Tiết 13/Tuần 05
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
Ngày soạn:
Ngày dạy
- Mức độ cần đạt
- Kiến thức :
1/ Nhận biết: Nắm được khái niệm kiểu bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống;
b/ Thông hiểu:Xác định đúng vấn đề cần nghị luận trong văn bản nghị luận về một hiện tượng đời sống;
c/Vận dụng thấp:Xây dựng được dàn ý cho bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống;
d/Vận dụng cao:Viết được bài văn nghị luận về một một hiện tượng đời sống có bố cục mạch lạc, logic.
- Kĩ năng :
a/ Biết làm: nghị luận về một hiện tượng đời sống;
b/ Thông thạo: cấu trúc bài nghị luận xã hội
3.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: phân tích đề, lập dàn ý
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày một vấn đề về một hiện tượng đời sống;
c/Hình thành nhân cách: Biết đề ra biện pháp khắc phục cái xấu, có phương hướng phát huy cái tốt trong đời sống.
- Nội dung trọng tâm
- Kiến thức
- Nội dung, yêu cầu của bài văn NL về một hiện tượng đời sống
- Các thức triển khai bài văn NL về một hiện tượng đời sống
- Kĩ năng
- Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn NL về một hiện tượng đời sống
- Nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối với một hiện tượng đời sống
- Biết huy động các kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài văn NL về một hiện tượng đời sống
- Thái độ
Từ nhận thức về những vấn đề hiện tượng đời sống, có ý thức phát huy những hiện tượng tốt và phê phán những hiện tượng xấu..
- Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:
- Năng lực viết văn bản nghị luận xã hội ;
- Năng lực đọc – hiểu một văn bản nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Các năng lực chung như: thu thập kiến thức xã hội có liên quan; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực sử dụng, giao tiếp bằng tiếng Việt;
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
III. Chuẩn bị
- 1/Chuẩn bị của giáo viên
- -Giáo án
- -Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- -Những mẫu tin trên báo chí mang tính thời sự
- -Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- -Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
- 2/Chuẩn bị của học sinh
- -Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
- -Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
- -Đồ dùng học tập
- Tổ chức dạy và học.
- Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
- Kiểm tra bài cũ:
Qua văn bản của Xvai go, em hiểu thế nào là một nhà văn vĩ đại?
- Tổ chức dạy và học bài mới:
& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của Thầy và trò |
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: Dễ bị hỏng mắt, mắc bệnh tâm thần… vì nghiện chơi Pokemon Go(Nguồn: http://khampha.vn/tin-nhanh) Thông tin trên nêu ra hiện tượng gì? - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Đạy là hiện tượng xấu. Chơi Pokemon Go để lại nhiều tác hại - GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Văn nghị luận nói chung, nghị luận về một hiện tượng đời sống nói riêng là kiểu bài chúng ta thường gặp trong đời sống hằng ngày, trên báo chí và các phương tiên truyền thông đại chúng khác. Hơn nữa, ở bậc THCS, chúng ta cũng đã nghiên cứu khá kĩ kiểu bài này; vậy bây giờ em nào có thể nhắc lại những nội dung cơ bản đã học ở lớp 9? |
& 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
Họat động: TÌM HIỂU Tìm hiểu đề- Lập dàn ý: ( 15phút ). Thao tác 1: Tìm hiểu cách làm một bài nghị luận về một hiện tượng đạo lí
GV hướng dẫn HS thảo luận để biết cách làm một bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Tiếp theo hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu trong SGK.
a. Tìm hiểu đề: - Đề bài yêu cầu bàn về hiện tượng gì?
GV cho HS thực hiện yêu cầu của câu hỏi 2 và trình bày.
Hỏi: Nên chọn những dẫn chứng nào?
-Cần vận dụng những thao tác lập luận nào? -HS theo dõi, nắm lại kiến thức đã học ở lớp 9. HS đọc đề văn, bước đầu hiểu được: + Tên văn bản + Nội dung + Ý nghĩa khái quát.
