Khoa học tự nhiên 8 bài 3: Oxi - Không khí

Soạn bài 3: Oxi - Không khí - sách VNEN khoa học tự nhiên 8 trang 14. Phần dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học, cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học

A. Hoạt động khởi động

Tại sao các nhà leo núi hoặc những người thợ lặn phải đeo các bình dưỡng khí hoặc các thiết bị đặc biệt?

Tại sao động vật sống dưới nước dễ gặp phải tình trạng thiếu oxi hơn động vật sống trên cạn?

Xem lời giải

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tính chất vật lí của oxi

Đọc thông tin và điền vào bảng.

Thông tin: Sgk trang 15

  • Kí hiệu hóa học của nguyên tố oxi: $....................$
  • Công thức hóa học của đơn chất (khí) oxi: $....................$
  • Nguyên tử khối: $....................$
  • Phân tử khối: $....................$

Tính chất vật lí:

  • Trạng thái: $....................$
  • Màu sắc: $....................$
  • Mùi vị: $....................$
  • Khí $O_2$ tan nhiều hay tan ít trong nước? $....................$
  • Khí oxi nặng hơn hay nhẹ hơn không khí? Tại sao? $....................$

Xem lời giải

2. Tính chất hóa học của oxi

a) Oxi tác dụng với kim loại và phi kim

Thí nghiệm 1:

Nêu hiện tượng quan sát được. So sánh mức độ cháy của lưu huỳnh trong không khí và của lưu huỳnh trong oxi.

Viết PTHH của phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên, biết rằng khi lưu huỳnh (S) cháy trong oxi ($O_2$) tạo thành khí lưu huỳnh didoxxit ($SO_2$) (còn gọi là khí sunfuro) và rất ít lưu huỳnh trioxit.

Xem lời giải

Thí nghiệm 2:

Nêu hiện tượng quan sát được. So sánh mức độ cháy của photpho trong không khí và mức độ cháy của photpho trong oxi.

Viết PTHH của phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên (chú ý điều kiện của phản ứng), biết khi đốt photpho trong oxi tạo thành điphotpho pentaoxit $P_2O_5$ (ở dạng bột trắng, tan được trong nước).

Xem lời giải

Thí nghiệm 3:

Nêu hiện tượng quan sát được trong quá trình thí nghiệm.

Viết PTHH của phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên, biết khi đốt cháy sắt trong oxi, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là sắt (II, III) oxit, công thức hóa học là $Fe_3O_4$ thường được gọi là oxit sắt từ.

Xem lời giải

b) Oxi có tác dụng được với hợp chất không?

Viết phương trình phản ứng giữa metan với oxi

$CH_4 + O_2 \rightarrow .......$

Xem lời giải

2. Hãy chọn từ/ cụm từ thích hợp cho dưới đấy để điền vào chỗ trống trong kết luận sau về tính chất hóa học của oxi.

(1) kim loại rất hoạt động; phim kim hoạt động bình thường; phi kim rất hoạt động.

(2) ở nhiệt độ cao; ở nhiệt độ thường; ở nhiệt độ thấp.

(3) lưu huỳnh; đồng; photpho; sắt; metan, $CH_4$; cacbon; propan, $C_3H_8$; butan, $C_4H_10$.

(4) I; II; III.

Kết luận:

Khí oxi là một đơn chất $...(1)...$, đặc biệt khi $...(2)...$, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim (như $...(3)...$), nhiều kim loại (như $...(3)...$) và hợp chất (như $...(3)...$). Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị $...(4)...$

Xem lời giải

II. Sự oxi hóa. Phản ứng hóa hợp

1. Sự oxi hóa

Vậy sự oxi hóa một chất là gì?  Điền từ/ cụm từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để hoàn thành định nghĩa về sự oxi hóa.

(một chất, hai chất, nhiều chất, đơn chất, hợp chất)

Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với $...(1)...$ (chất đó có thể là $...(2)....$ hoặc $...(3)...$)

Xem lời giải

2. Phản ứng hóa hợp

Hãy nhận xét, ghi số chất phản ứng và số chất chất sản phẩm trong các phản ứng hóa học sau đây và trả lời câu hỏi:

Phản ứng hóa họcSố chất phản ứngSố chất sản phẩm
(1) $4P + 5O_2 \rightarrow 2P_2O_5$21
(2) $3Fe + 2O_2 \rightarrow Fe_3O_4$  
(3) $CaO + H_2O \rightarrow Ca(OH)_2$  
(4) $CO_2 + H_2O + CaCO_3 \rightarrow Ca(HCO_3)_2$  

So sánh điểm giống và khác nhau về số chất tham gia phản ứng và số chất sản phẩm trong các phản ứng hóa học trên.

