Giáo án PTNL bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Giáo án PTNL bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tiết 3/ Tuần 01

 

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ

Ngày soạn:

Ngày dạy:

  1. Mức độ cần đạt
  2. Kiến thức :

1/ Nhận biết: Nắm được khái niệm kiểu bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý;

b/ Thông hiểu:Xác định đúng vấn đề cần nghị luận trong văn bản nghị luận về một tư tưởng, đạo lý (luận đề)

c/Vận dụng thấp:Xây dựng được dàn ý cho bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý;

d/Vận dụng cao:Viết được bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý có bố cục mạch lạc, logic.

  1. Kĩ năng :

a/ Biết làm: nghị luận về một tư tưởng, đạo lý

b/ Thông thạo: cấu trúc bài nghị luận xã hội

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: phân tích đề, lập dàn ý

b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày một vấn đề về tư tưởng , đạo lí

c/Hình thành nhân cách: nhận thức và hành động đúng đắn

  1. Nội dung trọng tâm
  2. Kiến thức

- Nội dung, yêu cầu của bài văn NL về một tư tưởng, đạo lí.

- Các thức triển khai bài văn NL về một tư tưởng, đạo lí.

  1. Kĩ năng

- Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn NL về một tư tưởng, đạo lí.

- Nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối với một tư tưởng, đạo lí.

- Biết huy động các kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài văn NL về một tư tưởng, đạo lí.

  1. Thái độ

Từ nhận thức về những vấn đề tư tưởng đạo lí, có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm.

  1. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực viết văn bản nghị luận xã hội ;

- Năng lực đọc – hiểu một văn bản nghị luận về một tư tưởng, đạo lý;hiện tượng đời sống

- Các năng lực chung như: thu thập kiến thức xã hội có liên quan; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực sử dụng, giao tiếp bằng tiếng Việt;

           - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

III. Chuẩn bị

  • 1/Chuẩn bị của giáo viên
  • -Giáo án
  • -Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • -Những câu danh ngôn, những câu châm ngôn quen thuộc; những mẫu tin trên báo chí mang tính thời sự
  • -Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
  • -Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
  • 2/Chuẩn bị của học sinh
  • -Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
  • -Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
  • -Đồ dùng học tập
  1. Tổ chức dạy và học.
  2. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

  1. Kiểm tra bài cũ:

Trình bày những đặc điểm của VHVN từ 1945- hết thế kỉ XX, qua đó nhận xét về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực đời sống?

  1. Tổ chức dạy và học bài mới:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

 

Hoạt động của Thầy và trò

-   GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài học bằng câu hỏi trắc nghiệm sau:

1/ Đề văn nào dưới đây không thuộc loại nghị luận về một tư tưởng đạo lí?

a.      Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về câu nói: Cái nết đánh chết cái đẹp

b.      Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về câu khẩu hiệu : Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.

 c. Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về câu nói : Làm người thì không nên có cái tôi...nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi.

 d. Qua bài thơ Vội vàng, anh(chị) có suy nghĩ như thế nào về quan niệm sống của nhà thơ Xuân Diệu?

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Gợi ý trả lời: c

- GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Văn nghị luận nói chung, nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nói riêng là kiểu bài chúng ta thường gặp trong đời sống hằng ngày, trên báo chí và các phương tiên truyền thông đại chúng khác. Hơn nữa, ở bậc THCS, chúng ta cũng đã nghiên cứu khá kĩ kiểu bài này; vậy bây giờ em nào có thể nhắc lại những nội dung cơ bản đã học ở lớp 9?

 

 & 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

Họat động 1: TÌM HIỂU CHUNG (15 phút). * Thao tác 1 :

Hoạt động 1 :

-Hướng dẫn HS luyện tập để biết cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

 

- GV dựa vào đề bài trong SGK và những câu hỏi gợi ý, hướng dẫn HS thảo luận hình thành lí thuyết.

