Giáo án PTNL bài Phát biểu theo chủ đề

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Phát biểu theo chủ đề. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tiết 27 / Tuần 09

PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ

Ngày soạn:

Ngày dạy:

 

  1. Mức độ cần đạt
  2. Kiến thức :

a/ Nhận biết: Biết chuẩn bị đề cương để diễn thuyết một vấn đề trước tập thể ; biết phát biểu một vấn đề theo chủ đề .

b/ Thông hiểu:Hiểu ý kiến của những người tham gia, biết điều chỉnh, bổ sung ý kiến của mình, biết cách biểu thị sự tán đồng hay tranh luận, bác bỏ một cách co` văn hoá

c/Vận dụng thấp:Vận dụng được những hiểu biết xã hội và những kĩ năng đã được rèn luyện trong hệ thống các bài nghị luận xã hội đã học để chủ động trình bày ý kiến về một vấn đề mang tính thời sự liên quan thiết thực đến đời sống của cộng đồng

d/Vận dụng cao:Vận dụng, tích hợp bài học đặc điểm ngôn ngữ nói, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; ngôn ngữ cá nhân để trình bày , phát biểu

  1. Kĩ năng :

a/ Biết làm: đề cương và phát biểu miệng theo chủ đề trước tập thể

b/ Thông thạo: các bước chuẩn bị và thực hiện phát biểu miệng theo chủ đề trước tập thể

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: phát biểu theo chủ đề, thể hiện được văn hoá khi phát biểu

b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày trước tập thể về chủ đề cho trước.

c/Hình thành nhân cách: có ý thức gắn bó với tập thể, thể hiện quan điểm, lập trường vững vàng.

  1. Nội dung trọng tâm
  2. Kiến thức

- Hiểu được yêu cầu, cách thức phát biểu theo chủ đề.

- Khái quát về phát biểu theo chủ đề.

           - Những yêu cầu của phát biểu theo chủ đề.

  1. Kĩ năng

-Trình bày được ý kiến của mình trước tập thể phù hợp với chủ đề thảo luận và tình huống giao tiếp.

-Phản xạ nhanh, linh hoạt trước các tình huống giao tiếp ; biết tìm nội dung và cách phát biểu thích hợp, có khả năng đem lại cho người nghe những điều đúng đắn, mới mẻ và bổ ích.

  1. Thái độ

-Học sinh biết vận dụng vào việc trình bày các bài tập miệng, thảo luận, tranh luận về những vấn đề trong quá trình học tập và trong cuộc sống.

  1. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

-Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản

-Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập

-Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong quá trình phát biểu

-Năng lực sử dụng ngôn ngữ, trình bày suy nghĩ của cá nhân về  vấn đề cần phát biểu

III. Chuẩn bị

1/Thầy

-Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

-Những tình huống được đưa ra để HS phát biểu…

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2/Trò

-Đọc trước các ngữ liệu trong SGK

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

-Đồ dùng học tập

  1. Tổ chức dạy và học.
  2. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

  1. Kiểm tra bài cũ: Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người trong 8 câu thơ đầu đoạn trích Việt bắc của Tố Hữu được thể hiện như thế nào?
  2. Tổ chức dạy và học bài mới:

 

& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

 

Hoạt động của Thầy và trò

-   GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về bài học bằng câu hỏi sau:

Anh/ chị hãy phát biểu ý kiến của mình sau khi đọc văn bản sau:

 Người nghiện Pokemon Go hay bất kỳ game online nào lâu ngày sẽ làm đầu óc hỏng dần, giống như ổ cứng máy vi tính đã lưu hết dữ liệu thì không còn khả năng lưu thêm để tiếp tục làm việc. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, người nghiện game còn dễ trở thành gánh nặng cho xã hội nếu sa đà vào các trò chơi mà không chịu làm việc, kéo theo đó là nảy sinh các tệ nạn xã hội. Trò chơi không phải là xấu, mà trách nhiệm đầu tiên là người chơi phải biết có chừng mực, tỉnh táo, đừng để trò chơi đó làm ảnh hướng đến sức khỏe của bản thân.

        ( Ý kiến của Bác sĩ Thái Duy Thành (Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội)(http://laodongthudo.vn/pokemon-go-tro-choi-ao-tac-hai-that-11-8-2016)

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: phát biểu theo chủ đề hậu quả của nghiện trò chơi Pokemon Go

Sau khi học sinh phát biểu miệng, giáo viên giới thiệu vào bài: Trong cuộc sống, chúng ta thường phát biểu theo chủ đề cho trước hoặc phát biểu theo kiểu ngẫu hứng nhằm thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm, quan điểm của cá nhân trước những vấn đề mang tính xã hội, văn học…Để cho việc phát biểu đạt kết quả tốt đẹp, hôm nay chúng ta chuyển sang tìm hiểu chủ đề về PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ

 

 

 & 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

Họat động 1: Các bước chuẩn bị phát biểu(15 phút).

* Thao tác 1 :

 GV hướng dẫn HS các bước chuẩn bị phát biểu.

Đọc kỹ chủ đề cần phát biểu và thực hiện các yêu cầu của GV.

HS đưa ra những nội dung cần phát biểu theo chủ đề ở SGK:

- Những nguyên nhân của TNGT.

- TNGT và những hậu quả nghiêm trọng của nó.

- Những giải pháp góp phần giảm thiểu TNGT…

Cho HS đọc lại chủ đề phát biểu trong SGK và hướng dẫn học sinh thực hiện các bước:

- Em hãy xác định chủ đề phát biểu, các nội dung cần phát biểu theo chủ đề đó?

 

- Theo em, nên tập trung nội dung nào nhiều hơn? Vì sao?

- Dự kiến đề cương gồm mấy phần?

 

- Hãy lập đề cương với nội dung: “Khắc phục tình trạng đi ẩu, nguyên nhân chủ yếu của TNGT” ?

 

HS lập đề cương theo hướng dẫn, gợi ý của GV.

HS Tái hiện kiến thức và trình bày.

*  Chủ đề phát biểu: 

-  Những hậu quả nghiêm trọng của tai nạn giao thông đối với cs con người

- Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông

-  Những giải pháp góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:

+ Tuyên truyền ý thức tự giác chấp hành luật giao thông cho mọi người.

+ Phối kết hợp các cấp chính quyền trong việc xử lí những người cố tình vi phạm luật giao thông

+ Tăng cường công tác gd về luật ATGT trong nhà trường.

* Nên phát biểu tập trung vào nội dung thứ ba vì đó là trọng tâm của chủ đề được mọi người chú ý và bộc lộ những suy nghĩ riêng của người phát biểu.

* Chuẩn bị nội dung:

- Đọc kỹ chủ đề của cuộc hội thảo.

- Xác định những nội dung cụ thể của chủ đề.

 - Chọn nội dung tiêu biểu để phát biểu.

Học sinh trả lời: Đề cương gồm 3 phần.

-HS lập đề cương theo hướng dẫn, gợi ý của GV.

 

- Phần mở đầu: Giới thiệu tình trạng gia tăng TNGT hiện nay và hậu quả nghiêm trọng của nó.Trong đó đi ẩu là một trong những nguyên nhân gây TNGT.

- Nội dung:

+ Thế nào là đi ẩu.

+ Những biểu hiện của đi ẩu.

+ Những TNGT do đi ẩu.

+ Các biện pháp chống hành vi đi ẩu.

- Kết luận:

+ Đi ẩu là nguyên nhân gây ra nhiều vụ TNGT.

+ Kêu gọi mọi người hãy chấp hành đúng luật GT, chấm dứt hành vi phóng nhanh vượt ẩu nhằm bảo đảm ATGT.

- Giáo viên giảng thêm:

+ Đề cương chỉ là hệ thống ý, không viết thành văn, sắp xếp thật lôgích.

+ Nội dung phát biểu phải đúng trọng tâm, không lặp lại ý của người khác.

+ Thái độ, cử chỉ đúng mực, lịch sự; giọng nói phải phù hợp với nội dung và cảm xúc.

 

 

- Ngoài việc chuẩn bị đề cương, còn phải làm gì để có thể phát biểu theo chủ đề một cách chủ động và hiệu quả?

 

* HS trả lời cá nhân

- Xác định đúng nội dung cần phát biểu:

+ Chủ đề của buổi hội thảo.