HS đọc tư liệu tham khảo“Chia chiếc bánh của mình cho ai?” (SGK) HS trả lời cá nhân: - Đề bài yêu cầu bày tỏ ý kiến: việc làm của anh Nguyễn Hữu Ân - vì tình thương “dành hết chiếc bánh thời gian của mình” chăm sóc cho hai người mẹ bị bệnh hiểm nghèo. - Luận điểm: + Việc làm của Nguyễn Hữu Ân: đã nêu một tấm gương về lòng hiếu thảo, vị tha, đức hi sinh của thanh niên. + Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân là một hiện tượng sống đẹp, thế hệ ngày nay cần có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân. + Bên cạnh đó, còn một số người có lối sống ích kỉ, vô tâm, đáng phê phán, “lãng phí chiếc bánh thời gian vào những việc vô bổ”. + Bài học: Tuổi trẻ cần dành thời gian tu dưỡng, lập nghiệp, sống vị tha để cuộc đời ngày một đẹp hơn. - Dẫn chứng: + Một số việc làm có ý nghĩa của thanh niên ngày nay tương tự như Nguyễn Hữu Ân: dạy học ở các lớp tình thương, giúp đỡ người tàn tật có hoàn cảnh neo đơn, tham gia phong trào tình nguyện… + Một số việc làm đáng phê phán của thanh niên học sinh: bỏ học ra ngoài chơi điện tử, đánh bi a, tham gia đua xe… - Thao tác nghị luận: phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ.
Thao tác 2: Lập dàn ý: - SGK đã gợi ý, dẫn dắt cụ thể. Sử dụng các câu hỏi của SGK và dựa vào kết quả tìm hiểu đề ở trên, GV yêu cầu HS thảo luận để lập dàn ý.
Nhóm 1: Phần mở bài cần nêu lên những gì? Giới thiệu về hiện tượng như thế nào?
Nhóm 2: Phần thân bài có những ý chính nào? Tại sao?
Nhóm 3: Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân có ý nghĩa gì, tiêu biểu cho phẩm chất nào của thanh niên ngày nay?
Nhóm 4: Em hãy đánh giá chung về những hiện tượng tương tự như hiện tượng Nguyễn Hữu Ân? - Những hiện tượng nào cần phê phán Đại diện nhóm trình bày: * Nhóm 1 a. Mở bài: - Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân - Trích dẫn đề văn, nêu vấn đề “chia chiếc bánh mì của mình cho ai?”
* Nhóm 2 b. Thân bài: - Tóm tắt hiện tượng: - Phân tích hiện tượng: - Bình luận: - Phê phán: - Kêu gọi: * Nhóm 3 Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân có ý nghĩa giáo dục rất lớn đối với thanh niên, học sinh ngày nay: + Hiện tượng này chứng tỏ thanh niên Việt Nam đã và đang phát huy truyền thống Lá lành đùm lá rách, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau của cha ông xưa. + Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân tiêu biểu cho lối sống đẹp, tình yêu thương con người của thanh niên ngày nay. + Một số tấm gương tương tự. * Nhóm 4 + Đánh giá chung về hiện tượng: Đa số thanh niên Việt Nam có ý thức tốt với việc làm của mình, có hành vi ứng xử đúng đắn, có tấm lòng nhân đạo, bao dung. Không chỉ vì một số ít thanh niên có thái độ và việc làm không hợp lí mà đánh giá sai toàn bộ thanh niên. + Phê phán: Một vài hiện tượng tiêu cực “lãng phí chiếc bánh thời gian” vào những việc vô bổ, không làm được gì cho bản thân, gia đình, bạn bè, những người cần được quan tâm, chia sẻ. + Kêu gọi: Thanh niên, học sinh ngày nay hãy noi gương Nguyễn Hữu Ân để thời gian của mình không trôi đi vô ích. |
I. Cách làm một bài nghị luận về một hiện tượng đạo lí: 1. Tìm hiểu đề:
- Đề bài yêu cầu : - Luận điểm:
- Dẫn chứng:
- Thao tác nghị luận: phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ. 2. Lập dàn ý: a. Mở bài:
b. Thân bài: - Tóm tắt hiện tượng: Nguyễn Hữu Ân đã dành hết thời gian của mình cho những người ung thư giai đoạn cuối. - Phân tích hiện tượng: Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân có ý nghĩa giáo dục rất lớn đối với thanh niên, học sinh ngày nay:
- Bình luận: + Đánh giá chung về hiện tượng: + Phê phán: + Kêu gọi: Thanh niên, học sinh ngày nay hãy noi gương Nguyễn Hữu Ân để thời gian của mình không trôi đi vô ích. c. Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ riêng của người viết đối với hiên tượng. |
* Thao tác 1 : Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 2 và ghi nhớ nội dung bài học qua phần Ghi nhớ trong SGK. GV nhấn mạnh 2 nội dung cơ bản. - Nghị luận đời sống là gì? - Cần đạt được những yêu cầu nào khi làm bài một bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống? HS trả lời cá nhân: - Nghị luận đời sống: là bàn về một hiện tượng có ý nghĩa trong xã hội. - Bài nghị luận cần: + Nêu rõ hiện tượng + Phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại + Chỉ ra nguyên nhân + Bày tỏ ý kiến, thái độ của người viết - Ngoài việc vận dung các thao tác lập luận như phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận…, cần: diễn đạt sáng sủa, ngắn gọn, giản dị, nhất là phần nêu cảm nghĩ của riêng mình. |
3. Cách làm bài nghị luận về hiện tượng đời sống: - Nghị luận đời sống: - Bài nghị luận cần: - Ngoài việc vận dung các thao tác lập luận như phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận…, cần: diễn đạt sáng sủa, ngắn gọn, giản dị, nhất là phần nêu cảm nghĩ của riêng mình. |
* Thao tác 1 : Luyện tập: GV hướng dẫn, gợi ý cho HS giải bài tập. - - Lãnh tụ NAQ bàn về hiện tương gì trong đời sống?
- - Tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào? Nêu d.chứng và pt tác dụng của chúng? - - Nghệ thuật diễn đạt của văn bản?
- - Rút ra bài học gì cho bản thân?
Yêu cầu HS đọc lại văn bản trích của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và vận dụng các tri thức đã học để giải quyết các yêu cầu của bài tập
HS trả lời. a. Trong văn bản trên, bàn về hiện tượng nhiều thanh niên, sinh viên Việt Nam du học nước ngoài dành quá nhiều thời gian cho việc chơi bời, giải trí mà chưa chăm chỉ học tập, rèn luyện để khi trở về góp phần xây dựng đất nước. Hiện tượng ấy diễn ra vào những năm đầu của thế kỉ XX. b. Tác giả đã sử dụng các thao tác lập luận: + Phân tích: Thanh niên du học mãi chơi bời, thanh niên trong nước “không làm gì cả”, họ sống “già cỗi”, thiếu tổ chức, rất nguy hại cho tương lai đất nước... + So sánh: nêu hiện tượng thanh niên, sinh viên Trung Hoa du học chăm chỉ, cần cù. + Bác bỏ: “Thế thì thanh niên của ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: Họ không làm gì cả”. c. Nghệ thuật diễn đạt của văn bản: - Dùng từ, nêu dẫn chứng xác đáng, cụ thể, - Kết hợp nhuần nhuyễn các kiểu câu trần thuật, câu hỏi, câu cảm thán. HS làm ở nhà. - Thực trạng của vấn đề nghiện Ka-ra-ô-kê: - Nguyên nhân hậu quả, tác hại Ka-ra-ô-kê: - Giải pháp để làm giảm hiện tượng nghiện Ka-ra-ô-kê: - Bài học về nhận thức, hành động: Thao tác 2:
* Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV. |
III. LUYỆN TẬP:Bài tập 1: a. Trong văn bản trên, bàn về hiện tượng :
b. Tác giả đã sử dụng các thao tác lập luận: + Phân tích: + So sánh: + Bác bỏ:
c. Nghệ thuật diễn đạt của văn bản: d. Rút ra bài học cho bản thân: Xác định lí tưởng, cách sống; mục đích, thái độ học tập đúng đắn. Bài tập 2: HS tự làm ở nhà.