 

-GV gọi đại diện các nhóm trình bày, ghi bảng tổng hợp, nhận xét...

 

 

 

 

 

 

 

HS làm việc theo nhóm 4 : Đọc kĩ đề bài và câu hỏi, trao đổi thảo luận, ghi kết quả vào phiếu học tập (ý khái quát, ngắn gọn) và đại diện nhóm trình bày (3-5 phút)

 

 

 

 

 

-Cần tập trung thảo luận và nêu được thế nào là “sống đẹp”(Gợi ý: Sống đẹp là sống có lí tưởng mục đích, có tình cảm nhân hậu, lành mạnh, có trí tuệ sáng suốt, hiểu biết rộng, có hành động tích cực=> có ích cho cộng đồng xã hội...); ngược lại là lối sống: ích kỉ, nhỏ nhen, hẹp hòi, vô trách nhiệm, thiếu ý chí nghị lực.

GV bổ sung:

- Như vậy, bài làm có thể hình thành 4 nội dung để trả lời câu hỏi cả Tố Hữu: lí tưởng đúng đắn; tâm hồn lành mạnh; trí tuệ sáng suốt; hành động tích cực.

- Với đề văn này, có thể sử dụng các thao tác lập luận như: giải thích (sống đẹp); phân tích (các khía cạnh biểu hiện của sống đẹp); chứng minh, bình luận (nêu những tấm gương người tốt, bàn cách thức rèn luyện để sống đẹp,; phê phán lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm, thiếu ý chí, nghị lực,…).

 

HS dựa vào phần tìm hiểu đề để lập dàn ý:

A. Mở bài:

- Giới thiệu về cách sống của thanh niên hiện nay.

- Dẫn câu thơ của Tố Hữu.

B. Thân bài:

- Giải thích thế nào là sống đẹp?

- Các biểu hiện của sống đẹp:

+ lí tưởng (mục đích sống) đúng đắn, cao đẹp.

+ tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu.

+ trí tuệ (kiến thức) mỗi ngày thêm mở rộng, sáng suốt.

+ hành động tích cực, lương thiện…

Với thanh niên, HS, muốn trở thành người sống đẹp, cần thường xuyên học tập và rèn luyện để từng bước hoàn thiện nhân cách.

C. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của sống đẹp.

I. Đề tài nghị luận về tư tưởng, đạo lí: vô cùng phong phú, bao gồm các vấn đề:

- Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống).

- Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hoà nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi,…).

- Về các quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em,…); về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thây trò, tình bạn,…).

- Về cách ứng xử, những hành động của mỗi người trong cuộc sống,…

II. Tìm hiểu đề và lập dàn ý:

Đề bài: Em hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: Ôi, Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn ?

a. Tìm hiểu đề:

- Câu thơ viết dưới dạng câu hỏi, nêu lên vấn đề “sống đẹp” trong đời sống của mỗi người muốn xứng đáng là “con người” cần nhận thức đúng và rèn luyện tích cực.

- Để sống đẹp, mỗi người cần xác định: lí tưởng (mục đích sống) đúng đắn, cao đẹp; tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu; trí tuệ (kiến thức) mỗi ngày thêm mở rộng, sáng suốt; hành động tích cực, lương thiện…Với thanh niên, HS, muốn trở thành người sống đẹp, cần thường xuyên học tập và rèn luyện để từng bước hoàn thiện nhân cách.

- Dẫn chứng chủ yếu dùng tư liệu thực tế, có thể lấy dẫn chứng trong thơ văn nhưng không cần nhiều.

 

 

b. Lập dàn ý:

 

* Thao tác 1 :

- Hướng dẫn HS sơ kết, nêu hiểu biết về cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

 

 

 

 

 

- Hướng dẫn HS củng cố kiến thức qua phần ghi nhớ trong SGK.

-HS nêu phương pháp làm bài qua phần luyện tập .