+ Những nd chính của chủ đề

+ Lựa chọn nd cần phát biểu

- Dự kiến đề cương phát biểu:

+ Mở đầu: Giới thiệu chủ đề phát biểu

+ Nội dung phát biểu: Xác định nd sẽ phát biểu theo trình tự hợp lí.

+ Kết thúc: Kquát lại nd đã phát biểu và nhấn mạnh nd chính.

I. Các bước chuẩn bị phát biểu

1. Xác định nội dung cần phát biểu.

*  Chủ đề phát biểu: 

-  Những hậu quả nghiêm trọng của tai nạn giao thông đối với cs con người

- Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông

-  Những giải pháp góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:

* Nên phát biểu tập trung vào nội dung thứ ba vì đó là trọng tâm của chủ đề được mọi người chú ý và bộc lộ những suy nghĩ riêng của người phát biểu.

* Chuẩn bị nội dung:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Dự kiến đề cương phát biểu.

*Chọn nội dung phát biểu phù hợp.

* Lập đề cương theo nội dung đã chọn: “Khắc phục tình trạng đi ẩu, nguyên nhân chủ yếu của TNGT”

*  Bố cục đề cương:

   -  Mở bài: Giới thiệu khái quát nội dung.

   -  Thân bài: Trình bày hệ thống ý trong nội dung.

   -  Kết bài: Lời kết thúc và cảm ơn.

Ngoài ra người phát biểu còn phải:

- Tìm hiểu thêm về đối tượng tham gia hội thảo.

- Lắng nghe và học tập phong cách của những người đã phát biểu trước đó.

- Dự kiến giọng điệu, cử chỉ khi phát biểu.

- Hình dung trước một số tình huống để chủ động giải quyết.

3. Các bước chuẩn bị phát biểu

- Xác định đúng nội dung cần phát biểu:

- Dự kiến đề cương phát biểu:

 

* Thao tác 1 :

Cho HS trình bày bài phát biểu trước lớp.

Cho cả lớp nhận xét, bổ sung và rút ra cách phát biểu theo chủ đề. (Phần ghi nhớ trong SGK)

* HS trả lời cá nhân

- Giới thiệu khái quát nội dung sẽ phát biểu,

- Trình bày nội dung theo đề cương đã dự kiến.

- Kết thúc và nói lời cảm ơn.

* Cách phát biểu theo chủ đề:

- Lựa chọn nội dung phát biểu phù hợp với chủ đề.

-  Dự kiến nội dung chi tiết và sắp xếp thành đề cương.

-  Có thái độ, cử chỉ, giọng nói: đúng mực, lịch sự, phù hợp với nội dung và cảm xúc.

II.  Phát biểu ý kiến.

- Giới thiệu khái quát nội dung sẽ phát biểu,

- Trình bày nội dung theo đề cương đã dự kiến.

- Kết thúc và nói lời cảm ơn.

* Cách phát biểu theo chủ đề:

 

* Thao tác 1 :

Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:

Nhóm 1,3: Bài tập 1:

Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, góp ý.

 

* Nhóm 1,3

HS xác định trong 4 ý kiến theo chủ đề, những ý kiến nào chưa phù hợp và nêu ý kiến phản bác.

Nếu tán đồng với ý kiến nào thì hãy phân tích sâu sắc ý kiến đó đồng thời trình bày quan niệm riêng của mình về hạnh phúc.

 

Dựa vào gợi ý trong sgk và hướng dẫn của GV, HS  chọn nội dung cần trình bày và lập đề cương phát biểu.

Nhóm 2,4: Bài tập 2:

 

 GV hướng dẫn HS lập đề cương và trình bày ý kiến trước lớp.

Nhóm 2,4:

- Vào đại học là ước mơ, là nguyện vọng chính đáng của HS, thanh niên.

-  Tuy nhiên không phải vào đại học là cách lập thân duy nhất. Sau khi tốt nghiệp THPT, HS có thể không theo học đại học mà có thể theo học ở các trường dạy nghề, tuỳ theo năng lực, sở trường của mình.

- Điều đáng nói là trong xã hội ngày nay, mọi người sẽ luôn luôn được học tập suốt đời.Vì vậy học sinh, thanh niên sẽ có nhiều cơ hội tiếp tục học tập để nâng cao trình độ, nếu các em có ý chí, nghị lực, biết vươn lên trong cuộc sống..* Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV.

