Khoa học tự nhiên 8 bài 6: Oxit

Soạn bài 6: Oxit - sách VNEN khoa học tự nhiên 8 trang 44. Phần dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học, cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học

A. Hoạt động khởi động

Hãy viết công thức hóa học của ba chất là oxit mà em biết. Cho biết thành phần các nguyên tố trong các oxit đó.

Theo em, oxit là gì?

Xem lời giải

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Định nghĩa, cách gọi tên

1. Định nghĩa

1. Hãy dùng các từ/ cụm từ thích hợp cho dưới đây để hoàn thành khái niệm về oxit

(một, hai, ba, kim loại, phi kim, oxi)

Oxit là hợp chất của $...(1)...$ nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là $...(2)...$

Xem lời giải

2. Viết công thức hóa học chung của oxit.

Xem lời giải

3. Cho các chất: $CuO,\; N_2O_5,\;SO_3,\;FeO,\;K_2O$. Những chất nào thuộc loại oxit axit? Những chất nào thuộc loại oxit bazo?

Xem lời giải

2. Gọi tên

a) Tên oxit kim loại

b) Tên oxit phi kim

Hãy gọi tên các oxit sau:

a) $K_2O,\;MgO,\; Cu_2O,\; Al_2O_3$.

b) $NO,\;N_2O,\;NO_2,\;SO_3,\;P_2O_5$.

Xem lời giải

II. Tính chất hóa học của oxit

1. Tính chất hóa học của oxit bazo

Thực hiện các thí nghiệm sau và ghi các hiện tượng quan sát được theo bảng dưới đây:

Thí nghiệmCách tiến hànhHiện tượng quan sát được
1. Tác dụng với nướcCho một mẩu CaO (khoảng bằng hạt ngô) vào cốc thủy tinh có chứa khoảng 50 ml $H_2O$. 
Cho một lượng nhỏ bột CuO (khoảng bằng hạt đậu xanh) vào ống nghiệm, sau đó nhỏ khoảng 2 ml $H_2O$ vào. Lắc đều ống nghiệm, đun nóng nhẹ sau đó để yên và quan sát. 
2. Tác dụng với axitCho một lượng nhỏ bột CuO (khoảng bằng hạt đậu xanh) vào ống nghiệm, sau đó nhỏ từ từ dung dịch HCl 2M vào, vừa nhỏ vừa lắc đều ống nghiệm (có thể đun nóng nhẹ) cho tới khi CuO tan hết. 

1. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra trong hai thí nghiệm ở trên (nếu có).

2. Từ các thí nghiệm và thông tin ở trên hãy nêu các tính chất hóa học của oxit bazo, mỗi tính chất lấy ít nhất một phản ứng hóa học cụ thể minh họa.

Xem lời giải

2. Tính chất hóa học của oxit axit

Thực hiện các thí nghiệm sau và ghi các hiện tượng quan sát được theo bảng sau:

Thí nghiệmCách tiến hànhHiện tượng quan sát được
1. Tác dụng với nướcSục khí $CO_2$ vào ống nghiệm có chứa khoảng 2 ml $H_2O$ và một mẩu giấy quỳ tím. 
2. Tác dụng với dung dịch bazoSục từ từ khí $CO_2$ vào ống nghiệm chứa khoảng 2 ml dung dịch bazo $Ca(OH)_2$ cho tới khi dung dịch bị vẩn đục màu trắng. 

1. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra trong hai thí nghiệm trên.

2. Dựa vào các thí nghiệm, thông tin ở trên và các tính chất hóa học của oxit bazo, hãy nêu các tính chất hóa học của oxit axit, mỗi tính chất viết một PTHH cụ thể để minh họa.

Xem lời giải

III. Khái quát về sự phân loại oxit

Dựa vào tính chất hóa học của các oxit, người ta chia các oxit thành những loại oxit nào? Mỗi loại cho một ví dụ minh họa.

Xem lời giải

IV. Một số oxit quan trọng

1. Canxi oxit (CaO)

a) Tính chất vật lí

b) Tính chất hóa học

1. Canxi oxit axit hay oxit bazo? Hãy dự đoán các tính chất hóa học của canxi oxit.

Xem lời giải

2. Nêu cách tiến hành và thực hiện một số thí nghiệm để kiểm chứng các tính chất hóa học của canxi oxit mà em đã dự đoán (ghi theo bảng phía dưới), từ đó rút ra các tính chất hóa học của canxi oxit.

TT

Tên thí nghiệm

Dụng cụ, hóa chấtCách tiến hànhHiện tượng quan sát được

Giải thích

Viết PTHH

1.    
2.    
3.    