Chọn từ hoặc cụm từ cho dưới đây để hoàn thành định nghĩa phản ứng hóa hợp: 

(1) Một chất mới, hai chất mới.

(2) một ban đầu; hai chất ban đầu; hai hay nhiều chất ban đầu.

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có $...(1)...$ được tạo thành từ $...(2)....$

Xem lời giải

III. Ứng dụng của oxi

Khí oxi có ứng dụng gì trong cuộc sống?

Xem lời giải

Quá trình hô hấp của sinh vật là quá trình lấy oxi và thải khí cacbonic. Khí oxi được cơ thể lấy vào và sử dụng như thế nào trong cơ thể thực vật và cơ thể người?

Xem lời giải

Hô hấp là quá trình vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người. Nếu hệ hô hấp bị tổn thương thì cơ thể sẽ suy yếu rất nhanh và nếu không thở được, chỉ sau vài phút đã tử vong. Vậy chúng ta phải làm gì để giữ gìn và bảo vệ hô hấp?

Xem lời giải

Khí oxi có vai trò gì trong sự cháy?

Xem lời giải

Sự đốt cháy nhiên liệu là quá trình các nhiên liệu phản ứng với oxi và tỏa nhiều nhiệt. Hãy kể tên các ứng dụng sử dụng quá trình đốt cháy nhiên liệu này trong đời sống.

Xem lời giải

Tại sao nói sử dụng nhiên liệu hợp lí và tiết kiệm năng lượng là cách bảo vệ môi trường hiệu quả?

Xem lời giải

IV. Điều chế oxi. Phản ứng phân hủy

1. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm

Cho một lượng nhỏ thuốc tím ($KMnO_4$) vào ống nghiệm, nung nóng trên ngọn lửa đèn cồn.

Đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm.

Nêu hiện tượng và giải thích.

Xem lời giải

Quan sát hình và cho biết tên cách thu khí oxi (phương pháp đẩy nước, đẩy không khí). Giải thích

Quan sát hình và cho biết tên cách thu khí oxi (phương pháp đẩy nước, đẩy không khí). Giải thích

Xem lời giải

Vậy trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxi như thế nào?

Xem lời giải

Điền từ hoặc cụm từ cho dưới đây để hoàn thành kết luận về cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

(1) chứa oxi, giàu oxi, có nguyên tố oxi.

(2) dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, dễ bị phân hủy ở nhiệt độ thấp, dễ bị phân hủy ở nhiệt độ thường.

Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách nung nóng những hợp chất $...(1)...$ và $...(2)...$ như $KMnO_4$, $KClO_3$.

Xem lời giải

2. Phản ứng phân hủy

Hãy điền vào chỗ trống trong các cột ứng với các phản ứng sau:

Phản ứng hóa họcSố chất phản ứngSố chất sản phẩm
(1) $2KClO_3 \rightarrow 2KCl + 3O_2$  
(2) $2KMnO_4 \rightarrow K_2MnO_4 + MnO_2 + O_2$  
(3) $CaCO_3 \rightarrow CaO + CO_2$  

So sánh điểm giống và khác nhau về số chất tham gia phản ứng và số chất sản phẩm trong các phản ứng hóa học trên.

Xem lời giải

Điền từ/ cụm từ dưới đây để hoàn thành định nghĩa về phản ứng phân hủy

(1) một chất, hai chất, nhiều chất.

(2) một chất mới, hai chất mới, hai hay nhiều chất mới.

Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó $...(1)...$ sinh ra $...(2)...$

Xem lời giải

V. Không khí. Sự cháy

1. Thành phần của không khí

a) Thí nghiệm xác định thành phần của không khí

Oxi chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích của không khí? Khí không cháy còn lại là bao nhiêu phần trăm?

Xem lời giải

b) Ngoài khí oxi và nito, không khí còn chứa những chất gì khác?

Tìm dẫn chứng nêu rõ trong không khí có chứa một ít hơi nước.

Xem lời giải

c) Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và biện pháp bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm

Các hình ảnh trên cho thấy không khí bị ô nhiễm do những nguyên nhân nào

Các hình ảnh trên cho thấy không khí bị ô nhiễm do những nguyên nhân nào

Xem lời giải

Tác hại của ô nhiễm không khí là gì?

Xem lời giải

Biện pháp bảo vệ không khí trong lành là gì?