Thao tác 2:

Hướng dẫn HS tổng kết bài học

 

III. Luyện tập

Bài tập 1:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài tập 2:

Dựa vào gợi ý trong sgk và hướng dẫn của GV, HS  chọn nội dung cần trình bày và lập đề cương phát biểu.

 

 

& 3.LUYỆN TẬP

 

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

Câu hỏi 1: Để chuẩn bị cho bài phát biểu theo chủ đề, cần chú ý điểm nào sau đây?
a. Lựa chọn nội dung phát biểu phù hợp với chủ đề chung
b. Cần phải dự kiến được nội dung chi tiết bài phát biểu
c. Nội dung bài phát biểu phải sắp xếp thành đề cương
d. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu hỏi 2: Dòng nào chưa chính xác khi nói về những điều cần chú ý trong khi tiến hành bài phát biểu theo chủ đề?
a. Cần có thái độ lịch sự .
b. Cần có cử chỉ đúng mực
c. Cần chú ý tới nội dung bài phát biểu là có thể thành công
d. Điều khiển giọng nói phù hợp với nội dung và cảm xúc

Câu hỏi 3: Theo em nên chọn dàn ý nào sau đây để phát biểu trong buổi thảo luận về chủ đề :"Tuổi trẻ phải sống đẹp"
a. Dàn ý I :   

    -Sống như thế nào là sống đẹp

    -Vì sao tuổi trẻ phải biết sống đẹp

    -Tuổi trẻ hôm nay nên sống đẹp như thế nào

b. Dàn ý II:   

    -Vì sao tuổi trẻ phải biết sống đẹp

    -Sống như thế nào là sống đẹp

    -Tuổi trẻ hôm nay nên sống đẹp như thế nào
c. Dàn ý III:   

    -Tuổi trẻ hôm nay nên sống đẹp như thế nào    

    -Vì sao tuổi trẻ phải biết sống đẹp

    -Sống như thế nào là sống đẹp       
d. Dàn ý IV:

    -Nêu những quan niệm sống không đẹp

    -Vì sao tuổi trẻ phải biết sống đẹp

    -Tuổi trẻ hôm nay nên sống đẹp như thế nào   

Câu hỏi 4: Trong buổi thảo luận theo chủ đề : Nói không với tiêu cực trong học tập và thi cử, một số học sinh đã phát biểu theo những hệ thống ý khác nhau. Theo em, hệ thống ý nào là phù hợp, logic nhất?
a.Hệ thống ý I :

    - Những hiện tượng tiêu cực nào đang tác động đến người học sinh?

    -Hậu quả của những hành vi ấy

    - Chống lại sự tiêu cực trong học tập và thi cử cần phải làm gì ?
b. Hệ thống ý II :

    - Hậu quả của những hành vi tiêu cực trong học tập và thi cử ?

    -Những hiện tượng tiêu cực nào đang tác động đến người học sinh?

    - Chống lại sự tiêu cực trong học tập và thi cử cần phải làm gì ?
c. Hệ thống ý III:

    - Những hiện tượng tiêu cực nào đang tác động đến người học sinh?

    -Chống lại sự tiêu cực trong học tập và thi cử cần phải làm gì ?

    - Hậu quả của những hành vi tiêu cực trong học tập và thi cử ?
d. Hệ thống ý IV:

    - Những hiện tượng tiêu cực nào đang tác động đến người học sinh?

    - Nguồn gốc của những hành vi ấy?

    - Hậu quả của những hành vi tiêu cực trong học tập và thi cử ?

 

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

 

 

 

 

 

 

d. Cả 3 ý trên đều đúng

 

 

 

 

c. Cần chú ý tới nội dung bài phát biểu là có thể thành công

b. Dàn ý II:   

    -Vì sao tuổi trẻ phải biết sống đẹp

    -Sống như thế nào là sống đẹp

    -Tuổi trẻ hôm nay nên sống đẹp như thế nào

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a. Hệ thống ý I :

    - Những hiện tượng tiêu cực nào đang tác động đến người học sinh?

    -Hậu quả của những hành vi ấy

    - Chống lại sự tiêu cực trong học tập và thi cử cần phải làm gì ?