Xem lời giải

c) Canxi oxit có những ứng dụng gì?

d) Canxi oxit được sản xuất như thế nào?

1. Nguyên liệu, nhiên liệu để sản xuất canxi oxit là gì?

Xem lời giải

2. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra trong quá trình sản xuất canxi oxit (quá trình nung vôi).

Xem lời giải

2. Lưu huỳnh đioxit ($SO_2$)

a) Tính chất vật lí

Lưu huỳnh đioxit nặng hay nhẹ hơn không khí? Tại sao?

Xem lời giải

b) Tính chất hóa học 

1. Lưu huỳnh đioxit là oxit axit hay oxit bazo? Hãy dự đoán các tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit.

Xem lời giải

2. Nêu cách tiến hành và thực hiện một số thí nghiệm để kiểm chứng các tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit mà em đã dự đoán (ghi theo bảng phía dưới), từ đó rút ra các tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit.

TT

Tên thí nghiệm

Dụng cụ, hóa chấtCách tiến hànhHiện tượng quan sát được

Giải thích

Viết PTHH

1.    
2.    
3.    

Xem lời giải

c) Lưu huỳnh đioxit có những ứng dụng gì?

d) Lưu huỳnh đi oxit được điều chế như thế nào?

Trong phòng thí nghiệm

1. $SO_2$ được điều chế trong phòng thí nghiệm từ các hóa chất nào?

Xem lời giải

2. Viết PTHH của phản ứng giữa dung dịch $H_2SO_4$ và muối $Na_2SO_3$, biết sản phẩm tạo thành là khí $SO_2$, $H_2O$ và muối $Na_2SO_4$.

Xem lời giải

3. Người ta thu khí $SO_2$ như thế nào? Tại sao lại có thể thu khí $SO_2$ như vậy? Cho biết vai trò của bông tẩm dung dich NaOH.

Xem lời giải

Trong công nghiệp

Trong công nghiệp, $SO_2$ được điều chế như nào (từ nguyên liệu nào? cách điều chế như thế nào?)

Xem lời giải

C. Hoạt động luyện tập

1. Lập công thức hóa học của nhôm oxit, biết nhôm có hóa trị III.

Xem lời giải

2. Viết công thức hóa học của 2 oxit axit và 2 oxit bazo. Gọi tên các oxit đó

Xem lời giải

3. Hãy cho biết trong các hợp chất sau: $CO,\; CO_2,\; CuO,\; BaO,\; NO,\;SO_3,\;CaCO_3,\;HNO_3,\;Ag_2O$, hợp chất nào là oxit axit? Hợp chất nào là oxit bazo?

Xem lời giải

4. Viết PTHH cho mỗi chuyển đổi sau:

Viết PTHH cho mỗi chuyển đổi sau

Xem lời giải

5. Hãy nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học

a) $CaO,\; CaCO_3$

b) $CaO,\; MgO$

Xem lời giải

6. Tính thể tích khí $SO_2$ cần dùng để tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch $NaOH$ 0,1 M tạo thành muối natri sunfit ($Na_2SO_3$).

Xem lời giải

7. Cho 12 gam hỗn hợp A gồm $MgO$ và $Fe_2O_3$. Tính khối lượng mỗi oxit trong A, biết rằng để hòa tan hết 12 gam A cần vừa ddue 250 ml dung dịch $HCl$ 2M.

Xem lời giải

D. Hoạt động vận dụng

Hãy kể tên và viết công thức hóa học của 5 oxit mà em biết. Cho biết chúng thuộc loại oxit nào? Oxit nào thường gặp trong đời sống hằng ngày?

Viết PTHH của các phản ứng hóa học xảy ra (nếu có) khi cho lần lượt các oxit đó tác dụng với:

a) Dung dịch $HCl$

b) Dung dịch $KOH$

Xem lời giải

Xem thêm các bài Khoa học tự nhiên 8, hay khác:

Để học tốt Khoa học tự nhiên 8, loạt bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 8 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Chủ đề 1: Mở đầu môn khoa học tự nhiên

Chủ để 2: Không khí, nước

Chủ đề 3: Dung dịch

Chủ đề 4: Các loại hợp chất vô cơ

Chủ đề 5: Phi kim

Chủ đề 6: Áp suất, lực đẩy ác-si-mét

Chủ đề 7: Công, công suất cơ năng

Chủ đề 8: Nhiệt và truyền nhiệt

Chủ đề 9: Nâng cao sức khỏe trong trường học

Chủ đề 10: Sinh vật với môi trường sống

Chủ đề 11: Môi trường và biến đổi khí hậu

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.