Xem lời giải

2. Sự cháy và sự oxi hóa chậm

a) Sự cháy

Sự cháy của một chất trong không khí và trong oxi có gì giống và khác nhau? Giải thích.

Xem lời giải

b) Sự oxi hóa chậm

Hãy tìm các ví dụ về hiện tượng tự bốc cháy.

Xem lời giải

3. Điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt sự cháy

Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vài dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa mà không dùng nước. Giải thích.

Xem lời giải

C. Hoạt động luyện tập

1. Người ta phải sử dụng bình oxi để thở trong những trường hợp nào?

Xem lời giải

2. Khi tiếp thêm củi vào bếp lửa, cách làm nào sau đây làm cho lửa mạnh hơn. Giải thích

Cách 1: Cho thanh củi to vào bếp

Cách 2: Chẻ mỏng nó ra rồi cho vào bếp

Cách 3: Thổi hoặc quạt thêm không khí vào.

Xem lời giải

3. Hãy viết PTHH của các phản ứng khi cho oxi tác dụng với: canxi, nhôm, kẽm, đồng, cacbon, lưu huỳnh, photpho (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)

Xem lời giải

4. Trong khí (gas) thường dùng có thành phần chính là khí propan  ($C_3H_8$) và butan ($C_4H_{10}$).

a) Viết PTHH của phản ứng xảy ra ở điều kiện thường khi đốt cháy hết khí (gas) giả thiết rằng sản phẩm cháy chỉ gồm $CO_2$ và $H_2O$.

b) Tính thể tích $CO_2$ thoát ra ở điều kiện thường khi đốt cháy hết 1 kg gas có thành phần chứa 26,4 % propan và 69,6 % butan, còn lại là tạp chất trơ không  cháy (cho rằng 1 mol khí chiếm 24 lít trong điều kiện thường).

Xem lời giải

5. Một buổi làm thực hành thí nghiệm cần 12 lọ oxi, mỗi lọ có dung tích khoảng 200 ml (ở điều kiện thường). Tính khối lượng $KMnO_4$ tối thiểu cần dùng để thu được lượng oxi trên (cho rằng 1 mol chiếm thể tích 24 lít ở điều kiện thường và không có sự hao hụt trong quá trình điều chế khí).

Xem lời giải

6. Hãy tưởng tượng mình là nguyên tố Oxi, hãy giới thiệu về bản thân mình.

Xem lời giải

7. Đọc những thông tin trong biểu đồ sau và cho biết ngoài các ứng dụng đã nêu, oxi còn có những ứng dụng gì?

Đọc những thông tin trong biểu đồ sau và cho biết ngoài các ứng dụng đã nêu, oxi còn có những ứng dụng gì?

Xem lời giải

D. Hoạt động vận dụng

1. Người ta ví "Cây xanh là nhà máy sản suất gluxit (cacbonhidrat) và oxi, đồng thời điều hòa lượng oxi trong khí quyển". Bạn hãy giải thích ý kiến đó bằng phương trình hóa học.

Tính thể tích khí cacbonic mà cây xanh đã hấp thụ được bằng quá trình quang hợp nếu quá trình đó giải phóng 134,4 $m^3$ khí oxi (đktc). Hiệu suất của quá trình tổng hợp đạt 80%. Từ đó em hãy nêu một hành động thiết thực nhất tại ra đình để góp phần bảo vệ môi trường

Xem lời giải

2. Trong đời sống hằng ngày, những quá trình nào sinh ra khí $CO_2$, quá trình nào tiêu thụ khí $CO_2$ sinh ra khí $O_2$?

Xem lời giải

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Em hãy tìm hiều về sự ô nhiễm không khí (Ô nhiễm không khí là gì? Nguyên nhân, tác hại và các biện pháp nhằm giảm sự ô nhiễm không khí).

Xem lời giải

2. Em hãy tìm hiểu về khả năng oxi kết hợp với chất hemoglobin trong máu.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Khoa học tự nhiên 8, hay khác:

Để học tốt Khoa học tự nhiên 8, loạt bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 8 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Chủ đề 1: Mở đầu môn khoa học tự nhiên

Chủ để 2: Không khí, nước

Chủ đề 3: Dung dịch

Chủ đề 4: Các loại hợp chất vô cơ

Chủ đề 5: Phi kim

Chủ đề 6: Áp suất, lực đẩy ác-si-mét

Chủ đề 7: Công, công suất cơ năng

Chủ đề 8: Nhiệt và truyền nhiệt

Chủ đề 9: Nâng cao sức khỏe trong trường học

Chủ đề 10: Sinh vật với môi trường sống

Chủ đề 11: Môi trường và biến đổi khí hậu

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.