 

 

 

 & 4.VẬN DỤNG

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

Dự kiến đề cương và phát biểu theo chủ đề sau:

Sức hấp dẫn của bản Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh).

 

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

Sức hấp dẫn của Tuyên ngôn Độc lập thể hiện ở hai phương diện: ý nghĩa lịch sử và giá trị văn học. HS tham khảo một số ý cụ thể sau đây để triển khai bài viết:

I/Mở bài

-Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời của Tuyên ngôn Độc lập.

-Nêu vấn đề: Tuyên ngôn Độc lập có sức hấp dẫn đặc biệt bởi ý nghĩa lịch sử và giá trị văn học của nó.

II/Thân bài

1.Về ý nghĩa lịch sử của Tuyên ngôn Độc lập:

+ Là một văn kiện lịch sử quan trọng, Tuyên ngôn Độc lập đã tổng kết một thời kì đau thương nhưng vô cùng anh dũng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập, tự do của nước Việt Nam mới.

+ Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định được vị thế của dân tộc Việt Nam - một dân tộc nhỏ bé nhưng có lòng yêu nước, ý chí tự cường và tinh thần chiến đấu ngoan cường trước toàn thế giới.

+ Tuyên ngôn Độc lập là niềm tự hào, khích lệ đối với toàn thể nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ và các thế hệ mai sau về quyền tự do, độc lập và tinh thần sẵn sàng chiến đấu, hi sinh để bảo vệ quyền tự do, độc lập ấy.

2.Về giá trị văn học: Tuyên ngôn Độc lập là áng văn nghị luận bất hủ với lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, ngôn ngữ hùng hồn.

+ Mở đầu bản tuyên ngôn, Chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn những "lời bất hủ" trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791, tạo căn cứ pháp lí vững chắc về quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.

+ Để đập tan những luận điệu của thực dân Pháp về việc Việt Nam là thuộc địa và Pháp có quyền quay trở lại Việt Nam, bản tuyên ngôn đã đưa ra những lí lẽ đanh thép, những bằng chứng không thể chối cãi để tố cáo tội ác xâm lược của thực dân Pháp,

khẳng định bản chất phản động, đi ngược lại với chủ trương chống phát xít của thực dân Pháp ở Đông Dương, đồng thời khẳng định vai trò của Việt Minh trong cuộc chiến đấu chống phát xít Nhật.

+ Bản tuyên ngôn vang lên với giọng điệu hào sảng, tràn đầy niềm tin, thể hiện ý chí, quyết tâm bảo vệ quyền độc lập, tự do của cả một dân tộc.

III/Kết bài

-Khẳng định tác động lớn lao của bản Tuyên nạôn Độc lập đối với lịch sử Việt Nam thế kỉ XX và vị trí của tác phẩm trong di sản văn học dân tộc.

-Nêu những ấn tượng sâu sắc của bản thân về tác phẩm.

 

 

 

  1. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.

 

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

1. Làm đề cương và phát biểu theo củ đề về 1 hiện tượng đời sống mà anh/chị quan tâm.

2. Làm đề cương và phát biểu theo củ đề về 1 nhà thơ mà anh chị ngưỡng mộ.

-HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

Học sinh vận dụng lí thuyết đã học để lập 02 đề cương

 

4. Hướng dẫn về nhà  ( 1 phút)

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ ( 5 PHÚT)

1. Dặn dò:  Muốn có một bài phát biểu theo chủ đề đạt hiệu quả và thuyết phục người phát biểu cần chuẩn bị kĩ từ khâu lựa chọn nội dung, dự kiến đề cương chi tiết đến cử chỉ, thái độ, phong cách trình bày phù hợp với chủ đề.

2.Hướng dẫn tự học: Hoàn thiện bài tập 1 theo hướng dẫn :

- Nêu ý kiến phản bác các quan niệm sai lầm về hạnh phúc:

- Tán đồng một ý kiến và phân tích sâu sắc phần ý kiến đó.

- Phát biểu quan niệm riêng của mình về hạnh phúc.

- Chuẩn bị bài: Đất nước (Trích Mặt đường khát vọng).Đọc thêm: - Đất nước.

 

 

 

 

 

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 12, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 12 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 12.

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.