Thực hiện các thí nghiệm sau và ghi các hiện tượng quan sát được theo bảng dưới đây

III. Axit sunfuric ($H_2SO_4$)

1. Tính chất vật lí

2. Tính chất hóa học 

a) Tính chất của dung dịch $H_2SO_4$ loãng

b) Một số tính chất hóa học riêng của $H_2SO_4$ đặc

Thực hiện các thí nghiệm sau và ghi các hiện tượng quan sát được theo bảng dưới đây:

Thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng quan sát được
1. $H_2SO_4$ đặc tác dụng với kim loại Lấy hai ống nghiệm sạch, cho vào mỗi ống một mẩu lá đồng nhỏ. Nhỏ vào ống nghiệm thứ nhất 1 ml dung dịch $H_2SO_4$ loãng, ống nghiệm thứ 2 1 ml dung dịch $H_2SO_4$ đặc. Đun nóng nhẹ cả hai ống nghiệm.  
2. Tính háo nước của $H_2SO_4$ đặc Cho một ít vụn giấy lọc, hoặc một ít đường kính vào cốc thủy tinh (loại 100 ml). Thêm từ từ 1 - 2 ml $H_2SO_4$ đặc vào.  

1. Viết PTHH xảy ra giữa $H_2SO_4$ đặc nóng và $Cu$

2. Em có nhận xét gì về khí thoát ra trong phản ứng giữa kim loại (như $Al,\; Zn,\;...$) với các dung dịch axit thông thường (như $HCl,\; H_2SO_4$ loãng ...) và trong phản ứng giữa kim loại $Cu$ với $H_2SO_4$ đặc nóng.

3. Hãy dự đoán sản phẩm tạo thành ở thí nghiệm 2.

4. Hãy nêu sự khác nhau về tính chất hóa học giữa $H_2SO_4$ đặc và $H_2SO_4$ loãng.

Bài Làm:

Thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng quan sát được
1. $H_2SO_4$ đặc tác dụng với kim loại Lấy hai ống nghiệm sạch, cho vào mỗi ống một mẩu lá đồng nhỏ. Nhỏ vào ống nghiệm thứ nhất 1 ml dung dịch $H_2SO_4$ loãng, ống nghiệm thứ 2 1 ml dung dịch $H_2SO_4$ đặc. Đun nóng nhẹ cả hai ống nghiệm.

$Cu$ trong ống nghiệm chứa axit đặc tan ra.

PTHH: $Cu + H_2SO_4 (đ) \overset{t^0}{\rightarrow} CuSO_4 + SO_2 + H_2O$

2. Tính háo nước của $H_2SO_4$ đặc Cho một ít vụn giấy lọc, hoặc một ít đường kính vào cốc thủy tinh (loại 100 ml). Thêm từ từ 1 - 2 ml $H_2SO_4$ đặc vào. Xuất hiện chất rắn màu đen.

Khí thoát ra trong hai trường hợp là khác nhau

  • Axit loãng, khí thoát ra là khí hidro
  • Axit đặc nóng, khí thoát ra là khí lưu huỳnh đioxit.

Sự khác nhau về tính chất của $H_2SO_4$ đặc và $H_2SO_4$ loãng:

  • Axit đặc: phản ứng với một số kim loại tạo thành khí lưu huỳnh đioxit, có tính háo nước.
  • Axit loãng: không tác dụng với một số kim loại như $Cu$

Xem thêm các bài Khoa học tự nhiên 8, hay khác:

Để học tốt Khoa học tự nhiên 8, loạt bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 8 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Chủ đề 1: Mở đầu môn khoa học tự nhiên

Chủ để 2: Không khí, nước

Chủ đề 3: Dung dịch

Chủ đề 4: Các loại hợp chất vô cơ

Chủ đề 5: Phi kim

Chủ đề 6: Áp suất, lực đẩy ác-si-mét

Chủ đề 7: Công, công suất cơ năng

Chủ đề 8: Nhiệt và truyền nhiệt

Chủ đề 9: Nâng cao sức khỏe trong trường học

Chủ đề 10: Sinh vật với môi trường sống

Chủ đề 11: Môi trường và biến đổi khí hậu

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.