|
& 3.LUYỆN TẬP
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: Đọc đọan văn sau : Thanh niên ta ai cũng biết là hiện nay có hơn hai nghìn thanh niên Trung Quốc trên đất pháp và độ hơn năm vạn ở Châu Âu và Châu Mĩ. Hầu hết những thanh niên ấy đều đã tốt nghiệp Hán văn và tất cả đang là sinh viên-công nhân. Còn chúng ta, thì chúng ta có những sinh viên được học bổng và những sinh viên thưởng, nhờ ơn Nhà nước hay tiền của cha mẹ (hại thay, hai nguồn ấy lại không bao giờ cạn cả), mà đang giành một nửa thời giờ vào việc...chơi bi-a, một nửa của nửa thì giờ còn lại để đến các chốn ăn chơi; số thì giờ còn lại, mà ít khi làm lắm, thì để váo trường đại học hoặc trường trung học. Nhưng sinh viên-công nhân Trung Quốc thì lại không có mục đích nào khác hơn là nhằm sự chấn hưng nền kinh tế nước nhà và họ theo châm ngôn : "Sinh sống bằng lao động của bản thân và vừa học hỏi vừa lao động" (Nguyễn Ái Quốc) 1. Trong đoạn văn trên, tác giả bàn luận vấn đề gì ? a. Thanh niên, sinh viên Viêt Nam du học lãng phí thời gian vào những việc vô bổ 2. Thái độ của tác giả khi bàn về hiện tượng trên như thế nào? d. Đồng tình, ủng hộ - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
|
d. Việc học tập và tu dưỡng của thanh niên Việt Nam khi đi du học ở nước ngoài
a. Xót xa, tiếc thương
|
& 4.VẬN DỤNG
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lối sống thực dụng đang làm băng hoại đạo đức của con người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
|
a. Giải thích: - Lối sống thực dụng là lối sống coi nặng giá trị vật chất, chạy đua theo những nhu cầu trước mắt, đặt lợi ích của bản thân lên trên tất cả, gần với sự ích kỉ, trục lợi. Lối sống thực dụng là một căn bệnh nguy hiểm có thể làm băng hoại đạo đức con người. - Biểu hiện của lối sống thực dụng: sống buông thả, thờ ơ, hành xử thô bạo, vi phạm pháp luật nhà nước, coi trọng tiền bạc, xem nhẹ những giá trị đạo đức, nhân cách, tâm hồn. Ví dụ: hiện tượng chọn nghề theo thị hiếu xã hội mà không theo sở thích, khả năng của bản thân; bạo lực trong học đường… b. Phân tích, chứng minh tác hại, nguyên nhân của hiện tượng: - Tác hại của lối sống thực dụng: Lối sống thực dụng sẽ làm tha hóa con người, khơi dậy những ham muốn bản năng, cơ hội, chạy theo hưởng lạc, những lợi ích trực tiếp trước mắt, xa rời những mục tiêu phấn đấu. Trong quan hệ giữa người với người, những tình cảm lành mạnh bị thay thế bằng quan hệ vụ lợi, vật chất. Trong đời sống, họ vô trách nhiệm, bàng quan, vô cảm, không đấu tranh chống cái sai và cũng không ủng hộ cái đúng, cái tốt. - Nguyên nhân của lối sống thực dụng: do ý thức của bản thân; do môi trường giáo dục còn chưa chú trọng đến đạo đức, nhân cách, kĩ năng sống; do gia đình thiếu sát sao, quan tâm; do xã hội chưa tổ chức được những hoạt động hữu ích thu hút giới trẻ,... c. Biện pháp khắc phục: -Sống phải có khát vọng, lí tưởng, có hoài bão, mục đích sống, động lực để phấn đấu. Nhất là tuổi trẻ phải biết biến ước mơ thành hành động cụ thể, năng động, dám nghĩ, dám làm, không uổng phí thời gian, loại bỏ lối sống ích kỉ, vượt qua cám dỗ đời thường. - Gia đình, nhà trường và xã hội cần quan tâm hơn tới giáo dục, tạo động lực phấn đấu và thu hút, trọng dụng giới trẻ vào những việc làm có ích. |
- TÌM TÒI, MỞ RỘNG.
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: 1. Viết một bài văn ngắn giới thiệu một tấm gương học giỏi- sống tốt ở trường em. 2. Làm một video clip ngắn ( khoảng 10 phút) về đề tài Tuổi trẻ học đường với an toàn giao thông
-HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
|
1. Xác định đây là bài nghị luận về một hiện tượng đời sống tốt. Dựa vào cấu trúc để làm bài. Chú ý tìm tấm gương có thực trong lớp, trường đang học. 2. Chú ý phải có lời bình đúng chủ đề về ATGT dành cho tuổi trẻ. |
4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút)
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ ( 5 PHÚT) - Hãy nêu vắn tắt cách tìm hiểu đề và lập dàn ý đối với bài văn bàn về một hiện tượng đời sống? - HS cần nắm lại: Cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. |
- Chuẩn bị bài: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC |