Quan sát Hình 31.4 và dự đoán xương não bị giòn, để gây. Từ đó nêu tác hại của bệnh loãng xương.

II. MỘT SỐ BỆNH, TẬT LIÊN QUAN ĐẾN HỆ VẬN ĐỘNG

Câu hỏi 1. Quan sát Hình 31.4 và dự đoán xương não bị giòn, để gây. Từ đó nêu tác hại của bệnh loãng xương.

Câu hỏi 2. Tìm hiểu các bệnh về hệ vận động (nguyên nhân, số lượng người mắc) trong trường học và khu dân cư; đế xuất và tuyên truyền biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ vận động.

Bài Làm:

Câu 1. Dự đoán xương của người mắc bệnh loãng xương bị giòn, để gãy do mật độ chất khoáng thấp. Bệnh loãng xương gây nên các tác hại như giâm sự linh hoạt trong vận động cơ thể, tầng nguy cơ gãy xương.

Câu 2. Một số bệnh về hệ vận động

  • Thoái hóa khớp.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống.
  • Đau thần kinh tọa.
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Bệnh gout.
  • Viêm điểm bám gân.
  • Loãng xương.
  • Bệnh cơ xương khớp do chấn thương,...

Nguyên nhân

  • Bệnh do chấn thương như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, chấn thương thể thao…
  • Bệnh không do chấn thương gồm các bệnh lý như bệnh tự miễn hệ thống (viêm khớp dạng thấp, viêm khớp cột sống, lupus ban đỏ hệ thống, viêm cơ tự miễn, xơ cứng bì), viêm khớp tinh thể (gout), những loại bệnh thoái hóa xương khớp, viêm gân, u xương…

Biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ vận động

  • Chế độ dinh dưỡng: Thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu calcium như sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại hạt, cá, tôm… và các loại rau quả.
  • Chế độ vận động: Phần lớn người thừa cân, béo phì, ít vận động có nguy cơ cao mắc các bệnh về cơ xương khớp. Mỗi ngày, bạn nên thực hiện những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, chạy bộ… để bảo vệ sức khỏe cơ xương khớp.
  • Chế độ sinh hoạt và làm việc: Bạn cần thay đổi liên tục tư thế, tránh ngồi hay đứng quá lâu, hạn chế làm việc quá sức, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.
  • Kiểm soát tốt cân nặng: Vì lực đè nặng lên khớp nên tình trạng béo phì sẽ làm tổn thương tới các khớp. Bạn nên phải điều chỉnh cân nặng hợp lý nhằm giảm bớt sức nặng lên khớp.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải KHTN 8 kết nối bài 31 Hệ vận động ở người

I. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ VẬN ĐỘNG

Câu hỏi 1. Quan sát Hình 31.1, phân loại các xương vào ba phần của bộ xương.

Câu hỏi 2. Quan sát Hình 31.2, so sánh tư thế của tay khi cơ co và đản. Liên hệ kiến thức về đòn bấy đã học ở bài 19, cho biết tay ở tư thế nào có khả năng chịu tải tốt hơn.

Xem lời giải

III. Ý NGHĨA CỦA TẬP THỂ DỤC, THỂ THAO

Thảo luận: Thảo luận nhóm để thực hiện các yêu cầu sau:

Câu hỏi 1. Nêu ý nghĩa của luyện tập thể dục, thể thao.

Câu hỏi 2. Lựa chọn phương pháp luyện tập thể dục, thể thao phù hợp với lứa tuổi.

Xem lời giải

IV. THỰC HÀNH: SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ KHI NGƯỜI KHÁC BỊ GÃY XƯƠNG

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu hỏi 1. Khi thực hiện buộc cố định nẹp cần lưu ý những điều gì?

Câu hỏi 2. Có thể sử dụng những dụng cụ nào tương tự nẹp và dây vải rộng bản trong điều kiện thực tế khi sơ cứu và băng bó người khác bị gãy xương?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.