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nắm kĩ lí thuyết trong phần Ghi nhớ SGK (Học thuộc)

 

 

 

II. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:

 Ghi nhớ: (SGK).

1. Mở bài: Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận, trích dẫn (nếu đề đưa ý kiến, nhận định).

2. Thân bài:

a. Giải thích, nêu nội dung vấn đề cần bàn luận. Trong trường hợp cần thiết, người viết chú ý giải thích các khái niệm, các vế và rút ra ý khái quát của vấn đề.

* Lưu ý: Cần giới thiệu vấn đề một cách ngắn gọn, rõ ràng, tránh trình bày chung chung. Khâu này rất quan trọng, có ý nghĩa định hướng cho toàn bài.

b. Phân tích vấn đề trên nhiều khía cạnh, chỉ ra biểu hiện cụ thể.

c. Chứng minh: Dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề.

d. Bàn bạc vấn đề trên các phương diện, khía cạnh: đúng- sai, tốt- xấu, tích cực- tiêu cực, đóng góp- hạn chế,…

* Lưu ý: Sự bàn bạc cần khách quan, toàn diện, khoa học, cụ thể, chân thực, sáng tạo của người viết.

e. Khẳng định ý nghĩa của vấn đề trong lí luận và thực tiễn đời sống.

3. Kết bài: Liên hệ, rút ra bài học nhận thức và hoạt động về tư tưởng đạo lí (trong gia đình, nhà trường, ngoài xã hội)

* Thao tác 1 :

Hướng dẫn HS luyện tập củng cố kiến thức

-Yêu cầu HS đọc kĩ 2 bài tập trong SGK và thực hành theo các câu hỏi.

 

Bài 2: GV có thể đặt ra một số yêu cầu cụ thể cho HS:

a.Lập dàn ý

b.Viết thành bài văn nghị luận hoàn chỉnh

-GV cho HS chia nhóm thảo luận dàn ý sau đó định hướng trở lại để HS viết thành bài văn hoàn chỉnh

-        GV kiểm tra, nhận xét, cho điểm một số bài làm của HS

 

HS:

Bài tập 1:

HS làm việc cá  nhân và trình bày ngắn gọn, lớp theo dõi, nhận xét bổ sung

+ Vấn đề mà Nê- ru bàn luận là phẩm chất văn hoá trong nhân cách của mỗi con người.

  + Có thể đặt tiêu đề cho văn bản là: “Thế nào là con người có văn hoá?” Hay “ Một trí tuệ có văn hoá”

  + Tác giả đã sử dụng các thao tác lập luận: Giải thích (đoạn 1), phân tích (đoạn 2) , bình luận (đoạn 3)

  + Cách diễn đạt rất sinh động: ( GT: đưa ra câu hỏi và tự trả lời. PT: trực tiếp đối thoại với người đọc tạo sự gần gũi thân mật. BL: viện dẫn đoạn thơ của một nhà thơ HI lạp vừa tóm lược các luận điểm vừa tạo ấn tượng nhẹ nhàng, dễ nhớ, hấp dẫn

 

Bài tập 2: Hs về nhà làm dựa  theo gợi  ý  SGK ( Lập dàn ý hoặc viết bài)

- Mở bài:

+ Vai trò lí tưởng trong đời sống con người.

+ Có thể trích dẫn nguyên văn câu nói của Lep Tônxtôi

- Thân bài:

+ Giải thích: lí tưởng là gì?

+ Phân tích vai trò, giá trị của lí tưởng: Ngọn đèn chỉ đường, dẫn lối cho con người.

 Dẫn chứng: lí tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh.

+ Bình luận: Vì sao sống cần có lí tưởng?

+ Suy nghĩ của bản thân đối với ý kiến của nhà văn. Từ đó, lựa chọn và phấn đấu cho lí tưởng sống.

- Kết bài:

+ Lí tưởng là thước đo đánh giá con người.

