loại dược phẩm. Riêng trẻ em thì sự sản xuất mồ hôi rất hạn chế và nhiệt độ cơ thể sẽ tăng một cách rất nhanh chóng.

Nếu phải hứng chịu những đợt nắng nóng kéo dài thì những người đang mang sẵn những căn bệnh khó trị thì bệnh tình càng trở nên tồi tệ hơn ví dụ như nắng nóng có thể “kích động” cho một sự nhồi máu cơ tim hoặc có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn, chẳng hạn như: tổn thương não hoặc là tổn thương những cơ quan, bộ phận quan trọng trong cơ thể.

 

 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Khoa học tự nhiên 8 bài 23 : Phương trình cân bằng nhiệt

Xem thêm các bài Khoa học tự nhiên 8, hay khác:

Để học tốt Khoa học tự nhiên 8, loạt bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 8 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Chủ đề 1: Mở đầu môn khoa học tự nhiên

Chủ để 2: Không khí, nước

Chủ đề 3: Dung dịch

Chủ đề 4: Các loại hợp chất vô cơ

Chủ đề 5: Phi kim

Chủ đề 6: Áp suất, lực đẩy ác-si-mét

Chủ đề 7: Công, công suất cơ năng

Chủ đề 8: Nhiệt và truyền nhiệt

Chủ đề 9: Nâng cao sức khỏe trong trường học

Chủ đề 10: Sinh vật với môi trường sống

Chủ đề 11: Môi trường và biến đổi khí hậu

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.