+ Nhắc nhở thế hệ trẻ biết sống vì lí tưởng.

Thao tác 2:

Hướng dẫn HS tổng kết bài học

II/ Luyện tập:

 1. Bài tập 1:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Bài 2/ SGK/22:

a. Dàn ý:

b. Viết văn bản:

 

& 3.LUYỆN TẬP

 

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: Xác định 3 yêu cầu khi làm đề sau: phát biểu ý kiến về vai trò của tự học đối với học sinh hiện nay.

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

a. Yêu cầu  nội dung:  Tự học với học sinh hiện nay là rất cần thiết, bài văn cần có bốn ý sau:

1. Giải thích về “học” và “tự học”.

2. Đưa các lí lẽ, dẫn chứng để khẳng định tự học đối với học sinh hiện nay là rất cần thiết.

3. Phê phán không tự học, dựa dẫm, ỷ lại,…

4. Rút ra bài học nhận thức và hành động từ việc tìm hiểu về tự học.

b. Yêu cầu về thao tác nghị luận: Thường sử dụng kết hợp các thao tác sau:

-  Thao tác trình bày luận điểm: Gồm hai thao tác diễn dịch và qui nạp (nên sử dụng diễn dịch).

-  Thao tác làm rõ luận điểm gồm: Thao tác giải thích để làm rõ nội dung ý kiến hay khái niệm ở đề bài. Thao tác phân tích để chia tách vấn đề thành nhiều khía cạnh, chỉ ra các biểu hiện cụ thể của vấn đề. Thao tác chứng minh để làm sáng tỏ vấn đề. Thao tác bình luận để khẳng định vấn đề. Thao tác bác bỏ để phê phán, phủ nhận khía cạnh sai lệch.

c.  Yêu cầu về phạm vi tư liệu (dẫn chứng):  Bài nghị luận xã hội chủ yếu lấy dẫn chứng trong thực tế đời sống.

 

 

 

 & 4.VẬN DỤNG

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến  về tác dụng của việc đọc sách.

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

LẬP DÀN Ý

I/. Mở bài:

-  Nêu ý: Có người vào thư viện đọc sách, có người mua sách. Nhận định: Đọc sách có nhiều tác dụng.

II/. Thân bài:

1/. Nêu ví dụ từ đó giải thích: “Sách” là kho tàng tri thức, kĩ năng. “Đọc sách” là hoạt động tiếp thu tri thức, kĩ năng.

2/. Nêu các ví dụ và phân tích tác dụng của đọc sách:

-  Mở mang hiểu biết…

-  Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm…

-  Có thêm nhiều kĩ năng…

-  Có tác dụng giải trí…

3/. Phê phán người không quí trọng sách, lười đọc, đọc không lựa chọn, không đúng lúc.

4/. Bài học:

-  Nhận thức tầm quan trọng của đọc sách.

-  Hành động: Đọc sách liên quan đến học tập. Còn cần đọc thêm sách khác. Biết chọn sách, đọc đúng lúc.

III/. Kết bài: Đánh giá chung tác dụng của đọc sách, mọi người cần đọc sách.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

1. Sưu tầm một số câu châm ngôn thể hiện tư tưởng, đạo lí đúng;

2. Chọn 1 trong những câu châm ngôn đó, phân tích đề và lập dàn ý chi tiết.

-HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

-Chọn đúng câu châm ngôn thể hiện tư tưởng đạo lí

- Biết phân tích đề và lập dàn ý chi tiết.

 

 

  1. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút)

 

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ ( 5 PHÚT)

        - Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí ( Tìm hiểu đề, lập dàn ý, diễn đạt, vận dụng các thao tác lập luận để khẳng định hoặc bác bỏ

      - Cần chú ý tiếp thu những quan niệm tích cực, tiến bộ và biết phê phán, bác bỏ những quan niệm sai trái, lệch lạc.

- Chuẩn bị bài: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 12, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 12 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 12.

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.